Trả lại “tên” cho môn Lịch sử

Theo dõi VGT trên

Đó là khẳng định của GS Phan Huy Lê – Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam với báo Dân Việt ngày 8.12, sau buổi tọa đàm trực tiếp với lãnh đạo Bộ GD ĐT về “số phận” của môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông.

Thưa GS, sau khi nghị quyết Quốc hội đã thông qua và nhấn mạnh việc giữ lại môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông, tại sao Hội vẫn tiếp tục đề xuất những buổi trao đổi trực tiếp như vậy?

GS. Phan Huy Lê: Suốt từ tháng 10 đến nay, dư luận rất ồn ào về số phận môn Lịch sử. Thực ra, Hội Khoa học Lịch sử có mong muốn và đã kiến nghị tổ chức một buổi tranh luận công khai giữa Bộ GD-ĐT và Hội về những vấn đề liên quan đến môn Sử để xã hội hiểu rõ, nhìn nhận 1 cách khách quan, tránh những tranh cãi kéo dài không cần thiết trên báo chí như những ngày qua. Tuy nhiên, tôi không vui vì sau đó Ban Tuyên giáo kiến nghị tổ chức tọa đàm quy mô nhỏ, lại không cho báo chí tham gia đưa tin rộng rãi. Tọa đàm thực chất là cuộc tranh luận nhằm ngã ngũ các vấn đề: Giữ lại môn sử không? Giữ lại như thế nào?

Các chuyên gia đều nhận thức được rằng, môn Sử phải là môn bắt buộc và độc lập. Không phải muốn tách ra là tách ra, muốn xé lẻ là xé lẻ. Phải dành cho nó một vị trí xứng đáng trong giáo dục phổ thông, phải được đặt ngang hàng với môn Ngữ văn, Tiếng Việt và Toán. Bộ GD-ĐT cuối cùng cũng đồng tình với quan điểm này và đưa ra quyết định môn này được giữ lại trong hệ thống giáo dục từ cấp tiểu học trở lên và là môn học bắt buộc.

Trả lại tên cho môn Lịch sử - Hình 1

Phan Huy Lê – Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam

Video đang HOT

Vậy ở các cấp học, môn Lịch sử sẽ được giảng dạy như thế nào, thưa ông?

Chúng tôi thống nhất quan điểm, ở cấp tiểu học được tích hợp trong môn Cuộc sống quanh ta và một số môn học khác. Nhưng cần làm rõ, việc tích hợp không phải là cắt ghép cơ học, cũng không đơn giản nằm ở cái tên gọi của môn học. Bộ GD-ĐT cần có những nghiên cứu cụ thể về nội dung để đưa vào môn học cho phù hợp, nhằm đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất.

Lên cấp THCS, Hội kiến nghị bỏ tên gọi môn Khoa học xã hội vì gọi như thế là chưa hợp lý. Khoa học xã hội bao gồm nhiều môn khác chứ không chỉ có Sử – Địa. Bộ thống nhất sẽ gọi là hai môn Sử và Địa riêng và có thêm phần tích hợp liên môn những nội dung về chủ quyền biển đảo, Hoàng Sa, Trường Sa…Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT còn băn khoăn về việc sẽ ra 3 cuốn sách khác nhau cho hai môn học này như thế nào? Cái này tôi nghĩ không hề khó.

Ở cấp THPT, sau những lập luận của các nhà khoa học, rất mừng vì cuối cùng chính TS. Đỗ Ngọc Thống – người chủ động đề xuất môn học Công dân với tổ quốc trước đó đưa ra đề nghị bỏ hoàn toàn môn học này. Theo ý Bộ GD-ĐT, Sử sẽ được đứng độc lập và chia thành 3 loại: Sử 1 cho chuyên ngành KHXH, Sử 2 chuyên ngành KHTN và Sử chuyên sâu.

Như vậy, môn Lịch sử đã được “trả lại tên” đứng độc lập ở cấp THCS và THPT, vấn đề tiếp theo Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam sẽ làm gì để môn sử có vị trí thực sự đối với người học?

Thực tế, môn Sử hiện nay chưa sa sút đến mức độ trở thành một môn học vô bổ, bắt trẻ em trở thành nô dịch cho những kiến thức lịch sử khô khan, nhàm chán. Bài sử nào cũng bắt đầu bằng diễn biến, nguyên nhân thắng lợi, kết quả, bài học… lặp đi lặp lại trở thành “gông cùm” đối với người học. Trong đổi mới giáo dục lần này, chúng tôi đề nghị Bộ GD-ĐT thay đổi hoàn toàn, giống như một cuộc cải tổ thực sự để vực lại môn Sử. Trước hết là thay đổi nhận thức, viết lại sách giáo khoa, đào tạo lại giáo viên… Coi Lịch sử là 1 môn khoa học thực sự trong trường học. Để làm được điều này, Bộ GD-ĐT cần thay đổi phương thức làm việc là chỉ thu nhỏ ban cải cách vào một số chuyên gia. Cần mở rộng, nghiên cứu đến đâu, đưa ra phản biện tranh luận đến đấy sau đó mới có kết luận đề xuất lên Bộ trưởng.

