Trà Vinh: Tiếp tục xây dựng mô hình điểm về tăng cường tiếng Việt
Sở GD&ĐT Trà Vinh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số năm học 2019-2020.
Ảnh minh họa/internet
Kế hoạch đặt mục tiêu nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt, bảo đảm cho trẻ em mầm non, đặc biệt là trẻ năm tuổi và học sinh tiểu học có kĩ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục tiểu học; tạo tiền đề học tập, lĩnh hội tri thức của các cấp học tiếp theo;
100% trẻ mầm non tại các cơ sở giáo dục mầm non được tăng cường tiếng Việt phù hợp với độ tuổi. 100% học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số được tăng cường tiếng Việt…
Video đang HOT
Để thực hiện mục tiêu đặt ra, một trong những nhiệm vụ và biện pháp thực hiện là đẩy mạnh việc xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số; hình thành các kĩ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để các em hoàn thành chương trình lớp học.
Tiếp tục xây dựng mô hình điểm về tăng cường tiếng Việt và tổ chức giao lưu chia sẻ kinh nghiệm thực hiện. Trên cơ sơ đó, các cơ sở giáo dục vận dụng, xây dựng mô hình trên phù hợp với thực tiễn và văn hóa của địa phương.
Quan tâm xây dựng góc thư viện thân thiện phù hợp để khuyến khích các bậc cha mẹ cùng đọc sách với trẻ tại trường, tạo môi trường giao tiếp tiếng Việt, góp phần xây dựng nền tảng văn hóa đọc cho trẻ em.
Biên tập sổ tay từ ngữ tiếng dân tộc thiểu số, tuyển tập thơ, truyện, câu đố, ca dao, tục ngữ, bài hát, trò chơi dân tộc thiểu số để giúp giáo viên có tài liệu học tiếng mẹ đẻ của trẻ…
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, tiếp tục tham mưu để phát triển mô hình nhân viên hỗ trợ ngôn ngữ tại các điểm trường, hỗ trợ làm cầu nối về ngôn ngữ cho trẻ.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị; tài liệu, học liệu về tăng cường tiếng Việt cho cơ sở giáo dục có trẻ em người dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ và chính sách hỗ trợ cho giáo viên dạy tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số theo quy định tại Nghị định số 06/NĐ-CP…
Hải Bình
Theo giaoducthoidai
Đổi mới chương trình giáo dục mầm non theo hướng tiên tiến, hiện đại
Ngày 17-12, tại TPHCM, Vụ Giáo dục mầm non (Bộ GD-ĐT) phối hợp Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) tổ chức hội thảo "Định hướng đổi mới chương trình giáo dục mầm non sau năm 2020".
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non, cho biết chương trình giáo dục mầm non hiện hành đã được Bộ GD-ĐT ban hành năm 2009, trong đó chú ý tiếp cận chương trình của các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới.
Tuy nhiên, sau 10 năm triển khai thực hiện, đã có nhiều vấn đề đặt ra trong bối cảnh xã hội mới, như vai trò của giáo dục sớm (giai đoạn trẻ từ 0 - 3 tuổi), giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, yêu cầu cho trẻ làm quen với tiếng Anh, giáo dục giới tính cho trẻ từ 3 - 5 tuổi...
Trong thực tế, đây là các nội dung đã được một số địa phương triển khai nhưng chưa được quy định trong các văn bản luật nên thiếu cơ sở pháp lý, gây khó khăn cho quá trình đánh giá kết quả thực hiện. Đặc biệt, đại diện Bộ GD-ĐT lưu ý, các địa phương không nên đặt nặng chỉ tiêu huy động 100% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ (dưới 3 tuổi) ra lớp, vì đây là độ tuổi cần vai trò giáo dục rất lớn của gia đình.
Ngoài ra, một số ý kiến cũng đề nghị Bộ GD-ĐT đưa thêm các nội dung mới về giáo dục môi trường, lạm dụng game online, cận thị học đường, ứng dụng công nghệ 4.0 vào chương trình giáo dục mầm non, hướng đến mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh.
MINH QUÂN
Theo sggp
Lập trình tương lai và tầm nhìn công dân số Google vừa giới thiệu dự án "Lập trình tương lai cùng Google" giai đoạn 2019-2020. Dự án này đặt mục tiêu đào tạo 150.000 học sinh, 350 giáo viên tại 300 trường học; được triển khai ở 15 tỉnh, thành: Hà Nội, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, TPHCM, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng,...