Trà Vinh: Nhầm lẫn nghị định, giáo viên bị nợ phụ cấp kéo dài
Do cac đia phương nhâm lân giưa hai nghi đinh đa khiên hang nghìn giao viên ơ tinh Tra Vinh bi nơ phu câp keo dai.
Khô sơ vi bi nơ phu câp…
Theo trinh bay cua cac giao viên, thơi gian qua ho đươc hương khoan trơ câp băng 140% tiên lương, bao gôm: 70% phu câp thu hut theo Nghi đinh 116/2010/NĐ-CP; 70% phu câp ưu đai danh cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Riêng phân phu câp ưu đai gôm co 2 phân: 30 – 35% phu câp cua nganh giao duc, va 35 – 40% phu câp vung đăc biêt kho khăn.
Giao viên T (day ngư văn ơ môt trương THCS xa Huyên Hôi, huyên Cang Long) cho biêt: “Chăng hiêu ly do vi sao ma cac khoan phu câp như 70% thu hut, 30 – 35% theo nganh, ho đêu tra đu cho giao viên, nhưng khoan phu cấp 35 – 40% cho vung đăc biêt kho khăn thi nơ keo dai hơn môt năm nay, khiên cuôc sông cua giao viên chung tôi găp rât nhiêu kho khăn”. Hiêu trương môt trương THCS ơ huyên Cang Long (xin đươc giâu tên) cho hay: “Đôi vơi trương câp 2, cac giao viên se đươc hương 40% phu câp vung đăc biệt kho khăn, toan trương hiên co 66 giao viên, tinh tư thang 10.2013 đên hêt thang 3.2015, toan bô giao viên đa bi nơ khoan trơ câp nay đên 18 thang. Thưc trang nay diên ra hâu hêt ơ cac xa ngheo, kho khăn cua huyên, chư không riêng gi trương chung tôi”. Thây T.Q.D (giao viên day thê duc ơ xa Huyên Hôi) noi: “Riêng ca nhân tôi bi nơ khoan trơ câp nay la hơn 22 triêu đông. Đây la xa ngheo, đơi sông giao viên vôn đa kho khăn nay cang thêm điêu đưng, co ngươi phai đi vay mươn khăp nơi đê trang trai cuôc sông”.
Ông Trương Thanh Nhan – Pho Trương phong GDĐT huyên Cang Long – cho biêt: Viêc nơ phu câp đa gây ra rât nhiêu phiên ha cho đơi sông giao viên. Toan huyên hiên co 422 giao viên bi nơ khoan phụ câp nay vơi sô tiên hơn 7,3 ti đông. Chung tôi đa lập dư toan năm 2014, trong đo nêu cu thê tưng giao viên cua tưng trương bi nơ phu câp bao nhiêu, sau đo đa chuyên cho Phong Tai chinh huyên va hôi thuc nhiêu lân, nhưng ho cư kêu chơ vi ơ trên chưa câp tiên xuông”. Ba Vo Thi Diêm – Kê toan trương Phong Tai chinh huyên Cang Long – cho biêt thêm: Chung tôi đa nhân đươc dư toan cua phong giao duc va đa chuyên cho Sơ Tai chinh tinh, nhưng ho noi chưa nhân đươc tiên tư T.Ư, nên vân phai chơ.
Nhâm lân nghi đinh…
Trao đôi vơi PV Báo Lao Đông, ông Tiêu Nghia Dung – Trương phong Ngân sach (Sơ Tai chinh tinh Tra Vinh) – ly giai: Trươc đây, cac giao viên hương phu câp ưu đai 70% theo Nghi đinh 61, tinh đêu tra đu khoan phu câp nay. Đên 23.2.2013, Chinh phu ban hanh Nghi đinh 19, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 61, trong đo mơ rông thêm đôi tương đươc hương phu câp la âp ngheo (co thê thuôc xa không ngheo). Tư đây đa tao ra sư nhâm lân cho cac đia phương, ho cư tương, cac khoan phu câp trươc đây se chuyên sang thưc hiên theo Nghi đinh 19, nhưng trên thưc tê, chi co nhom đôi tương mơi la thưc hiên theo nghi đinh nay, con lai, cac đôi tương vân hương phu câp theo Nghi đinh 61.
