Trà xanh và trà đen: Loại nào tốt cho sức khỏe hơn?
Cả trà xanh và trà đen đều được coi là những lựa chọn đồ uống lành mạnh. Nhưng bạn có bao giờ tự hỏi, cái nào tốt cho sức khỏe hơn?
Trà đen có theaflavins, có tác dụng bảo vệ tim và mạch máu, kiểm soát lượng đường trong máu và mức cholesterol – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Một tách trà là điều đầu tiên xuất hiện trong tâm trí chúng ta khi chúng ta cảm thấy căng thẳng, buồn ngủ, bối rối hoặc lo lắng. Nó giống như một thức uống kỳ diệu giúp tăng cường năng lượng cho chúng ta khi chúng ta cảm thấy mệt mỏi hoặc lười biếng.
Ngoài các loại trà thông thường, hai loại trà được những người đam mê thể dục cực kỳ ưa chuộng là trà xanh và trà đen. Cả hai loại trà này đều được chiết xuất từ lá của một loại cây có tên là Camellia Sinensis. Lá và phần trên cùng của cây được sử dụng để làm trà xanh và trà đen.
Nhưng liệu trà đen có tốt cho sức khỏe như trà xanh hay ngược lại? Đây là sự thật.
Pha chế trà xanh
Để làm trà xanh, lá được thu hái và phơi khô sau đó làm ấm bằng cách chiên trên chảo hoặc hấp cách thủy sau khi hái. Điều này giúp lá không bị ô xy hóa, giúp duy trì hương vị và màu sắc của trà.
Chuẩn bị trà đen
Để làm trà đen, người ta tuốt lá và làm khô… sau đó để ô xy hóa trước khi chúng được ngậm nước. Sau đó, các enzym trong lá trải qua quá trình ô xy hóa và lá có màu đen và nâu, có mùi thơm và tinh chất mạnh hơn. Vì vậy, lá trà xanh là hoàn toàn tự nhiên, trong khi lá trà đen được lên men và ô xy hóa, theo Times of India.
Lợi ích của trà xanh
Video đang HOT
Trà xanh rất giàu EGCG, một chất chống ô xy hóa chống lại các bệnh tim mạch – SHUTTERSTOCK
Trà xanh rất giàu EGCG, một chất chống ô xy hóa chống lại các bệnh tim mạch. Trà xanh cũng giúp giải độc và mang lại làn da tươi sáng. Nó cũng làm tăng sự trao đổi chất và tăng cường khả năng miễn dịch của bạn. Ngoài ra, trà xanh có tính a xít ít hơn so với trà đen.
Lợi ích của trà đen
Trà đen có một a xít amin, L theanine, có thể giúp bạn tập trung và thư giãn. Nó làm giảm các hoóc môn căng thẳng trong cơ thể khi tiêu thụ điều độ. Trà đen có tác dụng kỳ diệu đối với sức khỏe tim mạch của bạn nhưng có tính a xít cao hơn. Trà đen có theaflavins, có tác dụng bảo vệ tim và mạch máu, kiểm soát lượng đường trong máu và mức cholesterol, theo Times of India.
Hàm lượng caffeine trong trà xanh và trà đen
Trà xanh có ít caffeine hơn trà đen nhưng hàm lượng caffeine cũng tùy thuộc vào từng loại cây, phương pháp ngâm và pha chế. Một tách trà xanh có 1/4 lượng caffeine so với một tách cà phê, trong khi một tách trà đen có 1/3 lượng caffeine.
Caffeine kích thích hệ thống thần kinh của chúng ta, giúp tâm trạng sảng khoái và đó là lý do tại sao trà đen có hiệu quả hơn trong việc tăng thời gian phản ứng và sự tỉnh táo.
Tùy bạn chọn
Những lợi ích mà cả hai loại trà mang lại là tương tự nhau, ngoại trừ thành phần polyphenol. Trà đen là một lựa chọn tốt hơn cho những người đang tìm cách tăng cường caffeine. Và nếu bạn nhạy cảm với caffeine, bạn nên chọn trà xanh vì nó có tính chất dịu và ít caffeine hơn so với trà đen, theo Times of India.
7 loại trà tốt nhất cho người bị hen suyễn
Hen suyễn là một bệnh lý hô hấp nguy hiểm khiến niêm mạc đường thở hẹp lại và sưng lên, dẫn đến các triệu chứng như ho, thở khò khè, khó thở và nặng ngực. Uống các loại trà dưới đây giúp làm giảm đáng kể các triệu chứng của bệnh này.
