Trả lương giáo viên theo kiểu cào bằng

Theo dõi VGT trên

Nhiều nhà giáo cho rằng cơ chế trả lương hiện nay là nguyên nhân khiến giáo viên ngại đổi mới, đồng thời không thu hút được người giỏi vào ngành giáo dục.

Tại hội nghị tổng kết năm học 2015-2016 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2016-2017 vừa qua, một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà lãnh đạo TP.HCM yêu cầu ngành giáo dục thực hiện trong năm học tới là đề xuất thêm những chương trình, giải pháp, chính sách nhằm nâng cao chế độ đãi ngộ, giúp cán bộ, giáo viên (GV) ngành giáo dục yên tâm công tác; nghiên cứu thí điểm chế độ đãi ngộ gắn liền với trách nhiệm đối với nhà giáo theo hướng không cào bằng, có thể định lượng được.

Sáng tạo nhiều thì lương vẫn vậy

GV một trường THPT tại quận 3, TP.HCM tính toán: Hiện nay, với mức lương đi dạy 7 năm, cộng thêm tất cả danh hiệu như chiến sĩ thi đua, nhà giáo trẻ tiêu biểu…, thu nhập hiện tại chưa đến 4 triệu đồng. Đó là chưa kể những GV mới ra trường, lương cơ bản còn thấp hơn nhiều.

“Năm học trước, tôi được nhận giải “GV sáng tạo cấp thành phố” nhưng mức thưởng tổng cộng chỉ vỏn vẹn 1 triệu đồng cho giải khuyến khích. Nếu tính toán công sức bỏ ra, kể cả kinh phí tự túc để đổi mới phương pháp giảng dạy cho học sinh, p.hần t.hưởng đó không thấm vào đâu”, GV này cho biết.

Theo các chuyên gia giáo dục, hiện nay, cơ chế trả lương trong ngành giáo dục rất cào bằng. Nhiều thầy cô giáo “sống lâu lên lão làng”, cứ có biên chế và thâm niên là ngồi đó. Trong khi đó, việc trả lương dường như không hề được tính toán, không căn cứ những đóng góp của GV.

Cách trả lương này không những không tạo động lực cho GV phấn đấu mà còn khó thu hút người giỏi vào công tác trong ngành giáo dục. Bên cạnh đó, có những GV đóng góp rất nhiều, làm được nhiều công trình sáng kiến có lợi cho học sinh nhưng lương lại rất thấp do không có thâm niên.

Tại một hội thảo về giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ GV tiểu học TP.HCM để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, thầy Lê Phan Vương Quốc, GV Trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu (quận Bình Thạnh, TP.HCM), cho rằng một trong các nguyên nhân khiến GV ngại đổi mới, ngại nâng cao trình độ là chế độ lương bổng vẫn theo hình thức thâm niên. Điều đó chưa thật sự khuyến khích, động viên GV trẻ nâng cao trình độ, tay nghề.

Trả lương giáo viên theo kiểu cào bằng - Hình 1

Video đang HOT

Muốn giáo viên có nhiều cống hiến thì cần trả lương theo đúng năng lực. Ảnh: Tấn Thạnh/Người Lao Động.

Giỏi – dở như nhau

GV một trường THPT tại quận 1, TP.HCM cho biết hiện nay, việc xếp loại, đ.ánh giá GV đang có nhiều bất cập. Chẳng hạn, GV giỏi hay dở chỉ được đ.ánh giá qua vài tiết dự giờ và thi thố. Điều đó khiến kết quả đ.ánh giá không thể hiện được chính xác năng lực của GV.

Tuy nhiên, dù GV giỏi hay dở, mức lương cũng như nhau, chiến sĩ thi đua cấp thành phố cũng không hơn người bình thường. Nếu không thay đổi chế độ đãi ngộ thì lâu dần, GV giỏi cũng không muốn dạy nữa.