“Hằng năm, nguôn quy thưc hiên Nghi đinh 61 tai cac đia phương con dư rât nhiêu, co đia phương dư đên 7 – 8 ti đông. Tuy nhiên, khi lâp danh sach hương phu câp, cac huyên đêu đưa vao Nghi đinh 19, dân đên không thê chi tiên đươc. Tinh trang nay không chi diên ra ơ riêng huyên Cang Long, ma ơ tât ca cac đia phương cua tinh” – ông Dung nói. “Qua kiêm tra hằng năm, nguôn quy tai cac đia phương đêu con dư, đa tao ra sư chu quan cua tinh, va đây la môt sơ suât. Thêm vao đo, cac đia phương đa nhâm lân giưa hai nghi đinh nên đa tao ra viêc nhiêu giao viên bi nơ trơ câp keo dai. Hiên tai, chung tôi đa lam viêc vơi cac đia phương đê khăc phuc tinh trang trên, nhăm đam bao đây đu cac chê độ chinh sach cho giao viên” – ông Dung cho biết.
Theo laodong.com.vn
Hệ lụy từ Thông tư 30 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Video đang HOT
Thông tư 30 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đánh dấu bước ngoặc đổi mới trong giáo dục, nhưng vẫn còn những vấn đề bất cập.
Sự ra đời Thông tư 30, kỳ thi quốc gia, biên soạn sách giáo khoa là những bước đột phá trong cải cách giáo dục, vậy TT30 có thực sự là bước cải cách ?
Những tranh luận, đồng tình và không đồng tình với Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT (TT30) của Bộ GD&ĐT cho thấy phụ huynh, các thầy cô giáo, các nhà quản lý giáo dục cả nước đang dành sự quan tâm đặc biệt tới giáo dục tiểu học.
Điều đáng tiếc là hình như chưa có một tờ báo nào tạo điều kiện cho chính trẻ con độ tuổi tiểu học nói xem các cháu thích được chấm điểm hay thích được nhận xét.
Các chính sách mới, có khi rất đúng nhưng vẫn không được người dân hào hứng đón nhận, điều này không có gì lạ. Thông tư 30 của Bộ GD&ĐT đáp ứng một điều là có một cái gì đó gọi là "đổi mới giáo dục" song lại thiếu cái mà người ta hay nói là "hàm lượng chất xám", điều này không chỉ thể hiện ở chỗ tính khả thi không cao, mà còn ở chỗ nội dung thông tư mới chỉ giới hạn trong một phạm rất vi hẹp là quy định về đánh giá học sinh tiểu học trong khi giáo dục không phải là bức tranh được ghép theo kiểu ghép hình trò chơi của trẻ con.
Đánh giá học sinh tiểu học phải đặt trong bức tranh tổng thể về giáo dục bậc tiểu học, nghĩa là phải xuất phát từ mục tiêu mà cấp học này cần đạt được là gì. Ở bậc tiểu học giáo dục văn hóa không nên xem là quan trọng nhất, hình thành cho trẻ ngay từ lớp 1 những thói quen sinh hoạt tập thể, học tập và vui chơi theo nhóm, ứng xử với bạn bè, thầy cô và người lớn, rèn luyện thể lực... cần phải được coi trọng. Chỉ khi nào định hướng được mục tiêu thì khi đó mới có cơ sở để đưa ra các tiêu chí đánh giá học sinh.
Sự ra đời của TT30, những thay đổi kỳ thi quốc gia, biên soạn sách giáo khoa có thể xem là những bước đột phá trong cải cách giáo dục, vậy TT30 có thực sự là một bước cải cách?
Kỳ vọng của xã hội về một chủ trương, chính sách mới ban hành phải phù hợp với mọi đối tượng tuy là có lý song đôi khi lại là điều không tưởng, ví dụ chủ trương không chấm điểm bậc tiểu học phải phù hợp cả với học trò, thầy cô cùng phụ huynh là không thể.
Vậy thì phải chọn đối tượng nào là ưu tiên số một? Câu trả lời là học trò, điều này đã được khẳng định qua câu khẩu hiệu nổi tiếng "trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai".
Cải cách giáo dục tiểu học cần đảm bảo được các tiêu chí:
Giảm áp lực cho học sinh, tạo điều kiện trẻ em được vừa học, vừa chơi;
Chăm sóc thế hệ tương lai phát triển toàn diện về thể lực và trí tuệ;
Định hướng sự hình thành nhân cách trẻ em theo các chuẩn mực đạo đức dân tộc, hiện đại.
