Trả tiền khi đọc báo online: Xu thế chung của thế giới
Thay vì viết nội dung chất lượng thấp để “ăn tiền” quảng cáo, báo chí trong nước nên suy nghĩ về việc thay đổi hình thức kinh doanh sang mô hình đăng ký thuê bao.
Thói quen trả tiền khi đọc báo online
Việc phụ thuộc nguồn thu vào quảng cáo không phải là vấn đề của riêng báo chí Việt Nam. Đây cũng là nỗi lo chung của giới báo chí toàn cầu khi nguồn thu từ quảng cáo vẫn chiếm 70-80% doanh thu của các báo điện tử. Tuy vậy, đã có những dấu hiệu cho thấy thực tế này đang có xu hướng đảo chiều.
Số liệu của Hiệp hội Báo chí Thế giới (WAN – IFRA) cho thấy, kể từ năm 2014, tỷ trọng nguồn thu từ quảng cáo trong tổng doanh thu của các báo điện tử đang có xu hướng giảm dần. Trong khi đó, tỷ trọng nguồn thu từ độc giả lại đang theo chiều hướng tăng dần lên.
Cụ thể, doanh thu từ độc giả của các báo điện tử chỉ chiếm khoảng 18,9% tổng doanh thu của các báo điện tử năm 2014. Tuy vậy, con số này đã tăng gấp 1,5 lần, lên thành 28,8% tổng doanh thu trong năm 2019.
Xu thế chung của thế giới cho thấy, tỷ trọng nguồn thu từ quảng cáo của các báo mạng đang giảm dần, trong khi tỷ trọng nguồn thu từ độc giả lại tăng dần lên.
Mặc dù cán cân tỷ trọng nguồn thu vẫn lệch hẳn về phía doanh thu quảng cáo, các tờ báo online đang có xu hướng đa dạng hóa nguồn thu của mình hơn. Thay vì chảy từ túi các doanh nghiệp, dòng tiền của báo chí hiện đại đang chảy nhiều hơn từ túi người dùng, ở đây là độc giả online của các tờ báo điện tử.
Người dùng đang có xu hướng quay trở lại với thói quen đọc báo trả tiền, kể cả khi đó là những tờ báo online. Đây là một sự thật bởi lượng người chấp nhận trả tiền khi đọc báo online tăng trưởng với tỷ lệ 15% mỗi năm và xu thế này vẫn còn đang tiếp tục.
Video đang HOT
Lượng độc giả trả tiền để đọc báo mạng đang tăng dần lên theo từng năm.
Xét trên bình diện toàn cầu, chỉ có 13,4 triệu người chấp nhận trả tiền để đọc báo qua mạng vào năm 2014. Tuy nhiên đến năm 2019, con số này đã là 41,3 triệu người.
Trong một thế giới đầy rẫy tin giả từ các trang mạng xã hội, ham muốn của người dùng với những tin tức chất lượng chưa bao giờ lớn đến vậy. Chính điều này đã tác động đến xu hướng phát triển của báo chí cũng như làm thay đổi hành vi người dùng.
Không phải chỉ người giàu mới trả tiền đọc báo
Thực tế cho thấy, nhiều tờ báo vẫn sống ổn bất chấp việc chuyển đổi hình thức phát hành từ báo in lên môi trường số.
Bắt đầu phát triển mô hình thuê bao trả tiền từ năm 2011, tính đến nay, The New York Times đã có hơn 5 triệu độc giả đăng ký mua báo online định kỳ (subscriptions). Đáng chú ý khi 20% trong số này, tương đương với hơn 1 triệu thuê bao là người dùng mới phát sinh trong năm 2019.
Với mức phí 9,99 USD/tháng trong năm đầu và 15,99 USD/tháng trong những năm tiếp theo, The New York Times đã kiếm về tới hơn 800 triệu USD từ độc giả online trong năm vừa qua.
Xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong năm nay khi chỉ trong Quý 1 của năm 2020, tờ báo này đã chứng kiến mức tăng kỷ lục với hơn 587.000 thuê bao mới. Đây là khoản bù đắp quan trọng do sự thiếu hụt từ nguồn thu quảng cáo.
The New York Times là tờ báo thành công nhất thế giới hiện nay với hơn 5 triệu độc giả đăng ký mua báo online định kỳ.
Thực tế cho thấy, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát tại Mỹ, doanh thu từ quảng cáo trực tuyến của New York Times đã sụt giảm tới 50-55%. Chính vì lẽ đó, New York Times đang nỗ lực cân đối nguồn thu của mình bằng việc phát triển các thuê bao trực tuyến. Mục tiêu của tờ báo này là có được 10 triệu thuê bao trả phí thường xuyên vào năm 2025.
Không phải tờ báo nào cũng làm được như New York Times, tuy nhiên đây cũng không phải là hình mẫu duy nhất. Nhiều tòa soạn khác trên khắp hành tinh đang tích cực đổi mới trong bối cảnh công nghệ đang làm thay đổi thói quen của độc giả.
Zimbabwe là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới với thu nhập bình quân đầu người chỉ 1.790 USD và phí data di động ở mức 75,2 USD/Gb. Thế nhưng khi triển khai việc trả tiền đọc báo online, tờ The Financial Gazette của nước này đã nhanh chóng kiếm về cho mình 80.000 thuê bao trả tiền hàng tháng.