Theo PGS.TS Nguyễn Thiện Tống, người thầy nên chấp nhận cơ chế cạnh tranh trong giáo dục, nghĩa là ai chất lượng hơn, ai tốt hơn thì được dùng. Điều đó lý giải vì sao một số trường phổ thông ngoài công lập thu hút được khá nhiều GV giỏi bởi họ có chế độ đãi ngộ tốt.

Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người giảng dạy không tốt nhưng cứ tồn tại do có thâm niên và biên chế. Hậu quả, những người thụ hưởng là học sinh phải chịu đựng. Muốn khuyến khích đội ngũ nhà giáo sáng tạo, cống hiến, ngoài chế độ đãi ngộ tương xứng, trả lương theo đúng năng lực, ngành nên giao quyền chủ động cho các trường trong việc đ.ánh giá GV.

“Các trường phổ thông khó xây dựng hệ thống tín chỉ, đ.ánh giá giảng viên như bậc ĐH nhưng vẫn có thể dùng những phản ánh của học sinh, phụ huynh thông qua các phiếu thăm dò để điều chỉnh. Khi đó, hiệu trưởng nhà trường phải thận trọng trong việc đ.ánh giá này”, PGS Tống góp ý.

Đừng chỉ ca ngợi sự hy sinh

Hiệu trưởng một trường THPT tại huyện Củ Chi, TP.HCM nêu thực tế: Nhiều giáo sinh thực tập hứa hẹn tốt nghiệp sẽ về trường công tác. Thế nhưng, khi nhắc đến mức lương của GV mới ra trường, lại phải về khu vực ngoại thành khiến nhiều người sau đó “một đi không trở lại” vì sợ vất vả.

“Cơ chế thâm niên trong phân chia thu nhập vốn đã quá lỗi thời. Thay vì ca ngợi sự hy sinh của của những GV công tác ở vùng sâu, vùng xa, chúng ta cần có chế độ đãi ngộ tương xứng. Đó cũng là một hình thức thu hút người giỏi luân chuyển về các địa bàn khác để tạo sự đồng đều chất lượng giáo dục giữa khu vực nội thành và ngoại thành”, vị này nhìn nhận.

Theo Đặng Trinh / Người Lao Động

Lương thấp khiến giáo viên không mặn mà với công việc

Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, việc phàn nàn lương thấp khiến giáo viên không mặn mà là đúng nhưng chưa đủ. Họ cần điều kiện và môi trường làm việc tốt.

Lương thấp khiến giáo viên không mặn mà với công việc - Hình 1

Ảnh: Anh Tuấn

Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết năm học 2015- 2 016 và triển khai phương hướng năm học 2016 - 2017 vừa diễn ra tại Hà Nội, GS Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội nêu vấn đề: Đối với nhiều quốc gia châu Á, cụ thể như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, học sinh không cần thiết tìm đường du học bằng mọi cách.

Họ đã tự xây dựng được những ngôi trường tốt, đạt đẳng cấp quốc tế cho người dân của mình. Việc tốt nghiệp từ những trường tốt nhất của họ cũng không thua kém so với các trường danh tiếng của phương Tây. Họ đào tạo giáo viên và cơ sở vật chất không kém bất kỳ trường đại học nào.

Lương thấp khiến giáo viên không mặn mà với công việc - Hình 2

GS Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội . Ảnh: Quyên Quyên.

Điều này do những người làm giáo dục của các quốc gia trên đã tự đặt mình ở một tiêu chuẩn cao so với thế giới khi hoạch định chiến lược giáo dục. Ngân sách chi cho giáo dục của họ luôn chiếm phần lớn tổng chi ngân sách. Những khoản chi tiêu đều phải hợp lý, công khai, sẵn sàng giải trình.

GS Nguyễn Văn Minh nhấn mạnh về điều kiện làm việc, thực chất là cơ sở hạ tầng đảm bảo cho việc dạy và học thực hiện nghiêm túc. Trong đổi mới giáo dục, việc đổi mới đội ngũ giáo viên là việc làm cấp thiết.