Nếu đã chọn trẻ em là trung tâm của hoạt động giáo dục thì các khó khăn của thầy cô, của gia đình và xã hội phải xếp hàng thứ yếu, nói cách khác nhà trường và thầy cô giáo phải "thêm việc" chứ không thể chỉ có nhiệm vụ dạy kiến thức. Mục tiêu cuối cùng của bậc tiểu học phải là cung cấp cho bậc trung học cơ sở một lớp trẻ khỏe mạnh, không bệnh tật, biết tôn trọng lao động chân tay, biết học tập, vui chơi theo nhóm, biết những kỹ năng sống đơn giản... chứ không phải là những "máy học" chỉ với mục tiêu duy nhất là vào đại học.
Thêm việc có nghĩa là thêm thời gian và công sức, nếu nó mang lại hiệu quả là nâng cao chất lượng giáo dục thì khỏi phải bàn luận còn nếu không có thay đổi gì thì phải xem xét lại thông tư mà Bộ GD&ĐT đã ban hành.
Điểm qua tất cả yêu cầu đánh giá nêu tại các điểu 7,8,9 của Thông tư 30 không hề có mục nào quan tâm đến giáo dục thể chất của học sinh. Tình trạng học sinh bị cận thị, thừa cân, chậm phát triển... ở bậc tiểu học nếu không được cải thiện sẽ hình thành một thế hệ người Việt vừa thấp bé về tầm vóc, vừa yếu ớt về thể lực, đó là nguy cơ dẫn tới sự thoái hóa cả dân tộc chứ không chỉ là những cá nhân đơn lẻ. Trong lớp học nếu một cháu bé bị béo phì, chỉ cần thầy cô nhẹ nhàng rằng "con cần ăn nhiều rau, hoa quả, giảm ăn cơm, thịt mỡ..." là có tác dụng hơn lời nói của ông bà, bố mẹ ở nhà rất nhiều.
Những yêu cầu giáo viên phải nhận xét nêu trong TT30 có thể nói rất chung chung, đại khái, vừa thừa vừa thiếu, chẳng hạn thông tư yêu cầu: " Đánh giá sự tiến bộ của học sinh, không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh", nhưng lại khuyến khích "học sinh tự đánh giá và nhận xét, góp ý bạn qua hoạt động của nhóm, lớp".
Nên nhớ khoản 2 điều 69 Luật hình sự quy định "Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn...". Sở dĩ có quy định này vì người chưa thành niên chưa đủ năng lực làm chủ bản thân.
Vậy thì trong "Đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh" viết học sinh tiểu học phải "Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm" có phi lý quá không? Trẻ con lớp 1, lớp 2 "tự chịu trách nhiệm" cái gì? Việc để trẻ con lớp 1,2,3,4 "nhận xét, góp ý bạn" phải chăng chỉ là đề xuất duy ý chí của những "công chức máy lạnh"? Trẻ con rất ngây thơ, chưa biết cân nhắc lời nói, một nhận xét động chạm đến tự ái của bạn có thể đánh mất thiện cảm, gây mất đoàn kết trong lớp... điều này người lớn phải lường trước.
Người Việt ngày nay, đặc biệt là lớp trẻ dường như chưa được hướng dẫn chu đáo về văn hóa ứng xử, chưa biết cách nói lời "xin lỗi, cảm ơn" đúng lúc, đúng chỗ. Thế nhưng cả 8 tiêu chí nhận xét trong điều 5 của TT30 lại không đề cập đến việc giáo viên phải nhận xét về ứng xử của học sinh trước các hành vi được phép hoặc không được phép (chẳng hạn nói tục, chửi bậy...).
Có thể nêu một ví dụ hết sức đơn giản về ứng xử, chẳng hạn khi một bạn vô tình bôi mực lên má bạn khác, cách ứng xử của các bạn trong lớp là: vỗ tay reo hò, chỉ trỏ trêu đùa, đưa khăn cho bạn lau... đâu là đúng, đâu là sai, bạn phạm lỗi phải làm gì, bạn được người khác xin lỗi phải nói gì?
Thông tư của Bộ là một văn bản quy phạm pháp luật và buộc các trường, các thầy cô giáo phải thực hiện, hãy xem TT30 được đội ngũ lãnh đạo, giáo viên tiểu học ứng xử như thế nào?
