Trả hồ sơ vụ Phó tổng giám đốc Cơ khí Quang Trung chiếm đoạt 50 tỷ đồng
Sau 2 ngày xét xử, mới đây, TAND TP Hà Nội vừa quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty TNHH Nhà nước MTV Cơ khí Quang Trung nhằm định giá lại tài sản thế chấp.
Giữ vai trò chính vụ án là bị cáo Nguyễn Duy Xuyên (SN 1955, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội, nguyên Phó tổng giám đốc Công ty Cơ khí Quang Trung, kiêm Giám đốc Xí nghiệp Tổng hợp) bị truy tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Các bị cáo đồng phạm gồm Thân Thị Nhậm (SN 1955, vợ Xuyên, cựu giám đốc CTCP Thép Hà Nội), Bùi Thị Ngọc Lan (SN 1960), Nguyễn Văn Vương (SN 1975, cựu giám đốc Công ty TNHH Sản xuất xuất nhập khẩu thép Đông Á), Tăng Thị Thanh Hà, (SN 1957), Phùng Trung Kiên (SN 1970, kiểm toán).
Theo cáo trạng, năm 2011, lợi dụng được cấp trên ủy quyền, Nguyễn Duy Xuyên cùng các đồng phạm lập hồ sơ khống mua bán phôi thép, chiếm đoạt tiền ngân hàng A. số tiền 24,9 tỷ đồng.
Đến năm 2013, sau khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án, bị cáo Xuyên và bị cáo Nhậm thỏa thuận với ngân hàng, CTCP Thép Hà Nội sử dụng Dự án Nhà máp thép Đông Á thế chấp cho ngân hàng để bảo lãnh khoản vay phát sinh dư nợ của Xí nghiệp. Ngân hàng định giá nhà máy thép có giá trị 35,2 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra đã kê biên tài sản này, nhưng với chứng từ hóa đơn cung cấp không đủ căn cứ định giá. Đây là nguyên nhân Hội đồng xét xử trả hồ sơ để định giá lại tài sản này.
Cơ quan tố tụng còn xác định, cùng thời điểm này, Nguyễn Duy Xuyên làm giả báo cáo tài chính… lừa đảo ngân hàng khác số tiền 24,2 tỷ đồng. Nhằm hợp lý hóa báo cáo tài chính giả, vị Phó tổng liên hệ với kiểm toán viên làm giả báo cáo kiểm toán.
Với thủ đoạn tương tự, bị cáo Xuyên và đồng phạm lập 17 hợp đồng mua bán thép số lượng 1.512.390kg, trị giá hơn 23,2 tỷ đồng. Ngân hàng tin việc mua bán này có thật và giải ngân số tiền 24,9 tỷ đồng. Trong khi ngân hàng đang giải ngân, Xuyên, Nhậm làm thao tác ký hợp đồng xí nghiệp trả lại hàng cho Công ty thép Hà Nội. Công ty Thép Hà Nội nhận lại hàng nhưng không trả lại tiền. Xuyên và Nhậm bị cáo buộc chiếm đoạt của ngân hàng số tiền 24,2 tỷ đồng.
Video đang HOT
Ngoài ra, để chiếm đoạt tiền vay của các ngân hàng, Nguyễn Duy Xuyên còn dùng thủ đoạn thanh toán bằng tiền mặt với khách hàng mua hàng của xí nghiệp để tránh việc ngân hàng khấu trừ nợ.
Tổng số tiền các bị cáo chiếm đoạt của 2 ngân hàng là 49,9 tỷ đồng.
Hà Linh
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Vợ chồng Phó tổng giám đốc Cơ khí Quang Trung lừa 2 ngân hàng gần 50 tỷ đồng
Lợi dụng được tổng giám đốc ủy quyền, Xuyên cùng các đồng phạm làm giả hồ sơ, lập khống hồ sơ mua bán hàng hóa để chiếm đoạt tiền tỷ nhà băng.
Bị cáo tại tòa
Ngày 31/5, TAND TP. Hà Nội đưa ra xét xử đối với Nguyễn Duy Xuyên (SN 1955, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội, nguyên phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Quang Trung, kiêm Giám đốc Xí nghiệp Tổng hợp) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Các bị cáo đồng phạm gồm Thân Thị Nhậm (SN 1955, vợ Xuyên), Bùi Thị Ngọc Lan (SN 1960), Nguyễn Văn Vương (SN 1975), Tăng Thị Thanh Hà, (SN 1957), Phùng Trung Kiên (SN 1970, kiểm toán).
Làm giả hồ sơ, lập khống hồ sơ qua mặt ngân hàng
Trong vụ án này, Xuyên cấu kết với hai pháp nhân là CTCP Thép Hà Nội do Thân Thị Nhậm làm Giám đốc và Công ty TNHH Sản xuất xuất nhập khẩu thép Đông Á do Vương làm Giám đốc qua mặt ngân hàng.
