Trà nghệ – phương thuố.c tự nhiên giảm đau khớp
Nghệ là một loại gia vị có màu vàng, thường được sử dụng trong ẩm thực, có đặc tính chữa bệnh.
Một trong những cách phổ biến nhất để tiêu thụ nghệ là dùng dưới dạng trà (trà nghệ).
Trà nghệ là thức uống ấm áp, dễ chịu không chỉ ngon, bổ dưỡng mà còn chứa nhiều hợp chất có thể giúp giảm viêm và làm dịu cơn đau khớp.
1. Tác dụng chống viêm của nghệ
Thành phần hoạt chất chính trong nghệ là curcumin, một hợp chất được biết đến với tác dụng chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ. Curcumin hoạt động bằng cách ức chế một số enzyme và cytokine trong cơ thể gây viêm.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, curcumin có hiệu quả như một số loại thuố.c chống viêm, tự nhiên và hầu như không có tác dụng phụ.
Trà nghệ giúp giảm đau khớp.
2. Trà nghệ giúp giảm đau khớp như thế nào?
Đau khớp thường do các tình trạng như viêm khớp gây ra, có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các đặc tính chống viêm của curcumin có trong nghệ, làm cho trà nghệ trở thành một phương thuố.c tự nhiên rất tốt để giảm đau và sưng ở các khớp.
Sử dụng trà nghệ thường xuyên có thể giúp:
- Giảm viêm: Curcumin giúp giảm mức độ các dấu hiệu viêm trong cơ thể, có thể làm giảm tình trạng viêm nói chung ở các khớp.
- Giảm đau: Tác dụng chống viêm của curcumin cũng giúp giảm đau liên quan đến các bệnh như viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp.
- Cải thiện khả năng vận động: Bằng cách giảm đau và sưng, trà nghệ có thể giúp cải thiện chức năng và khả năng vận động của khớp, giúp người bệnh thực hiện các hoạt động hàng ngày dễ dàng hơn.
3. Làm trà nghệ như thế nào?
Chuẩn bị trà nghệ tại nhà rất đơn giản:
Thành phần:
Video đang HOT
1 cốc nước.
1/2 thìa cà phê bột nghệ (hoặc củ nghệ tươi xay).
Một nhúm hạt tiêu đen (giúp tăng cường hấp thụ curcumin).
Mật ong hoặc chanh tùy khẩu vị (tùy chọn).
Cách làm:
Đun sôi nước.
Thêm bột nghệ hoặc nghệ nạo vào.
Giảm nhiệt và để sôi liu riu trong khoảng 10 phút.
Lọc trà vào cốc.
Thêm một chút hạt tiêu đen và mật ong hoặc chanh nếu muốn.
Khuấy đều và thưởng thức.
Thêm gừng tươi vào trà nghệ có thể tăng cường tác dụng chống viêm.
Mẹo để tăng cường lợi ích của trà nghệ:
- Kết hợp trà nghệ với gừng: Thêm một lát gừng tươi vào trà nghệ có thể tăng cường tác dụng chống viêm.
- Sử dụng nghệ chất lượng cao: Đảm bảo bạn sử dụng bột nghệ nguyên chất, chất lượng cao hoặc củ nghệ tươi để có lợi ích tối đa.
- Tiêu thụ thường xuyên: Uống trà nghệ thường xuyên, 1-2 cốc mỗi ngày có thể tận hưởng lợi ích tối ưu của trà nghệ.
3. Một số rủi ro tiềm ẩn của trà nghệ
Nhìn chung, trà nghệ được dung nạp tốt ở hầu hết người dùng. Tuy nhiên, có một số rủi ro tiềm ẩn cần lưu ý:
- Tương tác thuố.c: Curcumin trong nghệ có thể làm giảm lượng đường trong má.u hoặc huyết áp. Do đó, đối với những người đang dùng thuố.c điều trị huyết áp cao hoặc thuố.c trị đái tháo đường, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thêm trà nghệ vào chế độ ăn uống của mình.
- Phụ nữ mang thai: Một số ý kiến cho rằng, nghệ có thể kích thích các cơn co thắt chuyển dạ. Mặc dù có ít bằng chứng ủng hộ cho điều này, nhưng phụ nữ mang thai nên tránh trà nghệ hoặc trao đổi với bác sĩ trước khi dùng.
