Trà shan tuyết và những tác dụng tuyệt vời với sức khỏe
Trà shan tuyết từ lâu đã chiếm một vị trí không nhỏ trong lòng nhũng người yêu trà Việt Nam nhờ vị ngọt và hương thơm đặc trưng. Nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ trà shan tuyết là gì? Có tác dụng gì cho sức khỏe?
Trà shan tuyết là một loại trà sống ở vùng núi cao từ 1200m so với mực nước biển, có nơi lên hơn 2000m, ở Việt Nam những cây chè chỉ có ở những tỉnh thuộc vùng Tây Bắc. Địa hình nơi đây rất hiểm trở với nhiều khối núi, khí hậu thì mát mẻ quanh năm, người dân chủ yếu là những dân tộc thiểu số, phần lớn là người H’Mông.
Cây sống trên núi nên người ta gọi là “trà shan” (shan theo tiếng Hán là núi). Còn tuyết là do trên những búp chè shan được phủ một lớp lông mao màu trắng bạc trông như tuyết nên người ta gọi là trà tuyết hay trà shan tuyết là vậy. Không như các cây chè sống ở các vùng thấp hơn như Thái Nguyên, Lâm Đồng,…cao tầm ngang người, khi hái chỉ cần đứng rồi ngắt từng lá một…
Trong tất cả các loại trà thuộc dòng trà xanh thì trà shan tuyết cổ thụ là một trong những loại có dược tính cao nhất. Cứ mỗi ngày pha từ một đến hai ấm, sáng một ấm, xế chiều một ấm không chỉ giúp tinh thần bạn tỉnh táo, sản khoái mà trà shan tuyết còn hỗ trợ phòng chống nhiều bệnh tật rất tuyệt vời.
Tác dụng của trà shan tuyết đối với tim mạch
Trong trà shan tuyết có chứa các khoáng chất, vitamin A, B, C, P hỗ trợ giúp nhịp thở ổn định và đều hơn. Tác dụng của trà shan tuyết còn giúp hỗ trợ việc tim được nạp máu đầy đủ, phòng nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, trà shan tuyết giúp tim đập khỏe và hưng phấn hơn.
Tác dụng của trà shan tuyết hỗ trợ làm chậm tiến trình lão hóa
Tác dụng của trà cổ thụ giúp bạn làm chậm quá trình lão hóa, cụ thể là trong trà có các sinh tố C làm kích thích sản xuất collagen trong cơ thể, hỗ trợ tích cực sự tăng tưởng của các cơ da, mạch máu, làm da dẻ hồng hòa, căn mịn. Ngoài ra các axit amin, vitamin A, B, C, chất khoáng hỗ trợ giúp xương chắc khỏe hơn.
Tác dụng của chè shan tuyết hỗ trợ giảm nguy cơ bệnh ung thư
Trong trà có một chất gọi là thần dược: “Polyphenol” được cho là hỗ trợ chống lại ung thư rất mạnh, chất này có trong trà xanh nói chung và trà shan tuyết cổ thụ nói riêng làm ức chế sự phát triển của mạch máu mới trong khối u và cung cấp một cách tiếp cận nữa để có thể đàn áp khối u.
Ngoài ra, trà shan tuyết còn có chất chống oxi hóa gọi là EGCG (viết tắt của Epigallocatechin Gallate) có tác dụng chống lại các gốc tự do, các phân tử không ổn định có thể phá hủy các tế bào khỏe mạnh và gây ung thư.
Tác dụng của trà shan tuyết giúp hỗ trợ giải độc gan và cơ thể
Video đang HOT
Gan là một tạng lớn nhất của cơ thể, vừa có chức năng ngoại tiết, vừa có chức năng nội tiết, vừa là kho dự trữ của nhiều chất, vừa là trung tâm chuyển hóa quan trọng của cơ thể và có tính chất sinh mạng. Như chúng ta có thể thấy, gan là một bộ phận hết sức quan trọng đối với với cơ thể , bởi vì nó liên quan và thực hiện nhiều chức năng với các vai trò khác nhau.
Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà gan của chúng ta rất dễ bị ảnh hưởng, nhiễm độc từ các yếu tố bên ngoài: thực phẩm, môi trường, bia, rượu,…bởi vậy các bác sĩ thường xuyên khuyến cáo chúng ta phải bảo vệ và giải độc gan, đây là điều rất cần thiết.
Thần dược EGCG được nêu trên lại là chất tốt cho gan, hỗ trợ loại bỏ mỡ thừa trong gan, gan nhiễm mỡ, bài trừ độc tố của các chất trong bia, rượu, phục hồi các chức năng gan.