Hội Khoa học Lịch sử sẽ tham gia trực tiếp vào những cải cách này chứ, thưa ông?

Chúng tôi đã có những sự phối hợp với Bộ GD-ĐT như: ký biên bản ghi nhớ về việc đánh giá lại môn Sử trong chương trình phổ thông, đưa ra giải pháp kiến nghị; tổ chức vinh danh học sinh giỏi quốc gia môn sử; tổ chức các cuộc thi em yêu lịch sử cấp quốc gia…. Chúng tôi sẵn sàng tham gia mọi hoạt động cải cách của Bộ GD-ĐT liên quan đến môn học này. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ vừa hợp tác, vừa phản biện, cái nào sai sẽ phản biện thẳng thừng, phản biện đến cùng để tiến tới những gì hợp lý nhất.

Cảm ơn giáo sư!

Theo danviet.vn

Thay môn khoa học xã hội bằng môn "sử địa"

Ngày 7-12, ban soạn thảo chương trình phổ thông Bộ GD-ĐT và Hội Khoa học lịch sử VN tiếp tục có một cuộc bàn thảo liên quan tới vị thế môn lịch sử dưới sự chủ trì của Ban Tuyên giáo trung ương.

Phương án được nhiều người ủng hộ tại tọa đàm trên và cũng được ông Vũ Ngọc Hoàng, phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo trung ương, cho rằng có ưu điểm hơn là đổi tên môn khoa học xã hội (dự kiến có trong chương trình THCS) thành môn sử địa, bao gồm phân môn lịch sử với địa lý và một số chuyên đề tích hợp giữa hai môn học này.

Ở bậc THPT, ngoài những học sinh lựa chọn học môn lịch sử (nội dung kiến thức nâng cao), những học sinh còn lại bắt buộc phải lựa chọn môn sử địa (nội dung kiến thức cơ bản). Sẽ không có môn công dân với Tổ quốc mà tách riêng môn giáo dục công dân và môn giáo dục quốc phòng an ninh.

Riêng bậc tiểu học, đại diện Ban Tuyên giáo trung ương và Hội Khoa học lịch sử VN nhất trí với Bộ GD-ĐT về việc tích hợp lịch sử vào các môn học cuộc sống quanh ta và tìm hiểu khoa học xã hội.

Đại diện Bộ GD-ĐT tại tọa đàm cũng chấp thuận phương án trên.

Trao đổi với Tuổi Trẻ sau buổi tọa đàm, một lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết việc tìm được điểm chung giữa Hội Khoa học lịch sử và Bộ GD-ĐT là một tín hiệu đáng mừng. Tuy có những điều chỉnh phù hợp với yêu cầu của Hội Khoa học lịch sử, nhưng hướng tích hợp vẫn giữ được trên nguyên tắc phát huy việc hỗ trợ giữa các môn học. Bộ GD-ĐT cũng tiếp tục nghiêm túc lắng nghe và tiếp thu các ý kiến góp ý để cân nhắc, hoàn thiện chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.

Theo Tuoitre.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều

Tin đang nóng

Công an TP HCM bắt Nguyễn Đỗ Trúc Phương, biệt danh "cô tiên"
12:55:46 14/11/2024
Hòa giải bất thành vụ tranh chấp tài sản giữa em và con gái nghệ sĩ Vũ Linh
14:36:59 14/11/2024
Đình chỉ giáo viên chủ nhiệm đánh học sinh bầm tím 2 chân
11:29:25 14/11/2024
Ca sĩ Chi Dân, người mẫu An Tây... liên quan thế nào đến chuyên án ma tuý VN10?
13:07:31 14/11/2024
Chi Dân bất ổn trong bệnh viện?
12:37:44 14/11/2024
Bé gái khóc nghẹn trong đám cưới mẹ và cha dượng, phát biểu chạm đến triệu người: Con từng không muốn mẹ quen người khác
11:37:41 14/11/2024
Hình ảnh Chi Dân tại cơ quan chức năng khi bị bắt để điều tra hành vi liên quan đến ma tuý
14:40:31 14/11/2024
Thái độ gây chú ý của Kỳ Duyên trước vương miện Miss Universe 2024
14:44:25 14/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Miss Universe công bố vương miện mới 150tỷ, ra tín hiệu chọn Kỳ Duyên đăng quang

Sao châu á

17:13:47 14/11/2024
Sát thời điểm tổ chức phần thi bán kết, ban tổ chức Miss Universe 2024 đã giới thiệu mẫu vương miện mới. Thiết kế của cuộc thi năm nay được khen là nhìn mới mẻ, độc đáo hơn những mẫu đã từng dùng cho Miss Universe những năm trước.

