Trả lời tố cáo của bà Khưu Thị Ngọc Ý
Cho rằng lãnh đạo UBND địa phương không xử lý người vi phạm, đương sự đề nghị xem xét giải quyết vấn đề này.
Trình bày sự việc đến Báo An Giang, bà Khưu Thị Ngọc Ý (ngụ tổ 11, ấp Nam Huề, xã Bình Thành, huyện Thoại Sơn) cho biết, năm 2012, cha mẹ bà (ông Khưu Văn Thiện, bà Nguyễn Thị Nga) cho mượn 90m2 đất ở liền kề để bà cất nhà tạm.
Trưa 12/9/2023, ông Thiện yêu cầu bà tháo dỡ nhà, trả lại đất, nhưng bà không đồng ý, vì cuộc sống còn khó khăn, chưa có chỗ ở. Sáng hôm sau, lúc bà vắng nhà, cha mẹ cùng em gái kêu người đến tháo dỡ căn nhà. Khi bà về đến, căn nhà bị tháo dỡ gần hết. Lúc đó có sự chứng kiến của Ban Nhân dân ấp, Công an xã, bà yêu cầu xử lý người tháo dỡ nhà trái phép, nhưng họ nói không đủ điều kiện. Kiểm tra tài sản trong nhà, bà phát hiện mất 20 triệu đồng và 5 chiếc nhẫn, mỗi chiếc 2 chỉ vàng 24k.
“Nhà tôi ở hợp pháp, tháo dỡ mà không có mặt của tôi là hành vi vi phạm pháp luật. Việc tháo dỡ này có nhiều người thấy, tôi kịp thời ghi lại hình ảnh để làm chứng cứ. Tôi tố cáo sự việc đến Công an xã Bình Thành, nhiều cơ quan chức năng của huyện Thoại Sơn, nhưng vẫn chưa được giải quyết. Tại buổi làm việc, địa phương trả lời ông Thiện, bà Nga không có dấu hiệu vi phạm, cũng không cấu thành tội phạm đối với căn nhà bị tháo dỡ. Tôi yêu cầu Nhà nước xem xét việc bao che của lãnh đạo UBND xã Bình Thành; giải quyết vụ việc tài sản bị mất” – bà Khưu Thị Ngọc Ý cho biết thêm.
Video đang HOT
Bà Ngọc Ý trình bày sự việc
Trả lời sự việc, bà Nguyễn Thị Nga cho biết, gia đình gặp khó, vợ chồng bà thế chấp đất thổ cư và đất ruộng, vay ngân hàng 500 triệu đồng. Vợ chồng bà sử dụng 200 triệu đồng, 300 triệu đưa cho Ngọc Ý để giúp con làm ăn kinh tế. Lúc đầu, Ý đóng lãi tạm ổn. Sau đó gặp khó khăn, Ý phủi hết trách nhiệm. Do trả lãi 17 triệu đồng/quý không nổi, lại thấy con ngỗ nghịch, vợ chồng họ quyết định bán nền nhà đã cho mượn, dự tính cũng tìm cách lo lại cho con. Nào ngờ, xảy ra chuyện đau lòng này.
Bổ sung sự việc, ông Khưu Văn Thiện cho biết, từ khá lâu, vợ chồng ông sang nhượng 9.000m2 đất ở kênh Ba Thê cũ, chừa một số đất thổ cư, trồng cây, phần lớn sản xuất lúa nhưng chỉ tạm đủ sống. Họ định lấy nguồn vốn vay ngân hàng cải thiện cuộc sống, nhưng sau đó trả lãi không nổi. Cuối cùng, ông buộc phải sang nhượng nền nhà con gái mượn để giải quyết nợ. Ông báo sự việc với con gái, nhưng con xử sự không phải, ngày sau ông kêu người tháo dỡ nhà. “Do áp lực tiền, quá tức giận nên tôi mới thực hiện hành vi này, nhưng ngay lập tức lắp lại mấy miếng thiếc trên nóc và 2 vách nhà vừa dỡ bỏ. Trách nhiệm của cha mẹ đối với con là việc đương nhiên, nhưng việc làm của con gái không thể chấp nhận. Ba đứa con của tôi đã có gia đình, đang lao động, vợ chồng tôi chưa tính đến việc chia đất” – ông Thiện cho biết.
