Trắc nghiệm hóa các bài tập tự luận trong sách giáo khoa
Với sáng kiến trắc nghiệm hóa các bài tập tự luận trong sách giáo khoa, cô Kiều Thị Lệ Thủy đã giúp cho các học sinh trường THPT Yên Lãng (Mê Linh, Hà Nội) đạt kết quả cao tại kì thi THPT quốc gia năm 2017.
ảnh minh họa
Cô Thủy : Trắc nghiệm khách quan có nhiều ưu điểm, đặc biệt là sự khách quan và công bằng cho tất cả thí sinh. Đề thi trắc nghiệm khách quan được thiết kế tốt sẽ đánh giá được nhiều khả năng tư duy, năng lực ở các mức độ khác nhau của người học.
Tại kì thi THPT Quốc gia năm 2017, môn Toán thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, bài thi gồm 50 câu trong thời gian 90 phút.
Cho dù có nhiều cách giải khác nhau trong bài toán cũng cùng đến một kết quả. Do vậy khi thiết kế câu hỏi thi người ra đề đã tính toán tối thiểu phải qua bao nhiêu bước tư duy mới giải được và mất tối thiểu bao nhiêu thời gian.
Nếu có những cách giải sáng tạo để thu ngắn các bước tư duy và thời gian thì các thí sinh này thực sự có năng lực bậc cao để giải quyết hết các câu hỏi trong bài thi.
Video đang HOT
Thực tế, trong các các câu hỏi trắc nghiệm khách quan, trong số 4 phương án trả lời thường có 2-3 phương án rất gần nhau, đòi hỏi thí sinh phải suy nghĩ kỹ lưỡng và có lập luận chặt chẽ để chọn câu trả lời chính xác nhất.
Do vậy, hình thức thi trắc nghiệm khách quan hoàn toàn có thể kiểm tra được tư duy logic và sự sáng tạo của thí sinh. Chính vì thế để học sinh thích nghi với hình thức thi mới thì việc cho học sinh làm bài tập toán trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn là một nhu cầu cấp thiết.
“Trong sách giáo khoa, sách bài tập toán hiện nay rất ít câu hỏi dạng này. Do đó trong quá trình dạy học, ngoài việc dạy học sinh giải toán theo hình thức tự luận thì tôi còn xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và trắc nghiệm hóa các bài tập tự luận trong sách giáo khoa nhằm xây dựng cho học sinh tính tích cực, tự giác, chủ động và phát triển tư duy trong học tập môn toán”.
Sau đây là sáng kiến kinh nghiệm “Sáng tạo trong dạy học chuyên đề số phức”, cô Thủy trình bày phần dạy học sinh theo hình thức trắc nghiệm với nội dung bài 1 và bài 2, bài 3 chương 4-số phức-sách giáo khoa giải tích lớp 12 (ban cơ bản).
Sáng kiến đã liệt kê 7 vấn đề chính để giải toán bài toán về số phức. Sáng kiến đã trắc nghiệm hóa bài tập tự luận trong sách giáo khoa (bài 1-bài 2, bài 3 chương 4- Giải tích 12 cơ bản).
Với cách làm như trên, cô Thủy đã thực hiện trắc nghiệm hóa toàn bộ bài tập môn Toán trong sách giáo khoa lớp 12 và áp dụng giảng dạy tại lớp 12A1 trường THPT Yên Lãng. Trong kì thi THPT kết quả như sau:
Lớp 12A1: điểm 10: 2/41học sinh; điểm từ 9,0 đến 9,8 có 26/41 học sinh; từ 8,0 đến 8,8 có 12/41 học sinh; từ 7,2 đến 7,8 có 1/41 học sinh. 100% học sinh đỗ vào trường đại học công lập trong đó có nhiều học sinh đạt 27 điểm trở lên (3 môn).
Theo Tinmoi24.vn
Áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới từ năm học 2019
Mặc dù Quốc hội cho phép lùi thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới tối đa 2 năm, Bộ GD&ĐT vẫn quyết tâm chỉ lùi một năm.
ảnh minh họa
Trong kết luận của Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ tại Hội nghị Giám đốc Sở GD&ĐT về tiếp tục triển khai việc xây dựng và chuẩn bị các điều kiện để áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, Bộ trưởng yêu cầu triển khai chương trình mới ngay từ năm học 2019-2020.
Cụ thể, chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới sẽ được áp dụng tuần tự trong từng cấp học, từ năm học 2019-2020 đối với lớp đầu cấp tiểu học, năm học 2020-2021 với lớp đầu cấp trung học cơ sở và năm học 2021-2022 đối với lớp đầu cấp của trung học phổ thông.
Để đảm bảo đạt tiến độ này, bộ trưởng yêu cầu ban quản lý chương trình hoàn thiện dự thảo các chương trình môn học, đăng tải lên cổng thông tin điện tử của bộ để lấy ý kiến rộng rãi trước ngày 12/1/2018. Đồng thời, ban quản lý có kế hoạch biên soạn sách trình bộ trưởng ký ban hành trước ngày 31/1/2018.
Các trường sư phạm lựa chọn, lập danh sách giảng viên trẻ, có năng lực để Bộ GD&ĐT cử đi nước ngoài đào tạo chuyên gia về phát triển chương trình giáo dục phổ thông, gửi danh sách về bộ trước ngày 30/6/2018.
Về công tác chuẩn bị về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, Bộ GD&ĐT yêu cầu Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chủ trì xây dựng tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn hiệu trưởng, quy trình lựa chọn giáo viên và cán bộ cốt cán, khung năng lực giáo viên... Các chuẩn trên sẽ được bộ ban hành trước ngày 31/1/2018.
Các cơ sở tập huấn, bồi dưỡng giáo viên được tổ chức theo hai hình thức trực tiếp và trực tuyến. Các giáo viên cốt cán tập huấn tập trung tại Bộ. Các sở chủ trì tập huấn đại trà cho giáo viên tại địa phương.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng yêu cầu các sở giáo dục chủ động rà soát đội ngũ giáo viên và có biện pháp giải quyết số giáo viên thừa, thiếu từng cấp học, môn học, báo cho bộ trước ngày 30/6/2018.
Để đảm bảo, đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất, ngành giáo dục sẽ điều chỉnh Đề án bảo đảm cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho chương trình giáo dục mầm non, phổ thông; đề xuất nguồn vốn trung ương hỗ trợ và ngân sách địa phương để thực hiện đề án.
Bộ cũng sẽ kiến nghị Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng chính quyền địa phương ưu tiên đảm bảo bố trí ngân sách để thực hiện đúng lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.
Theo Zing
Những đổi mới quan trọng chuẩn bị triển khai chương trình, SGK mới Thực hiện sự chỉ đạo, hướng dẫn hằng năm của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Phú Thọ đã và đang đẩy mạnh công tác chuẩn bị các điều kiện thực hiện Chương trình giáo dục, sách giáo khoa (SGK) phổ thông mới; đặc biệt là đổi mới công tác quản lí, đổi mới hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học, kiểm...