Vô tình gặp lại người yêu cũ mua cháo trước cổng bệnh viện, tôi đau đớn phát hiện bí mật của cô ấy giấu kín 8 năm nay

Góc tâm tình

17:10:39 14/11/2024
Tôi gọi cho Hạnh và đi đến số phòng mà cô ấy nói. Đến phòng bệnh, tôi ngỡ ngàng nhìn thấy Hạnh đang dỗ dành một đứa trẻ khoảng 7 tuổi.

Tác động từ cuộc chiến thuế quan của Mỹ đối với kinh tế Trung Quốc và Australia

Thế giới

17:10:20 14/11/2024
Thay vì đồng thuận với quan điểm phổ biến rằng kinh tế Australia sẽ bị tổn hại nặng nề, ông Huw McKay, cựu chuyên gia kinh tế của tập đoàn BHP lại có cái nhìn lạc quan thận trọng về sự ổn định của nhu cầu xuất khẩu tài nguyên của Austra...

Hé lộ 3 quy định trong đám cưới Khánh Vân, 1 điều khiến nhiều sao Việt vướng tranh cãi

Sao việt

16:37:30 14/11/2024
Khánh Vân có 3 yêu cầu dành cho khách mời khi dự tiệc cưới vào ngày 12/12 tới. Vợ chồng Khánh Vân cũng yêu cầu không cho trẻ con dự hôn lễ

Bữa cơm nhà ngày se lạnh, cứ làm món ăn này vừa ngon, mềm, rất hợp vị lại bổ sung lượng canxi dồi dào cho cơ thể

Ẩm thực

16:33:28 14/11/2024
Khi bạn nhẹ nhàng xúc một thìa, lớp trứng vàng óng mịn màng như lụa, tan chảy trong miệng, để lại dư vị thơm ngon vô tận.

Những đột phá của bà Melania Trump trong nhiệm kỳ Đệ nhất Phu nhân thứ hai

Uncat

15:28:04 14/11/2024
Các nguồn tin cũng cho hay, bà Melania Trump đã xây dựng cuộc sống và vòng tròn bạn bè ở Florida trong 4 năm qua và có khả năng sẽ tiếp tục dành nhiều thời gian ở đó.

Trấn Thành quay trở lại với sở trường hài trong phim điện ảnh Tết 2025

Phim việt

15:04:57 14/11/2024
Phim điện ảnh Bộ tứ báo thủ tiết lộ báo thủ thứ tư trong bộ tứ, không ai khác là Trấn Thành trong vai ông cậu báo nhất mùa Tết 2025.

Garnacho gửi lời hứa chia tay Van Nistelrooy

Sao thể thao

15:04:16 14/11/2024
Ruud van Nistelrooy đã rời Manchester United sau khi tân HLV Ruben Amorim thông báo với HLV người Hà Lan rằng ông sẽ không tham gia vào đội ngũ huấn luyện của mình tại Old Trafford.

Phim Hoa ngữ có nội dung gây sốc nhất 2024: Nữ sinh bị dán vào tường và cái kết nghiệt ngã

Phim châu á

14:57:23 14/11/2024
Mặc sát được xem là hiện tượng của phòng vé Trung Quốc trong năm 2024. Dù lấy đề tài gai góc và có vẻ khó xem nhưng tác phẩm này lại đạt doanh thu khủng.

Mỹ nhân diễn dở đến mức hại 11 bộ phim flop nặng, vẫn "mặt dày" nhận vai nhờ nhan sắc đẹp tựa nữ thần

Hậu trường phim

14:54:28 14/11/2024
Mới đây, một bài đăng trên MXH Hàn Quốc thảo luận về danh sách những mỹ nhân vô dụng nhất làng giải trí nhưng vẫn nổi tiếng thu hút sự quan tâm lớn của dư luận.

Hoa hậu Kỳ Duyên đem 72 bộ đồ, biến hóa đa dạng ở Miss Universe 2024

Phong cách sao

14:41:14 14/11/2024
Đêm thi bán kết và chung kết Miss Universe 2024 sẽ diễn ra từ 9h vào ngày 15/11 và 17/11 (giờ Hà Nội) tại đấu trường Arena CDMX (Mexico), với sự tham dự của gần 130 người đẹp đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.