Trách nhiệm ‘làm phẳng biểu đồ tin giả’ của các công ty truyền thông xã hội
Nếu như giới chức y tế các quốc gia đang nỗ lực làm phẳng đường cong biểu đồ dịch bệnh thì theo bà Donovan, các công ty truyền thông xã hội phải “làm phẳng biểu đồ thông tin giả”.
Mới đây, chuyên gia nghiên cứu cấp cao của Mỹ kêu gọi các công ty truyền thông xã hội tăng cường nghĩa vụ xác định, triển khai và đánh giá những cách thức để hạn chế tình trạng lan truyền thông tin sai lệch nguy hiểm trong thời gian đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 hoành hành.
Biểu tượng của Facebook. Ảnh: AFP/TTXVN
Bà Joan Donovan, Giám đốc nghiên cứu của Trung tâm Shorenstein về truyền thông, chính trị và chính sách cộng đồng thuộc Trường Harvard Kennedy ở Cambridge, Massachusetts, nhận định đại dịch đã làm lộ rõ tác hại dây truyền mà thế giới phải hứng chịu, xuất phát từ sự do dự của các công ty công nghệ.
Video đang HOT
Chuyên gia này cho rằng để ngăn chặn thông tin giả mạo cần sự chọn lọc kiến thức và ưu tiên khoa học, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng dịch bệnh. Bà kêu gọi các công ty công nghệ tăng cường tính minh bạch, tinh thần trách nhiệm và ưu tiên các lợi ích xã hội, đồng thời duy trì những cam kết này kể cả khi đại dịch đã qua đi.
Nếu như giới chức y tế các quốc gia đang nỗ lực làm phẳng đường cong biểu đồ dịch bệnh thì theo bà Donovan, các công ty truyền thông xã hội phải “làm phẳng biểu đồ thông tin giả”.
Lời kêu gọi trên được đưa ra trong bối cảnh ngày càng nhiều lo ngại về tình trạng thông tin sai lệch về các thuyết âm mưu liên quan tới nguồn gốc dịch bệnh, các phương pháp tự điều trị chưa được kiểm chứng… lan truyền rộng rãi trên các mạng xã hội đã cản trở đáng kể các nỗ lực phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Tình trạng này tiếp diễn dù hồi giữa tháng 3 vừa qua, các công ty truyền thông xã hội hàng đầu thế giới như Facebook, Reddit, Twitter và YouTube đã ra tuyên bố chung thể hiện các nỗ lực nhằm ngăn chặn thông tin sai lệch về dịch COVID-19 trên các nền tảng công nghệ của họ.
Bị Twitter dán nhãn thông tin thiếu xác thực, Tổng thống Trump dọa sẽ đóng cửa các công ty truyền thông xã hội
Mới đây, Tổng thống Donald Trump đe doạ sẽ điều chỉnh hoặc đóng cửa các công ty truyền thông xã hội tại Mỹ.
Đây là một lời cảnh báo rõ ràng nhắm đến Twitter sau khi công ty này bất ngờ kiểm tra tính xác thực của các dòng tweet của ông Trump.
Chia sẻ trên Twitter, ông Trump cho biết các trang mạng xã hội đang cố gắng im lặng trước những quan điểm bảo thủ và họ cần phải đối hướng đi hoặc sẽ đối mặt với hành động thực tế. Hiện tại, chưa có bằng chứng nào cho thấy ông Trump có khả năng yêu cầu các công ty truyền thông xã hội đóng cửa.
Ông viết trên trang Twitter cá nhân: "Các thành viên đảng Cộng hoà nhận thấy các nền tảng truyền thông xã hội đã hoàn toàn im lặng trước ý kiến mang tính bảo thủ. Chúng tôi sẽ mạnh tay điều chỉnh hoặc buộc họ phải đóng cửa trước khi có điều gì đó xảy ra." Ở dòng tweet thứ hai, ông nói thêm: "Cũng giống như chúng ta không thể để quy mô lớn của việc bỏ phiếu qua thư 'ăn sâu' vào quốc gia của chúng ta."
Ông Trump không đề cập đến bất kỳ nền tảng truyền thông xã hội nào, nhưng đây rõ ràng là động thái mang tính phản hồi sau khi Twitter dán nhãn thông tin cần xác thực vào các bài đăng trên Twitter của Tổng thống - với những tuyên bố không có căn cứ về việc bỏ phiếu qua thư. Đây là lần đầu tiên Twitter đưa ra động thái như vậy với các dòng tweet của ông chủ Nhà Trắng vì gây hiểu lầm.
Việc Twitter dán nhãn xác thực thông tin diễn ra sau khi 1 người đàn ông yêu cầu công ty này xoá các dòng tweet của ông Trump với lý do không có bằng chứng. Trong khi đó, một số lời đồn đoán cho rằng người vợ cũ của anh này đã bị 1 người dẫn chương trình trên truyền hình cáp và cựu nghị sĩ đảng Cộng hoà Joe Scarborough hại. Tuy nhiên, Twitter không đưa ra bất kỳ hành động nào với các dòng tweet đó.
Theo Bloomberg, ông Trump có rất ít thẩm quyền để yêu cầu các doanh nghiệp đóng cửa. Nhưng họ sẽ phải đối mặt với một loạt quy định mới có thể được áp đặt.
Hiện tại, Quốc hội Mỹ đang trong quá trình xây dựng luật về quyền riêng tư, nhằm tạo nhiều giới hạn hơn đối với cách thức sử dụng dữ liệu và trách nhiệm của các công ty đối với người tiêu dùng về những thông tin đó. Các công ty truyền thông xã hội - Twitter, Facebook và YouTube của Google, đã phải tuân theo quy định nghiêm ngặt mới đặt ra của bang California về quyền riêng tư đối với dữ liệu.
Trong khi đó, các nhà lập pháp từ cả 2 đảng ở Washington và Bộ Tư Pháp cũng cân nhắc về các đề xuất thay đổi Mục 230 của Đạo luật Thông tin Truyền thông - được các nền tảng trực tuyến ủng hộ bởi đạo luật này có thể bảo vệ họ khỏi các vụ kiện liên quan đến nội dung được đăng tải bởi bên thứ ba. Một số ý kiến bảo thủ đã phản đối đề xuất này, bởi nó cho phép các công ty im lặng trước những bài đăng của người dùng. Những cáo buộc này gia tăng trong thời gian Tổng thống Trump lãnh đạo Nhà Trắng, khi ông và những người ủng hộ đôi khi có mâu thuẫn với các nền tảng truyền thông xã hội.
Trong khi nhiều công ty chủ yếu phủ nhận rằng họ được "thiên vị" và cho biết họ tập trung vào việc gỡ các bài đăng và người dùng có hành vi mang tính nghiêm trọng như đe dọa hoặc tuyên truyền thông tin có hại, thì quyền tự do ngôn luận của Mỹ lại có thể giúp các công ty đặt ra quy tắc cho việc làm thế nào để các nền tảng riêng của họ được kiểm soát, quan điểm vẫn được bày tỏ mà không chịu áp lực từ phía chính phủ.
Truyền thông Australia đòi Google, Facebook chi trả 400 triệu USD/năm Tháng trước, Australia đã đưa ra các kế hoạch nhằm buộc các công ty công nghệ lớn chia sẻ doanh thu từ quảng cáo trong nội dung tin tức trên các công cụ tìm kiếm. Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images) Ngày 14/5, tập đoàn truyền thông lớn thứ hai của Australia Nine Entertainment kêu gọi Google và một số "ông lớn" công...