Thay vì phải viết nhận xét, giáo viên thuê khắc một loạt con dấu, mỗi con dấu là một nhận xét. Một lớp 40-50 học sinh chỉ cần vài con dấu, khi cần gõ bộp bộp vài chục lần vào vở hoặc vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục là xong. 50 học sinh là 50 tính cách, tâm sinh lý luôn thay đổi, chẳng lẽ giáo viên phải thuê khắc 50 con dấu?
Những con dấu được giáo viên đóng dấu trên vở học sinh (VOV.VN 3/2/2015)
Vừa qua Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức tổ chức Hội nghị sơ kết trực tuyến học kỳ I và triển khai nhiệm vụ học kỳ II cấp giáo dục tiểu học năm học 2014-2015. Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến buộc phải nói: "Tôi không thấy đầu cầu nào đăng ký phát biểu. Không thể hơn 700 hiệu trưởng mà không ai có băn khoăn". (Vietnamplus 22-1-2015).
Có trường hợp im lặng là đồng ý, nhưng 700 hiệu trưởng đồng loạt im lặng thì lại không phải như vậy. Có thể có người không tán thành TT30 nhưng không dám nói, còn một khả năng nữa là không biết nói cái gì! Đây hoàn toàn không phải là đánh giá thấp trình độ hiệu trưởng các trường tiểu học mà chỉ muốn nêu lên sự bất cập trong đào tạo đội ngũ giáo viên tiểu học cũng như cách thức bổ nhiệm hiệu trưởng trong trào lưu chạy chức chạy quyền phổ biến hiện nay.
Một vài nhận xét nêu trên không có nghĩa là phủ nhận TT30, bỏ chấm điểm sẽ giảm áp lực lên học sinh, tạo điều kiện cho con trẻ vừa học, vừa chơi. Tuy vậy lại không được phép quên đã là trẻ con thì phải học, không học không thể nên người. Muốn trẻ con học, ngoài sự động viên, khuyến khích thì vẫn cần các biện pháp bắt buộc phải học thông qua kiểm tra, làm bài tập, nhận xét, đánh giá của thầy cô giáo.
Vấn đề là làm sao hài hòa giữa việc học và việc dạy. Không thể có chuyện vô lý là mỗi tháng một số giáo viên dạy nhạc, họa, thể dục phải ghi nhận xét cho gần nghìn học sinh vào sổ theo dõi chất lượng như quy định trong điểu 7, 8 Thông tư 30.
Để giảm áp lực cho giáo viên, ngoài quy định về đánh giá kết quả học tập văn hóa, Bộ GD&ĐT nên nghiên cứu lấy ý kiến rộng rãi trước khi đưa ra các tiêu chí đánh giá cụ thể, ví dụ một số nước đưa ra khoảng 40 tiêu chí nhận xét học trò trong đó có các tiêu chí ngộ nghĩnh như "có biết buộc dây giày không", hay "sau một tháng em biết nấu thêm món ăn gì"?...
Sử dụng kinh nghiệm xây dựng các bộ đề thi trắc nghiệm khách quan, sổ theo dõi chất lượng sẽ có các dòng là tên học sinh và các cột ứng với các tiêu chí nhận xét, cuối tháng giáo viên chỉ việc đánh dấu vào các ô đó thay vì phải bỏ tiền đi khắc các con dấu riêng.
Thiết nghĩ Bộ GD&ĐT cần có những điều chỉnh kịp thời, cần có cách làm đồng bộ và cũng cần những thử nghiệm trước khi áp dụng trong toàn ngành. Sai sót đôi khi có thể thông cảm song đừng ban hành các chính sách theo kiểu thăm dò dư luận rồi dựa vào đó để điều chỉnh. Ban hành các chính sách kiểu ấy chẳng cần phải quan chức cấp Bộ, ai cũng có thể làm được.
Theo GDVN
Hệ thống phương pháp giải các bài toán sóng cơ học Sóng cơ là một phần kiến thức của chương trình Vật lý lớp 12, là một phần không thể thiếu trong cấu trúc của đề thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH, CĐ những năm trước đây. Thầy Trần Tấn Minh - Phó Hiệu trưởng THPT Chuyên Bến Tre - cho biết: Bài tập sóng cơ khá đa dạng, từ những...