Từ đó, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm thẳng thắn nói, hệ thống cơ sở vật chất của các trường đại học sư phạm hiện nay đang tồn tại nhiều bất cập: "Chúng ta có quá nhiều các trường đại học sư phạm nên rất khó đầu tư nên tấm nên món".

Cụ thể, dù đã được lãnh đạo Bộ quan tâm, vì hạn hẹp về tài chính, số lượng trường nhiều nên các trường sư phạm nói chung đầu tư xây dựng cơ bản vẫn ở mức rất khiêm tốn. Nếu chúng ta tham quan tất cả trường đại học sư phạm trên toàn quốc sẽ thấy cơ sở vật chất còn rất khó khăn.

"Đơn cử như ĐH Sư phạm Hà Nội - một trường lớn trong hệ thống sư phạm - mới chỉ đầu tư mới một công trình và cải tạo sửa chữa 5 công trình trong 5 năm qua. Kiến trúc, chất lượng xây dựng và bố trí của các tòa nhà xây dựng trước những năm 1990 ngày càng trở nên xa lạ với yêu cầu của một giảng đường hay phòng thí nghiệm của đại học hiện đại" - vị hiệu trưởng cho biết.

Ngoài cơ sở hạ tầng, hệ thống trang thiết bị từ phòng thí nghiệm, hạ tầng công nghệ thông tin, ký túc xá cho sinh viên... đều cũ và lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu việc giảng dạy và học tập.

Theo GS Minh, một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên chính là tư duy cũ kỹ còn tồn tại: Đào tạo thầy cô thì cần gì nhiều cơ sở vật chất, trang thiết bị; hay giảng viên sư phạm cần gì nghiên cứu.

Ngoài ra, bản thân các trường sư phạm chưa xây dựng được một chiến lược tổng thể nên quy trình xây dựng, mua sắm trang thiết bị manh mún, chắp vá, có khi thừa, lúc thiếu.

Từ đó, GS Minh kiến nghị các Bộ, ngành sớm bố trí kinh phí đầu tư để nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị cho các trường đại học sư phạm, quy hoạch lại hệ thống trường sư phạm để đầu tư có trọng điểm, tránh tình trạng manh mún, thiếu chiến lược trong thời gian qua.

GS Minh cũng kiến nghị Chính phủ, Bộ GD&ĐT cho phép thí điểm xã hội hóa trong đầu tư để tăng nguồn vốn cho các công trình xây dựng hạ tầng, kể cả công nghệ thông tin; xây dựng các phòng thí nghiệm, phòng thực hành, phòng nghiên cứu, phòng học tiếng đủ tiêu chuẩn.

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

    Tin đang nóng

    Diễn biến mới nhất drama Nam Thư: "Chính thất" bị mẹ chồng đổ lỗi, sẽ giao hết bằng chứng nếu ra toà
    19:44:44 07/07/2024
    Hoàng Thùy đã căng: Đăng đàn ám chỉ ai đó bề ngoài tỏ ra thân thiết nhưng... thực chất bên trong nham hiểm
    21:32:34 07/07/2024
    Livestream tâm sự, Xoài Non "sượng trân" trước câu hỏi nhắc về chồng cũ
    21:32:32 07/07/2024
    Con gái 4 t.uổi lau nước mắt cho mẹ trong lễ cúng 49 ngày diễn viên Đức Tiến
    23:12:31 07/07/2024
    Nữ minh tinh Giày Thủy Tinh gặp biến chứng đáng sợ hậu "dao kéo"
    20:46:31 07/07/2024
    Hoàng tử màn ảnh Việt không cưới vợ, thông báo lên chức bố ở t.uổi 42, chăm làm từ thiện, hướng Phật
    21:27:07 07/07/2024
    Vợ trẻ sinh 5 con cho Vượng Râu lần hiếm hoi k.hoe t.hân hình nuột nà
    23:03:26 07/07/2024
    Diễn viên Hương Giang khoe dáng chuẩn bên bể bơi, thông báo tin vui
    23:06:12 07/07/2024