Tác dụng của chè shan tuyết giúp tinh thần sảng khoái
Trong trà shan tuyết chứa một lượng lớn caffeine, chất này giúp bạn tỉnh táo vào mỗi sáng trước khi bước vào làm việc. chống được cảm sốt, dịch bệnh,…
Ngoài ra, Theanine là chất có tác dụng giúp bạn giảm chứng căng thẳng khi phải chịu áp lực công việc quá nhiều, cải thiện chức năng của não khi phải suy nghĩ ở nhịp độ cao, giảm stress. Cứ một ngày bạn chỉ cần uống 4 – 6 cốc trà là bạn đã bổ sung cho mình lượng Theanine cần thiết rồi.
Tác dụng của chè shan tuyết về việc hỗ trợ giảm cân
Các hoạt chất trong trà shan tuyết có tác dụng giúp cho cơ thể đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và làm giảm lượng mỡ thừa tích tụ. Triglyceride & cholesterol làm cơ thể tiết ra dịch vị làm ta cảm thấy no, không bị nhanh đói và đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
Ngoài ra, EGCG giúp đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể. Theo đó là một lượng caffeine hỗ trợ cơ thể không bị mệt mỏi trong quá trình bạn giảm cân, đồng thời là chất kích thích nhẹ và có tác dụng giúp chuyển hóa chất béo tồn tại trong cơ thể thành các acid có lợi.
Một số cổ phương có vị ngưu bàng tử
Ngưu bàng (Artium lappaL.), họ cúc (Asteraceae) là cây thuốc mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta, như Lào Cai (thị trấn Sa Pa), Yên Bái, Hà Nội...
Người ta thu hái lá bánh tẻ, quả già để lấy hat, gọi là ngưu bàng tử, hay đại đao tử, á thực, hắc phong tử, thử niêm tử.
Quả già của cây ngưu bàng phơi khô, đập cho hạt tung ra, phơi khô, khi dùng sao vàng. Rễ ngưu bàng rửa sạch, để ráo nước, thái vát chéo, phơi khô, sao vàng. Lá tươi (lá bánh tẻ) để dùng ngoài.
Về thành phần hoáa học, trong hạt ngưu bàng có chứa chất béo 25-30%, chủ yếu là acid panmitic, stearic, oleic, arachidic...; glucosid: actiin, l-arctigenin, isoarctigenin; alcaloid: lappin; phenol; protein; tinh dầu, sterol; nhiều loại vitamin. Rễ ngưu bàng có 5-6% glucoza, 50-70% chất inulin; ngoài ra còn có các chất nhựa, chất nhầy, chất đắng, muối vô cơ: kali...
Về tác dụng sinh học, ngưu bàng tử có tác dụng lợi niệu, hạ huyết áp. Glucosid từ ngưu bàng tử có thể làm cho động vật thí nghiệm co giật; làm tê liệt tim ếch cô lập.
Nước sắc có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, vi trùng tan huyết. Rễ ngưu bàng có tác dụng hạ glucosa huyết. Cuống lá và thân cây có tác dụng tăng tích lũy glycogen trong gan, do đó làm ổn định glucosa huyết.
Theo y học cổ truyền, ngưu bàng tử có vị cay, đắng, tính hàn, vào kinh phế, vị. Công năng sơ tán phong nhiệt, tuyên phế, thấu chẩn, giải độc, lợi tiểu, lợi hầu họng, tiêu sưng.
Trị các chứng ngoại cảm phong nhiệt, họng sưng đau, chứng sốt ho, ban chẩn khó mọc hoặc mọc ít, bệnh sởi ở thời kỳ đầu, hoặc bệnh quai bị, nhiệt độc ung nhọt sưng thũng.
Còn trị chứng đi tiểu ít, nước tiểu sẫm màu, cảm giác buốt, dắt; ngưu bàng tử phối hợp với xa tiền, kim tiền thảo, râu mèo.
Trị viêm họng sưng đau: ngưu bàng tử phối hợp bản lam căn, cát cánh, bạc hà, cam thảo. Trị ban chẩn, sởi đậu khó mọc: ngưu bàng tử phối hợp cát căn, thuyền thoái, bạc hà, kinh giới.
Nếu có sốt cao, dùng: ngưu bàng tử, phù bình, đậu xị, liên kiều, cát căn, thăng ma, thuyền thoái, kim ngân hoa, hoàng cầm.
Nếu sởi đã mọc mà kèm theo tiêu chảy, dùng: ngưu bàng tử, liên kiều, sơn tra, đăng tâm thảo, binh lang (sao vàng), hoàng liên, hoàng cầm, hậu phác, thanh bì, cam thảo.
Trị viêm thận, phù thũng: ngưu bàng tử, trạch tả, long du thái. Trị mụn nhọt: ngưu bàng tử, kim ngân hoa, liên kiều, bạc hà hoặc dùng lá ngưu bàng đắp ngoài chữa mụn nhọt.