Chủ tịch UBND xã Bình Thành Lê Hồng Dân cho biết, việc tranh chấp nội bộ, dẫn đến tháo dỡ nhà tiền chế là hành vi thuộc quan hệ dân sự. Lẽ ra, cha con bà Ý nên thỏa thuận, tìm cách xử lý sự việc. Nghe việc tháo dỡ nhà không đúng quy định, Công an xã Bình Thành, Ban Nhân dân ấp Nam Huề đến hiện trường tìm hiểu vụ việc. Đến nơi, các hoạt động bình thường, hai bên không còn cự cãi, không ảnh hưởng đến an ninh trật tự, lực lượng làm nhiệm vụ về báo cáo sự việc. Sau đó, người thân của bà Ý tung lên mạng thông tin phản cảm, bà Ý khiếu nại cho rằng lực lượng làm nhiệm vụ không ngăn chặn, xử lý người tháo dỡ nhà trái phép.
Giải quyết sự việc, địa phương giải thích, phân tích, hướng dẫn về việc khiếu nại, tranh chấp; đồng thời trả lời việc làm của Công an là đúng quy định của pháp luật. Bà Khưu Thị Ngọc Ý tố cáo Chủ tịch UBND xã Bình Thành “bao che hành vi vi phạm” là không có cơ sở. Với việc phát tán thông tin chưa kiểm soát và sai sự thật, qua làm việc, người thực hiện thừa nhận sai trái, hứa sẽ không tái phạm. Tới đây, nếu hai bên không tự giải quyết thì đề nghị cung cấp chứng cứ đến địa phương xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.
Thẩm phán bị bắt khi nhận hối lộ 16 cọc tiền, tổng cộng 500 triệu đồng
Tại phòng làm việc, thẩm phán Võ Đình Sớm vừa nhận 16 cọc tiền, tổng giá trị 500 triệu đồng của đương sự thì bị cơ quan chức năng bắt quả tang.
Ngày 7-8, Cơ quan điều tra VKSND Tối cao kết thúc thời gian tạm giữ, tiến hành bước tiếp theo để xử lý ông Võ Đình Sớm - Thẩm phán tại TAND tỉnh Gia Lai, về hành vi "Nhận hối lộ".
Ông Võ Đình Sớm nhận tiền của đương sự ngay tại phòng làm việc - Ảnh Đ.C
Trước đó, một người đàn ông tên P.A.T (trú tỉnh Gia Lai) đã xảy ra tranh chấp quyền sử dụng đất đối với một đơn vị. Ông Võ Đình Sớm được phân công giải quyết vụ án dân sự tranh chấp quyền sử dụng đất này.
Ông Võ Đình Sớm đã đòi ông P.A.T phải đưa cho mình 500 triệu đồng để giải quyết cho thắng kiện. Sau đó, đương sự này đã làm đơn tố giác gửi Cơ quan điều tra VKSND Tối cao.
16 cọc tiền tổng cộng 500 triệu đồng ông Sớm nhận của đương sự để giải quyết cho thắng kiện - Ảnh Đ.C
Vào sáng 4-8, khi ông Võ Đình Sớm vừa nhận 500 triệu đồng của ông P.A.T thì bị Cơ quan điều tra VKSND Tối cao tiến hành bắt khẩn cấp, khám xét phòng làm việc của ông Võ Đình Sớm tại TAND tỉnh Gia Lai. Tại đây, cơ quan điều tra đã thu giữ 500 triệu đồng mà ông P.A.T đã đưa cho ông Sớm theo thỏa thuận.
Số tiền trên gồm nhiều cọc tiền được cột bằng dây thun. Trong đó có 10 cọc tiền mệnh giá 200.000 đồng và 6 cọc tiền mệnh giá 500.000 đồng.
TAND TP HCM thông tin về ngày xét xử bà Nguyễn Phương Hằng Theo nội dung công văn, TAND TP HCM cho biết trước đó đã lên kế hoạch xét xử vụ án vào ngày 1 kéo dài đến 5-6. Ngày 18-5, Phó Chánh Văn phòng TAND TP HCM Sỹ Hồng Nam có công văn gửi Trung tâm Báo chí TP HCM trả lời về thông tin ngày đưa ra xét xử bà Nguyễn Phương Hằng...