    Tin mới nhất

    Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

    13:01:46 21/12/2022
    Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

    Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

    12:01:38 21/12/2022
    Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

    Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

    11:01:38 21/12/2022
    Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

    Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

    10:45:40 21/12/2022
    Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

    Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

    10:36:43 21/12/2022
    Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

    Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

    10:01:37 21/12/2022
    Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

    Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

    08:06:29 21/12/2022
    Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

    Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

    07:59:41 21/12/2022
    UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

    Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

    07:59:05 21/12/2022
    Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

    Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

    07:58:36 21/12/2022
    Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

    Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

    07:57:38 21/12/2022
    Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

    Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

    07:56:12 21/12/2022
    Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

    Có thể bạn quan tâm

    Những kiểu đầm suông mang lại sự thoải mái cho mùa hè nóng bức

    Thời trang

    01:14:11 08/07/2024
    Chiếc đầm suông phù hợp với mọi dáng người, với thiết kế rộng rãi không ôm sát cơ thể, dễ dàng suông tự nhiên từ vai xuống mà không cần định hình eo, mang lại sự thoải mái cho mùa hè nóng bức.

    Tuần mới (8-14/7): 2 t.uổi nhận lộc kinh doanh lãi đậm, 1 t.uổi chịu đủ vận hạn

    Trắc nghiệm

    23:56:09 07/07/2024
    Trong khi 2 con giáp may mắn đổi đời nhờ kinh doanh thuận lợi, 1 con giáp lại phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách.

    Đến Sài Gòn ai cũng thích mê 1 món súp: Mách bạn 7 địa chỉ chất lượng nhất!

    Ẩm thực

    23:26:54 07/07/2024
    Để tìm một quán súp cua ở Sài Gòn thì không khó, nhưng dưới đây là 7 địa chỉ bán món súp trứ danh này chất lượng nhất!

    Cây hài sân khấu: Dũng Nhí - Gian khổ vẫn không ngớt tiếng cười

    Sao việt

    23:18:16 07/07/2024
    Diễn viên Dũng Nhí có thể xem là cây hài trẻ của cải lương dù anh không còn trẻ nữa và đã lăn lóc với nghề hơn 20 năm.

    'Anh trai say hi' tập 4: Chơi đùa với lửa, nóng hơn sa mạc

    Tv show

    23:15:41 07/07/2024
    Trong tập phát sóng mới nhất của chương trình Anh trai say hi , khán giả đã được chứng kiến những tiết mục cực kỳ n.óng b.ỏng với sân khấu dàn dựng hoành tráng, ấn tượng và đầy bất ngờ.

    Fan mong Daesung hát bài gì tại concert ở Việt Nam?

    Nhạc quốc tế

    23:09:36 07/07/2024
    Tin vui dành cho các bạn fan của Daesung, nhiều bài hát nổi tiếng gắn liền với BIGBANG đã được anh chàng đem đến các concert diễn ra trước đó.

    Những điều kỳ lạ nhất định phải trải nghiệm khi đi du lịch ở châu Âu

    Du lịch

    22:39:42 07/07/2024
    Danh sách này tập hợp những điều kỳ lạ nhất mà bạn có thể trải nghiệm khi đi du lịch ở châu Âu. Lễ hội trứng tráng khổng lồ (Bessières, Pháp)

    Suzy kỷ niệm 14 năm gia nhập làng giải trí

    Sao châu á

    22:27:29 07/07/2024
    Nữ thần tượng kiêm diễn viên chia sẻ khoảnh khắc vui vẻ trên Instagram cá nhân và nhận được nhiều lời chúc mừng từ khán giả toàn cầu.

    Bin đổ cho Riot "giúp" T1 dù lỗi hoàn toàn là "tự hủy"

    Mọt game

    22:09:20 07/07/2024
    Trong cuộc đối đầu mới đây giữa hai đội Bilibili Gaming và T1 thuộc khuôn khổ Esports World Cup 2024, T1 đã giành chiến thắng với tỉ số 2-1.