Trả nợ thay mẹ chồng 8 năm chưa xong, nàng dâu suy sụp biết đó là tiền sính lễ
Kết hôn 8 năm vẫn phải miệt mài trả nợ giúp bố mẹ chồng, người phụ nữ quyết hỏi cho ra nhẽ và suy sụp khi biết đó là khoản sính lễ khi cưới cô.
Câu chuyện mà cô gái người Giang Tây, Trung Quốc chia sẻ trên mạng xã hội khiến nhiều người bức xúc, bình luận gay gắt. Người phụ nữ này lấy chồng được 8 năm. Mỗi tháng khi chồng đưa lương cho mình, cô đều phải chi gần hết số tiền đó để giúp bố mẹ chồng trả nợ, cứ thế đến nay vẫn chưa trả hết.
Nàng dâu này thấy khó hiểu vì bố mẹ chồng cô sống rất tằn tiện, làm sao có thể nợ nần nhiều đến nỗi còng lưng trả nhiều năm không xong. Tuy nhiên, gia đình chồng đều tránh né không muốn nói lý do.
Cuối cùng mới đây, dưới sự tra hỏi của vợ, người chồng mới nói thật rằng nguồn gốc khoản nợ đó chính là tiền sính lễ nộp cho bố mẹ cô 8 năm trước, khi họ làm đám cưới. Bố mẹ cô dâu muốn nhận được 680 nghìn nhân dân tệ (gần 2,3 tỷ đồng).
Người phụ nữ này làm việc cật lực suốt 8 năm sau khi kết hôn vẫn không trả hết món nợ của bố mẹ chồng, hóa ra đó là khoản tiền sính lễ để cưới cô. (Ảnh: Douyin)
Giang Tây là nơi có mức thách cưới cao nhất Trung Quốc. Tình trạng mất cân bằng giới tính khiến các cô gái trở nên “quý hiếm”, nhiều gia đình đưa ra mức thách cưới cao hơn nhiều so với phong tục địa phương.
Video đang HOT
Trong trường hợp trên, bố mẹ cô gái cho rằng con số 300 nghìn nhân dân tệ – mức sính lễ trung bình ở địa phương – có vẻ không may mắn nên đã yêu cầu nhà trai chi 680 nghìn nhân dân tệ – con số “lộc phát”, nghe có vẻ tốt lành hơn.
Bố mẹ chú rể thấy đôi trẻ yêu nhau sâu đậm, không nỡ khiến họ phải chia tay nên cố gắng vay tiền họ hàng, bạn bè để nộp đủ cho nhà gái. Còn cô dâu vốn tưởng bố mẹ chồng lo khoản đó nên không để ý nhiều. Không ngờ sau khi về làm dâu, vợ chồng cô phải cùng họ xoay xở trả dần.
Khi cưới vợ cho con, các gia đình Trung Quốc thường gặp áp lực lớn về tiền sính lễ.
Khi biết sự thật, người phụ nữ thất vọng và khá suy sụp. Cô rất hối hận vì trước đây không ngăn bố mẹ đẻ nhận số tiền đó, khiến cho chất lượng cuộc sống sau khi kết hôn không được tốt lắm, làm ra bao nhiêu cũng chỉ để trả nợ.
“Giá bố mẹ bằng lòng cho tôi một nửa số tiền ấy làm của hồi môn thì chồng tôi đã không phải làm việc vất vả như vậy. Tôi không thể hiểu được quyết định của bố mẹ mình, về cơ bản đó là hành động bán con gái”, người phụ nữ chia sẻ. Cô do dự về việc có nên về nhà hỏi bố mẹ, sợ nếu hỏi thì xảy ra xung đột, còn nếu không hỏi rõ thì cảm thấy khó đối mặt với gia đình mình.
Những câu chuyện về nạn thách cưới luôn được bàn luận sôi nổi trên mạng xã hội và chuyện của cô gái này cũng vậy. Nhiều cư dân mạng khuyên cô đối xử tốt với gia đình chồng: “680 nghìn tệ là số tiền lớn; nhưng bố mẹ chồng cô ấy đã đồng ý vô điều kiện rồi bí mật vay tiền”; “Họ không hề cò kè mặc cả, chấp nhận vì không muốn rẽ duyên con cái”…
Rất nhiều ý kiến chỉ trích bố mẹ cô gái và lên án nạn thách cưới quá cao: “Cha mẹ đòi sính lễ với giá trên trời thực sự không xứng đáng làm cha mẹ”; “Đây là việc bán con gái”; “Tham lam thách cưới số tiền lớn, cuối cùng con gái họ phải è cổ ra làm việc để trả; họ có hiểu điều đó không?”…
Bố tôi vừa thách cưới, họ nhà trai đã tỏ thái độ rồi giận dữ bỏ về
Bố tôi nói về những sính lễ cần thiết trong ngày đám cưới. Nhưng ông còn chưa nói xong thì họ nhà trai đã nổi giận từ chối những yêu cầu đó.