Liều dùng chung: Ngày 6-12g, dưới dạng bột, hoặc sắc uống. Lưu ý không dùng ngưu bàng tử cho người tỳ hư, tiêu chảy. Lá ngưu bàng dùng ngoài lượng thích hợp.
Ngưu bàng tử có mặt trong phương thuốc Ngân kiều tán trị cảm sốt.
Một số phương thuốc thường dùng có ngưu bàng tử
Bài 1 - Ngân kiểu tán: ngưu bàng tử, kim ngân hoa, liều kiều, đạm đậu xị, mỗi vị 12g; cát cánh, đạm trúc diệp, bạc hà, mỗi vị 6-12g; kinh giới tuệ 6g; cam thảo 4g. Các vị tán bột mịn, uống với nước sôi để nguội. Hoặc sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần trước bữa ăn 30 phút đến 1 giờ. Trị sốt do cảm nhiệt, mồ hôi ra ít, hoặc không có mồ hôi, người khô háo, bồn chồn vật vã, khó chịu, nước tiểu đỏ, ít, đại tiện bí táo...; hoặc cơ thể ngứa ngáy, lên nhiều mụn nhọt, bứt rứt, đau nhức...
Bài 2 : ngưu bàng tử, kim ngân hoa, mỗi vị 12g; liên kiều, kinh giới, bạc hà, mỗi vị 8g, cam thảo 4g. Sắc uống. Trị các chứng cảm mạo phong nhiệt sốt cao.
Bài 3 : ngưu bàng tử, bản lam căn, mỗi vị 15g; cát cánh 6g; bạc hà, cam thảo, mỗi vị 3g. Sắc uống. Trị hầu họng sưng thũng.
Bài 4: ngưu bàng tử, cát căn, mỗi vị 6g; thuyền thoái, bạc hà kinh giới, mỗi vị 3g. Sắc uống. Trị sởi, đậu khó mọc.
Bài 5: ngưu bàng tử 15g, kim ngân hoa, liên kiều, mỗi vị 10g; bạc hà 5g. Sắc uống. Trị sang chẩn do phong nhiệt.
Bài 6: ngưu bàng tử, hoàng cầm, mỗi thứ 8g; kinh giới tuệ 4g; kim ngân hoa 12g; cát cánh 6g; cam thảo 3g. Trị trẻ em viêm amidan, viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản...
Nếu sốt cao, thêm thạch cao (sống) 16g, liên kiều 6g. Lưu ý: thạch cao đập vụn, bọc vào vải sạch, cho vào sắc trước 30 phút - 1 giờ; sau đó cho các vị thuốc trên vào cùng sắc. Nước sắc chia 3 lần uống trước bữa ăn 30 phút - 1 giờ.
Nếu sốt về đêm, quấy khóc, thêm táo nhân 8g, đăng tâm thảo 2g; nếu do sởi thêm cát căn 12g, thăng ma 6g.
Bài 7: ngưu bàng tử, kim ngân hoa, cát căn, mỗi vị 12g; thăng ma 8g; cam thảo, kinh giới tuệ, mỗi vị 4g. Sắc uống. Trị sởi ở trẻ em, hoặc chứng dị ứng mẩn ngứa, nổi mề đay.
Bài 8: ngưu bàng tử 12g; bạc hà, phòng phong, cam thảo, mỗi vị 4g; kinh giới 8g. Sắc uống trước bữa ăn. Trị cảm nhiệt, người sốt, ho, họng khô.
Bài 9: ngưu bàng tử, phù bình (bèo cái khô), đồng lượng, tán nhỏ, trộn đều, mỗi lần uống 6g với nước ấm. Trị phù do viêm cầu thận cấp hoặc họng viêm sưng đau.
Ngoài dùng hạt ngưu bàng, người ta còn dùng lá. Chọn lá bánh tẻ, rửa sạch, giã nát, thêm chút muối ăn, đắp, bó vào nơi mụn nhọt, đinh độc sưng đau.
Rễ ngưu bàng được gọi là ngưu bàng căn, cũng được dùng làm thuốc thông tiểu ra mồ hôi; trị sưng đau các khớp hoặc mụn nhọt, trứng cá, lở loét. Nước sắc rễ ngưu bàng còn dùng trị đái tháo đường type 2.
Bạn trai yêu cuồng nhiệt mỗi đêm, cô gái đến bệnh viện khám trong tình trạng mệt lả người Uống thuốc khoảng 1 tháng theo chỉ định của bác sĩ, cô gái đến bệnh viện tái khám nhưng tình trạng không cải thiện. Trong chương trình "Doctor is hot", bác sĩ Hồng Vĩnh Tường, khoa thận, bệnh viện Tri-Service General Hospital Nei-Hu Branch, mới đây chia sẻ về trường hợp một bệnh nhân nữ sống tại Đài Loan đến bệnh viện khám...