Trả học phí bằng chai nhựa
Năm trường học ở TP Lagos – Nigeria thực hiện dự án đóng học phí bằng chai nhựa và hơn 1.000 trẻ em được đến trường với cặp sách và quần áo mới.
Cô Oriola Oluwaseyi, 32 tuổi, người mẹ bốn con, thu gom chai nhựa rác thải từ các cửa hàng bán lẻ trên những con phố đông đúc ở Ajegunle – khu trung tâm thương mại của cộng đồng dân cư thu nhập thấp ở TP Lagos – Nigeria.
Vào buổi chiều tối, cô mang số chai nhựa đã thu gom được đến Trường Quốc tế Morit của con gái mình. Số chai nhựa này được sử dụng để thanh toán học phí cho cô bé. Công việc này được cô thực hiện một tháng hai lần. Cứ gom được 200kg chai nhựa phế thải để tái chế, cô có thể kiếm được 11 USD để góp dần vào tiền học phí trong mỗi học kỳ trị giá 24USD của con gái.
Cô Oriola Oluwaseyi (trái) sau khi nộp số chai nhựa thu gom được cho một giáo viên của con gái. Ảnh:CNN
Cô Oluwaseyi buôn bán dầu động cơ xe hơi tại chợ Ajegunle nhộn nhịp ở thủ phủ kinh tế Lagos. Số tiền th ù lao ít ỏi không đủ để cô trả học phí cho con gái gần 50 USD mỗi năm. “Cứ mỗi khi học kỳ mới bắt đầu, tôi lại cảm thấy lo lắng vì nhà không có đủ tiền để trả” – cô Oluwaseyi cho biết.
Được biết, thông qua một chương trình có tên RecyclePay, Tổ chức phi chính phủ Africa Cleanup Initiative ( ACI) hợp tác với các trường trong các cộng đồng thu nhập thấp, để cho phép các bậc cha mẹ nghèo nộp chai nhựa thay thế học phí. Trường con gái của cô Oluwasey đã hợp tác với tổ chức này chấp nhận lấy chai nhựa để đổi lấy học phí.
“Lãnh đạo nhà trường của con gái đã giới thiệu với tôi chương trình này vào năm ngoái và tôi đã tham gia. Chương trình đã cho tôi cơ hội dùng số tiền phải đóng học phí để mua cặp đi học, dép mới và sách cho con gái” – cô nói.
Theo Đài truyền hình địa phương, mỗi năm có hơn 450.000 triệu tấn rác thải nhựa bị đổ xuống vùng biển Lagos. Còn sách Ocean Atlas năm 2017 cho biết Nigeria được xếp thứ 11 trên thế giới về ô nhiễm nhựa, gây rủi ro về sức khỏe cho con người và thiệt hại cho môi trường.
“Cho đến nay, ACI đã điều hành các dự án của mình tại năm trường học ở TP Lagos và giúp đỡ được hơn 1.000 học sinh”- ông Alexander Akhigbe, nhà sáng lập của tổ chức ACI cho biết. Tổ chức này phối hợp với công ty Wecyclers – doanh nghiệp xã hội ở Nigeria về thu gom rác thải – để bảo đảm số rác này có thể tái sử dụng.
Video đang HOT
Nigeria được xác định là thủ phủ của dân nghèo trên thế giới, với 87 triệu người Nigeria, khoảng 50% dân số của quốc gia này, có mức sống dưới 1,9 USD/ngày. Đây cũng là nguyên nhân khiến 10,5 triệu trẻ em không được đến trường, tỉ lệ cao nhất thế giới. Mặt khác, môi trường của Nigeria cũng rất xấu.
Gia Minh
Theo CNN/nguoilaodong
Ngôi trường độc đáo ở Ấn Độ: Thu học phí bằng chai nhựa, túi nilong
Khác với những ngôi trường khác, tại đây thay vì nộp học phí, học sinh chỉ cần 'nộp' túi nilông, chai nhựa mà thôi. Sự khác biệt này dần thay đổi thói quen của cư dân tại khu vực này.
Tại Ấn Độ, bang Asssam, học sinh ở trường Akshar chẳng phải lo lắng về vấn đề học phí khi đến trường, vì các em chỉ cần thu gom rác nhựa và mang đến nộp.
Thông thường, mỗi tuần học sinh ở đây chỉ cần thu nhặt khoảng 25 mẩu rác nhựa là đủ điều kiện để tham gia lớp học: từ chai nhựa, túi nilông...
Khi đến ngôi trường độc đáo này, các em sẽ được dạy các môn học chính như: tiếng Anh, khoa học và toán.
Lên đến cấp 2, giáo trình giảng dạy sẽ được bổ sung thêm các kỹ năng cần có, để giúp học sinh phát triển toàn diện hơn. Cụ thể là được hướng dẫn chi tiết hơn về nghề mộc, tái chế, nhiếp ảnh, thêu... và cả khoa học kỹ thuật viên năng lượng mặt trời.
Tại Askar, các học sinh lớp lớn sẽ được trường trả công khi tham gia dạy cho đàn em của mình những kỹ năng hoặc kiến thức đã biết.
Bên cạnh lợi ích đấy, đương nhiên sẽ có những hình phạt nếu các em có những hành vi xấu tại trường học.
Ngoài ra, sau giờ học trên lớp, học sinh ở đây còn có thể kiếm tiền nhờ vào việc làm cho Trung tâm tái chế.
Các em sẽ được dạy cách phân loại rác như thế nào, tái chế như thế nào để thành 'gạch sinh thái'.
Và đây chính là hình ảnh của những viên gạch khi được dùng làm vật liệu xây dựng.
Hình ảnh này là một bồn cây, chúng được tạo nên từ 4.000 túi nhựa cùng 200 chai nhựa (khoảng một nửa số lượng là không thể tái chế).
Không chỉ biết được cách làm, cả phụ huynh và con em của họ cũng được học về những lợi ích của việc tái chế, cũng như là tác hại của nhựa.
Đây là hình ảnh của người sáng lập ngôi trường có 1-0-2 này. Học là Mazi Mukhtar và vợ là Parmita. Theo cô, ở khu vực này thường có thói quen đốt nhựa dùng để sưởi ấm cơ thể, và khi cư dân ở đây biết về những tác hại đến từ đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của gia đình họ, dường như họ đã bị sốc.
Theo baodatviet
Trường đại học Mỹ sử dụng nhựa tái chế làm áo choàng tốt nghiệp Áo choàng tốt nghiệp của sinh viên Đại học Utah Valley đã tận dụng khoảng 70.000 chai nhựa từ các bãi rác trong năm 2019. 2019 là năm thứ năm sinh viên Đại học Utah Valley (Orem, Utah, Mỹ) mặc trang phục tái chế trong buổi lễ tốt nghiệp của trường. Sự kiện được tổ chức vào ngày 2-3/5. Áo choàng tốt nghiệp...