Trà Mullein
và trà Rooibos là hai thức uống có lợi cho bệnh nhân hen suyễn.
Trà đen
Nghiên cứu cho thấy thành phần caffeine trong trà đen có thể giúp thư giãn đường thở và cải thiện chức năng phổi. Tuy vậy, uống trà đen chỉ giúp làm giảm tạm thời các triệu chứng hen suyễn, nên bệnh nhân vẫn cần dùng thuốc đặc trị.
Cách pha trà đen khá đơn giản. Chỉ cần bỏ một muỗng cà phê lá trà vào ly nước sôi đợi 5 phút, sau đó lọc bỏ xác trà rồi uống.
Trà xanh
Trà xanh rất giàu các chất chống ôxy hóa và hợp chất thực vật hữu ích. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy, hợp chất thực vật epigallocatechin gallate (EGCG) trong loại trà này có thể giúp giảm tình trạng viêm đường thở trên chuột bị hen phế quản. Không chỉ vậy, hoạt chất caffeine trong trà xanh có thể giúp tăng cường chức năng đường hô hấp lên tới 4 giờ ở bệnh nhân hen suyễn, từ đó làm giảm tạm thời các triệu chứng khó chịu. Cách pha trà xanh cũng tương tự như trà đen.
Trà gừng
Gừng là gia vị nổi tiếng chứa nhiều dưỡng chất và hợp chất có hoạt tính sinh học mạnh mẽ. Một số nghiên cứu cho thấy hai hợp chất quan trọng trong gừng là gingerol và shogao có thể giúp đẩy lùi bệnh hen suyễn, bằng cách giảm viêm đường hô hấp. Các nhà nghiên cứu ghi nhận, gừng giúp giảm hiệu quả các triệu chứng hen suyễn.
ể có được một ly trà gừng, bạn chỉ cần bỏ một muỗng cà phê gừng xay vào nước sôi trong 10 - 20 phút, lọc bỏ xác rồi dùng.
Trà khuynh diệp
Cây khuynh diệp có nhiều đặc tính chữa bệnh. Phần lá thường được dùng để làm trà và điều chế tinh dầu. Trà khuynh diệp chứa các chất chống ôxy hóa và hợp chất thực vật có lợi, chẳng hạn như eucalyptol. ây là hoạt chất được chứng minh là có công dụng kháng viêm mạnh mẽ, nên cũng giúp kiểm soát và làm giảm các triệu chứng hen suyễn.
ể pha trà, hãy bỏ 1 muỗng cà phê lá khuynh diệp khô vào nước sôi. Hãm trà trong 10 phút, lọc bỏ xác rồi uống.
Trà cam thảo
Loại trà pha từ phần rễ cây cam thảo này đã được sử dụng như một phương thuốc dân gian để chữa nhiều bệnh, trong đó có hen suyễn. Theo một số nghiên cứu trên động vật, chiết xuất glycyrrhizin từ rễ cam thảo giúp giảm các triệu chứng hen suyễn, đặc biệt là khi dùng kết hợp với các phương pháp điều trị bệnh hiện hành.
Khi pha trà, bỏ một ít rễ cam thảo vào nước và đun nóng trong 5 phút.
Trà Mullein
ược pha từ lá cây thảo bản bông vàng (Verbascum thapsus), trà Mullein từ xa xưa được tin dùng để chữa nhiều bệnh, bao gồm hen suyễn. Các nghiên cứu trên người và động vật đã ghi nhận công dụng của thức uống này trong việc hỗ trợ điều trị triệu chứng hen suyễn, nhờ khả năng thả lỏng các cơ trong đường hô hấp.
Khi pha trà, chỉ cần bỏ một lượng lá vừa đủ vào ly nước sôi và hãm trà trong 15 - 30 phút trước khi lọc lấy nước uống.
Trà Rooibos (Hồng trà Nam Phi)
ây là loại trà thơm ngon, được làm từ lá của cây bụi đỏ (Aspalathus linearis), nổi tiếng có nhiều thành phần chữa bệnh. Theo một nghiên cứu, uống trà Rooibos giúp giảm nhẹ các triệu chứng hen suyễn, dị ứng và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Bạn có thể pha trà bằng cách ngâm túi trà 5 -10 phút trong ly nước nóng.
Bị bệnh tiểu đường có nên uống trà không? Một số loại trà có thể đặc biệt có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường và giúp thúc đẩy kiểm soát lượng đường trong máu, giảm viêm và tăng cường độ nhạy với insulin - tất cả đều cần thiết cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường, theo Health Line. Một số loại trà có thể đặc biệt có lợi cho...