- Tắc nghẽn ống mật: Nghệ có thể làm tăng sản xuất mật, gây ra vấn đề cho những người bị tắc ống mật, sỏi mật hoặc bệnh gan. Do đó, đối với những người bệnh này cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những người có nguy cơ cao bị viêm khớp
Tiề.n sử gia đình, thường xuyên hút thuố.c, lười vận động, béo phì có thể là những nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ cao bị viêm khớp hơn.
Viêm khớp là tình trạng phổ biến xảy ra ở những người trên 50 tuổ.i. Ảnh minh họa: Verywellhealth.
Viêm khớp là tình trạng rất phổ biến, đặc biệt ở những người trên 50 tuổ.i. Đây là căn bệnh gây tổn thương ở khớp (nơi hai xương gặp nhau). Một số khớp bị mòn tự nhiên khi con người già đi.
Một số loại viêm khớp xảy ra sau những chấn thương làm tổn thương khớp. Ngoài ra, một số tình trạng sức khỏe khác cũng có thể gây viêm khớp.
Triệu chứng điển hình
Theo Cleveland Clinic, các triệu chứng và dấu hiệu viêm khớp phổ biến nhất bao gồm:
Đau khớp
Cứng khớp hoặc giảm phạm vi chuyển động (bạn có thể di chuyển khớp bao xa)
Sưng (viêm)
Sự đổi màu da
Đau hoặc nhạy cảm khi chạm vào xung quanh khớp
Cảm giác nóng hoặc ấm gần khớp
Vị trí biểu hiện các triệu chứng này phụ thuộc vào loại viêm khớp mà bạn mắc phải và khớp nào bị ảnh hưởng. Một số loại viêm khớp gây ra các triệu chứng theo từng đợt đến và đi (tái phát). Một số khác khiến khớp luôn cảm thấy đau hoặc cứng hoặc sau khi hoạt động thể chất.
Một số triệu chứng phổ biến của bệnh viêm khớp. Ảnh: Clevelandclinic.
Nguyên nhân chính gây viêm khớp
Nguyên nhân gây viêm khớp khác nhau tùy thuộc vào loại bạn mắc phải:
- Viêm xương khớp xảy ra tự nhiên khi già đi - việc sử dụng khớp suốt đời cuối cùng có thể làm mòn lớp đệm sụn của chúng.
- Mắc bệnh gout nếu có quá nhiều axit uric trong má.u (tăng axit uric má.u).
- Hệ thống miễn dịch có thể gây ra bệnh viêm khớp (bao gồm cả viêm khớp dạng thấp) khi nó vô tình làm tổn thương các khớp.
- Một số bệnh nhiễ.m trùn.g do virus (bao gồm cả Covid-19) có thể gây ra bệnh viêm khớp do virus.
- Đôi khi, viêm khớp xảy ra không có nguyên nhân hoặc lý do cụ thể. Các bác sĩ gọi đây là bệnh viêm khớp vô căn.
Bất cứ ai cũng có thể bị viêm khớp, nhưng một số yếu tố có thể khiến bạn dễ mắc bệnh hơn, bao gồm:
- Sử dụng thuố.c l.á: Hút thuố.c và sử dụng các sản phẩm thuố.c l.á khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Tiề.n sử gia đình: Những người có thành viên gia đình ruột thịt bị viêm khớp có nhiều khả năng mắc bệnh này hơn.
- Mức độ hoạt động: Bạn có nhiều khả năng bị viêm khớp nếu không hoạt động thể chất thường xuyên.
- Các tình trạng sức khỏe khác: Mắc các bệnh tự miễn, béo phì hoặc bất kỳ tình trạng nào ảnh hưởng đến khớp của bạn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp.
Một số người có nguy cơ viêm khớp cao hơn, bao gồm:
Người trên 50 tuổ.i
Các vận động viên, đặc biệt là những người chơi các môn thể thao tiếp xúc
Những người có công việc đòi hỏi thể chất hoặc làm những công việc gây nhiều áp lực lên khớp (đứng, cúi người, chống tay và đầu gối trong thời gian dài...).
5 cách dùng nghệ tốt nhất cho sức khỏe Củ nghệ là loại gia vị có màu vàng, vốn là thành phần chủ yếu trong y học cổ truyền, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Nhưng cách sử dụng nghệ như thế nào để đạt được hiệu quả tối ưu nhất? Curcumin là hợp chất chính trong củ nghệ có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, góp phần mang...