Theo điều tra, năm 2011, Nguyễn Duy Xuyên được Tổng giám đốc ủy quyền làm thủ tục xin vay vốn của 2 ngân hàng để phục vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh thép của Xí nghiệp Tổng hợp. Lợi dụng việc này, bị cáo Xuyên cùng các đồng phạm làm giả hồ sơ, lập khống hồ sơ mua bán hàng hóa để chiếm đoạt tiền nhà băng.
Khoảng giữa năm 2011, bị cáo Xuyên lập hồ sơ vay vốn ngân hàng A. nhằm mục đích vay vốn bổ sung vốn lưu động. Tài sản đảm bảo là hàng hóa thép tồn kho luân chuyển và phần còn lại xin vay không có đảm bảo bằng tài sản.
Quá trình thẩm định hồ sơ, ngân hàng xác định, Xí nghiệp có số lượng thép tồn kho luân chuyển là 2.928.349 kg, trị giá hơn 40,8 tỷ đồng. Căn cứ kết quả thẩm định, ngân hàng cấp tín dụng 22 tỷ đồng, sau đó nâng lên 25 tỷ đồng.
Để chiếm đoạt tiền vay, bị cáo Xuyên cùng các đồng phạm lập các hồ sơ mua bán phôi thép khống. Đến hạn thanh toán, bị cáo Xuyên không thanh toán trả tiền gốc là 24,9 tỷ đồng và lãi ngân hàng.
Đến năm 2013, sau khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án, bị cáo Xuyên và bị cáo Nhậm thỏa thuận với ngân hàng, CTCP Thép Hà Nội sử dụng Dự án Nhà máp thép Đông Á thế chấp cho ngân hàng để bảo lãnh khoản vay phát sinh dư nợ của Xí nghiệp. Ngân hàng định giá nhà máy thép có giá trị 35,2 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra đã kê biên tài sản này, nhưng với chứng từ hóa đơn cung cấp không đủ căn cứ định giá.
"Bắt tay" kiểm toán viên làm giả báo cáo tài chính
Cùng thời điểm này, Nguyễn Duy Xuyên lừa đảo ngân hàng khác số tiền 24,9 tỷ đồng. Để được ngân hàng cho vay không có tài sản đảm bảo, bị cáo làm giả báo cáo năm tài chính 2010, hệ số tự tài trợ, kết quả sản xuất kinh doanh có lãi (ROE tối thiểu), hệ số thanh toán tối thiểu... để được vay vốn không có tài sản đảm bảo.
Nhằm hợp lý hóa báo cáo tài chính giả, bị cáo Xuyên liên hệ với Công ty TNHH Tư vấn và kiểm toán S&S làm giả báo cáo kiểm toán. Bất chấp công ty không đồng ý, Phùng Trung Kiên (kiểm toán viên) ký báo cáo kiểm toán giả.
Tháng 6/2011, bị cáo Xuyên gửi hồ sơ giả trên đên ngân hàng V. đề nghị vay vốn 50 tỷ đồng để bổ sung vốn kinh doanh. Tuy nhiên, ngân hàng chỉ duyệt số tiền vay tối đa là 25 tỷ đồng.
Cùng thủ đoạn trên, bị cáo Xuyên cùng các đồng phạm lập 17 hợp đồng mua bán thép số lượng 1.512.390kg, trị giá hơn 23,2 tỷ đồng. Ngân hàng tin việc mua bán này có thật và giải ngân số tiền 24,9 tỷ đồng. Trong khi ngân hàng đang giải ngân, Xuyên, Nhậm làm thao tác ký hợp đồng xí nghiệp trả lại hàng cho Công ty thép Hà Nội. Công ty Thép Hà Nội nhận lại hàng nhưng không trả lại tiền. Xuyên và Nhậm bị cáo buộc chiếm đoạt của ngân hàng số tiền 24,9 tỷ đồng.
Đến hạn thanh toán, ngân hàng tự khấu trừ từ tài khoản của Công ty Quang Trung số tiền gốc là 695 triệu đồng. Dư nợ gốc tính đến ngày 31/12/2014 là 24,2 tỷ đồng. Ngân hàng đề nghị bị cáo phải bồi thường tiền gốc và lãi theo quy định pháp luật.
Ngoài ra, để chiếm đoạt tiền vay của ngân hàng, Nguyễn Duy Xuyên còn dùng thủ đoạn thanh toán bằng tiền mặt với khách hàng mua hàng của xí nghiệp để tránh việc ngân hàng khấu trừ nợ.
Tổng số tiền các bị cáo chiếm đoạt của 2 ngân hàng là 49,9 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra xác định, một số cán bộ ngân hàng có dấu hiệu phạm tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Nhưng do thời hạn điều tra đã hết nên tách rút thành vụ án khác.
Hà Linh
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Đi áp tải tiền, ôm 17 tỷ đồng bỏ trốn Phó giám đốc và nhân viên tín dụng bị cáo buộc làm sai quy trình khi áp giải tiền, làm hồ sơ khống... để giám đốc chiếm đoạt tiền. Theo tin tưc trên bao Công an nhân dân, ngày 30/5, cơ quan Cảnh sát Điều tra - Công an TP Hồ Chí Minh cho biết vừa kết luận điều tra vụ chiếm đoạt...