Ảnh minh họa
Sau khi tốt nghiệp cấp 3, tôi không thi đại học mà đăng ký đi xuất khẩu lao động. 5 năm ở Nhật, tôi làm việc liên tục, quên cả bản thân và sức khỏe để kiếm tiền, gửi về cho gia đình. Nhờ tiền tôi gửi về mà bố mẹ xây được nhà mới, mua sắm đồ đạc, nuôi em ăn học.
Hết hạn, tôi trở về nước với 100 triệu tiết kiệm được. Nhưng bố mẹ cũng hỏi và lấy số tiền đó để mua xe máy, mua laptop cho em trai nhập học đại học. Còn 20 triệu trong tay, tôi mở tiệm tạp hóa, buôn bán lặt vặt qua ngày. Nhưng rồi dịch bệnh, không bán buôn được, tôi đành phải đóng cửa và lâm vào cảnh thất nghiệp. Thời gian không kiếm ra tiền, tôi thường bị bố mẹ mắng mỏ, trách cứ vô dụng dù căn nhà đang ở được xây bằng mồ hôi, công sức của tôi.
Năm ngoái, tôi xin vào làm công nhân ở khu công nghiệp, lương tháng chỉ hơn 6 triệu. Nhưng tháng nào, tôi cũng phải góp tiền ăn cho mẹ 2 triệu dù bản thân ăn ở công ty nhiều hơn ở nhà.
Bố mẹ cần gì cũng hỏi đến tiền của tôi dù em trai tôi cũng đã tốt nghiệp đại học, đi làm có tiền rồi. Lúc nào bố mẹ cũng bảo em ấy là con trai nên cần phải tiết kiệm tiền để cưới vợ, còn tôi phận gái, khi nào lấy chồng cứ đòi sính lễ cao một chút là được.
Tôi quen chồng chưa cưới trong khu công nghiệp, anh ấy làm quản lý, gia cảnh khá giả và có học vấn cao hơn tôi. Yêu nhau 9 tháng, tôi phát hiện có bầu. Nói thật, khi thấy que thử thai hiện 2 vạch, tôi mừng nhiều hơn là lo. Bởi tôi đã gần 30 tuổi rồi, tôi thích trẻ nhỏ và mong muốn có một mái ấm của riêng mình. May mắn nữa là gia đình chồng chưa cưới cũng ủng hộ mối quan hệ của chúng tôi.
Sáng qua, họ nhà trai sang nạp lễ trầu cau và dạm hỏi. Lúc bàn bạc đến chuyện sính lễ trong ngày cưới, bố tôi đưa ra mấy yêu cầu quá đáng như: tiền mặt 20 triệu, 3 lượng vàng, bao nguyên việc xe đưa đón dâu rể, khi đãi khách thì tiền mừng cưới phải để cô dâu chú rể tự kiểm và tự cất giữ.
Bố tôi còn chưa nói xong thì một bác họ nhà trai đã tức giận nói thẳng: "Ông đang bán con gái đấy à? Con gái đã có bầu rồi, sao còn đòi hỏi lắm thế?". Nói rồi bác ấy bỏ ra về, những người khác cũng lục tục kéo nhau ra xe ô tô. Bố mẹ chồng tương lai thì lịch sự nán lại, bảo sẽ suy nghĩ thêm rồi quyết định sau.
Chồng chưa cưới trách bố tôi đòi hỏi sính lễ cao quá, trong khi tôi đã mang thai rồi. Tôi cũng thấy điều đó và giận bố mình. Vậy mà bố tôi vẫn mạnh miệng bảo nếu họ nhà trai không đồng ý thì không cưới hỏi gì nữa. Tôi đau khổ, mất ăn mất ngủ vì không biết phải giải quyết làm sao cho ổn thỏa. Chẳng lẽ bố muốn tôi sinh con một mình, nuôi con một mình hay sao? Tôi phải làm sao để thuyết phục ông đây?
Đau đầu vì con gái và con dâu tối ngày gây sự với nhau Tôi vừa là mẹ đẻ vừa là mẹ chồng đứng ở giữa mà không biết phải xử lý làm sao nữa! Tôi đang ngồi nhặt mớ rau để nấu cơm thì thấy cái My - con dâu tôi hùng hổ chạy từ trên tầng xuống, con bé còn chưa kịp nói gì tôi đã đoán sơ sơ qua chuyện rồi. Bởi vậy mỗi...