Trách nhiệm của nhà giáo trong quản lý học sinh học thêm
Có ý kiến đề nghị quy định về việc dạy thêm, học thêm và có chế tài cụ thể để quản lý dạy thêm, học thêm; trách nhiệm của nhà giáo trong quản lý học sinh học thêm.
Ảnh có tính chất minh họa/internet
Về vấn đề này, Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) có nêu: dạy thêm, học thêm là nhu cầu của một bộ phận người dạy, người học và phụ huynh học sinh nhăm nâng chât lương hoc tâp,.
Tuy nhiên hoat đông nay cân đươc nhin nhân đung đăn, phải được quản lý chặt chẽ, không để xảy ra tiêu cực, thương mại hoá trong giáo dục, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Đây la môt nôi dung chưa đươc tổng kêt, TTUB đê nghi chưa đưa vao Luât việc quản lý dạy thêm, học thêm và chế tài cụ thể đối với hoạt động này, nên quy định tại các văn bản dưới luật.
Video đang HOT
Một số ý kiến đại biểu đề nghị xem lại quy định về việc phong giáo sư, phó giáo sư; bổ sung phong tặng danh hiệu giáo sư danh dự.
Về vấn đề này TTUB nhận thấy, ngày 31/8/2018 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư; thủ tục tục xét, hủy bỏ công nhận chức danh và miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư.
Đối với việc phong tặng danh hiệu giáo sư danh dự hiện nay được thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường đại học ban hành kèm theo Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Do vậy, xin đề nghị giữ như quy định tại Dự thảo Luật.
Một số đại biểu cho rằng Luật Giáo dục cần quy định các vấn đề chung nhất của hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó có cả GDĐH và GDNN; có ý kiến đề nghị nên bổ sung và giải thích một số khái niệm, thuật ngữ để bảo đảm rõ nghĩa; tập hợp các quy định về chính sách ở các chương thành một nhóm chính sách để tránh tản mạn; bổ sung thêm những hành vi bị cấm và thiết kế thành một điều.
Tiếp thu ý kiến đại biểu, Dự thảo Luật đã được rà soát để sửa đổi, bổ sung các khái niệm thuật ngữ đảm bảo tính thống nhất, tương thích và khoa học; quy định những vấn đề chung nhất về GDĐH và GDNN để bảo đảm tính hệ thống trong giáo dục và vị trí của Luật Giáo dục trong hệ thống pháp luật về giáo dục. Những vấn đề cụ thể sẽ được quy định tại Luật GDĐH và Luật GDNN trên cơ sở thống nhất, không trái với các quy định của Luật Giáo dục.
Về việc điều chỉnh bố cục liên quan quy định về chính sách giáo dục và các hành vi bị cấm, TTUB cho rằng việc quy định các chính sách như Dự thảo Luật để gắn với từng loại đối tượng thụ hưởng; còn các quy định các hành vi cấm mang tính đặc thù trong hoạt động giáo dục chỉ đặt ra đối với nhà giáo và người học, các hành vi khác được pháp luật khác có liên quan điều chỉnh. Do vậy, TTUB đề nghị xin được giữ quy định như trong Dự thảo Luật.
Sỹ Điền
Theo GDTĐ
Phạt trường chuyên Lam Sơn vì dạy thêm không phép
Trường THPT chuyên Lam Sơn - một trường chuyên nổi tiếng của tỉnh Thanh Hóa, vừa bị Thanh tra Sở GD-ĐT tỉnh này xử phạt 32 triệu đồng vì vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
Trường THPT chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa) - nơi vừa bị xử phạt 32 triệu đồn. Ảnh: HÀ ĐỒNG
Sáng 8-4, nguồn tin từ Sở GD-ĐT Thanh Hóa cho biết Thanh tra sở này vừa xử phạt Trường THPT chuyên Lam Sơn do vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
Lý do: trường này tự tổ chức dạy thêm, học thêm khi chưa được cấp phép (xử phạt 12 triệu đồng). Ngoài ra Thanh tra sở còn phạt 20 triệu đồng vì thu các khoản tiền trái quy định (thu tiền lập quỹ thi đua khen thưởng; dạy thêm học thêm, dạy bồi dưỡng môn chuyên và huy động trồng cây trái quy định). Tổng mức phạt tiền là 32 triệu đồng.
Ngoài ra, Thanh tra Sở GD-ĐT Thanh Hóa đã yêu cầu Trường THPT chuyên Lam Sơn chấm dứt tổ chức dạy thêm, học thêm và thực hiện các khoản thu, chi ngoài ngân sách trái quy định.
Đồng thời truy thu về ngân sách số tiền thu lập quỹ thi đua khen thưởng trái quy định với tổng số tiền là 64,8 triệu đồng.
Trước đó, Tuổi Trẻ Online ngày 19-3 đã có bài phản ánh về những vi phạm trên của hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lam Sơn.
Theo Tuổi Trẻ
Đề nghị đưa quy định cấm dạy kiến thức chính ở lớp học thêm vào Luật Trước tình trạng dạy thêm, học thêm vẫn tràn lan, trong đó có hiện tượng dạy kiến thức chính ở lớp học thêm buộc các em phải đi học thêm để đạt điểm cao, đại biểu Quốc hội đề nghị đưa quy định nghiêm cấm hành vi này vào luật Giáo dục. Trong sáng ngày 4 và chiều ngày 5/4, Ủy ban Thường...