Thực tế này cho thấy, khả năng tăng trưởng mô hình báo chí trả tiền không phụ thuộc vào quy mô của nền kinh tế. Thành công của mô hình này phụ thuộc rất lớn vào tư duy phát triển nội dung của các tòa soạn.
Thay vì viết nội dung chất lượng thấp để “ăn tiền” quảng cáo, báo chí trong nước nên suy nghĩ về việc thay đổi phương thức kinh doanh sang mô hình đăng ký thuê bao. Tuy nhiên đồng thời với nó phải là chất lượng nội dung được cải thiện. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể giải được bài toán về việc đa dạng nguồn thu cho báo chí.
Giao dịch không dùng tiền mặt tăng trưởng chưa từng có tại Singapore
Dịch Covid-19 đã tăng tốc đáng kể việc chuyển sang thế giới không dùng tiền mặt tại Singapore với tăng trưởng chưa có tiền lệ về số lượng giao dịch thanh toán điện tử.
Ảnh minh họa: Straits Time
Không chỉ nhiều người mua đồ thiết yếu bằng ứng dụng và trả tiền qua thẻ hơn, họ còn không dùng tiền mặt tại các quầy tính tiền ở siêu thị, cửa hàng ăn uống. DBS Bank, ngân hàng lớn nhất Singapore, cho biết số lượng giao dịch không dùng tiền mặt đã tăng gần gấp đôi trong ba tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi đó, giao dịch rút tiền mặt và tiền gửi giảm tới 11% trong cùng kỳ. Đây là mức giảm mạnh nhất được ghi nhận. Từ năm 2017, tỉ lệ giảm giao dịch tiền mặt thường giao động 5%.
Giám đốc DBS Singapore Jeremy Soo cho biết khủng hoảng Covid-19 gây khó khăn cho nhiều người nhưng một điểm tích cực là nó trở thành chất xúc tác để chuyển đổi sang phi tiền mặt do mọi người không ra ngoài. Ba tháng đầu năm 2020, DBS chứng kiến 100.000 khách hàng lần đầu chi tiêu trực tuyến. Họ là những đối tượng nhận ra có cách khác để thanh toán và tránh được nhiều bất tiện.
Khoảng 30% những khách hàng này trên 50 tuổi, trong khi giao dịch không dùng tiền mặt trên cả trực tuyến lẫn giao đồ ăn tận nơi đều tăng từ 30% đến 40%.
Câu chuyện tương tự cũng diễn ra với ngân hàng Overseas Bank (UOB) và OCBC Bank. Aaron Chiew, Giám đốc phụ trách bán lẻ di động và điện tử của UOB, cho hay mua sắm đồ tạp hóa qua mạng bằng thẻ đã tăng 44% trong ba tháng đầu năm so với một năm trước đó. Lượng giao dịch thương mại điện tử và đặt đồ ăn trực tuyến tăng 41% và 36% tương ứng trong cùng kỳ.
Với OCBC, chi tiêu khách hàng tăng 50% đối với dịch vụ giao đồ ăn và xem video, nghe nhạc trực tuyến trên Netflix, Spotify... Chi tiêu cho mua hàng tạp hóa qua mạng tăng gấp đôi dù tổng số tiền mua sắm trực tuyến giảm khoảng 10%, theo Giám đốc thẻ OCBC Vincent Tan. Theo ông, Covid-19 ảnh hưởng đến chi cho du lịch, hàng không, vốn là các lĩnh vực có giá trị giao dịch trung bình cao.
Cleo Tay, 26 tuổi, cho biết cô bắt đầu mua hàng qua mạng vì không thể đi ra ngoài hoặc muốn làm việc tại nhà. Cô đang dùng các ví điện tử như DBS PayLah và GrabPay cũng như thẻ ghi nợ POSB.
Các biện pháp phong tỏa nghiêm khắc nhằm ngăn chặn Covid-19 lây lan làm giảm đáng kể lượng khách đến giao dịch tại ngân hàng và khiến nhiều người giảm lệ thuộc vào tiền mặt. Theo DBS, số khách đến các chi nhánh giảm khoảng 50%, còn UOB đóng cửa 1/3 chi nhánh trong thời gian này.
Nếu như giao dịch rút tiền mặt và tiền gửi giảm, số lượng giao dịch PayNow lại tăng gần gấp đôi tại OCBC và DBS trong ba tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2019. PayNow là dịch vụ cho phép khách hàng chuyển tiền đến người khác ngay lập tức bằng số di động hoặc số thẻ căn cước.
Ông Soo dự đoán khách hàng sẽ không quay lại các phương thức chi tiêu và ngân hàng cũ ngay cả khi cuộc sống trở về bình thường. Nếu họ cảm thấy trải nghiệm an toàn, nhanh chóng, tốt, không có lý do gì để bỏ thanh toán qua mạng và dùng lại phương thức cũ.
Du Lam
Facebook sắp ra mắt ứng dụng chơi game chuyên dụng Báo cáo từ The New York Times cho biết, Facebook sẽ giới thiệu ứng dụng di động Facebook Gaming ngay trong ngày 20.4 nhằm phục vụ hàng triệu người dùng đang phải giãn cách xã hội tại nhà. Facebook sẵn sàng gia nhập thị trường game trong ngày 20.4? Theo Neowin, khủng hoảng đại dịch Covid-19 khiến nhiều người phải thực hiện giãn...