Trả hồ sơ, làm rõ dòng tiền Công ty Việt Á liên quan vụ án ở bệnh viện Cần Thơ
Sáng 17/7, tại phiên xét xử sơ thẩm vụ án tham ô tài sản xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ liên quan Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á (gọi tắt là Công ty Việt Á), HĐXX TAND TP Cần Thơ đã tuyên trả hồ sơ, điều tra bổ sung nhằm làm rõ dòng tiền trong vụ án.
Các bị cáo đưa ra xét xử gồm: Trần Tiến Lực, nhân viên kinh doanh Công ty Việt Á; Phạm Ngọc Thùy và Đỗ Thị Yến Phương, cùng nhân viên xét nghiệm của Khoa xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ.
Theo cáo trạng, từ năm 2018-2021, Thùy và Phương lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao trong quá trình xét nghiệm Viêm gan B, C, lao, Geno type C đã câu kết với Lực đưa vào đơn hàng mua sắm của Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ số lượng kit xét nghiệm và hóa chất xét nghiệm nhiều hơn số lượng cần sử dụng, số lượng nhiều hơn đó được giao bằng hàng khống là nước lọc. Từ đó, bệnh viện đã chi trả cho hàng khống với số tiền hơn 1,9 tỷ đồng, trong đó Công ty Việt Á giữ lại hơn 672 triệu đồng, chi trả lại cho Phương, Thủy thông qua Lực số tiền hơn 1,2 tỷ đồng.
Đại diện Viện kiểm sát nhận định, vì lòng tham, lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao bị cáo Phương và Thuỳ đã cấu kết với bị cáo Lực đặt mua hàng khống để tham ô tài sản của bệnh viện. Trong vụ án, bị cáo Phương và Thuỳ có vai trò ngang nhau. Từ gợi ý của Lực, hai bị cáo cùng nhau thực hiện hành vi nâng khống, đặt mua kit xét nghiệm khống và chia nhau số tiền thu lợi bất chính. Còn bị cáo Lực đã giúp sức cho Phương và Thuỳ thực hiện hành vi phạm tội, bị cáo không có hưởng lợi nên có vai trò thấp hơn.
Tranh luận với Viện kiểm sát, luật sư bào chữa cho bị cáo Phương và Thuỳ cho rằng bản luận tội của đại diện Viện kiểm sát chưa làm rõ dòng tiền. Cụ thể, cáo trạng cáo nêu Phương, Thuỳ và Lực chiếm đoạt hơn 1,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, tại phần luận tội, đại diện Viện kiểm sát lại nhận định bị cáo Lực không có hưởng lợi, trong khi đó bị cáo Phương và Thuỳ suốt phiên toà chỉ thừa nhận nhận tổng cộng 800 triệu đồng. Đồng thời, luật sư đề nghị HĐXX xem xét lại tội danh cho các bị cáo và làm rõ dòng tiền bị chiếm đoạt trong vụ án.
Video đang HOT
Kết thúc phần tranh, HĐXX vào nghị án. Sau đó, HĐXX đề nghị đại diện Viện kiểm sát đối đáp lại ý kiến luật sư yêu cầu làm rõ dòng tiền. Tuy nhiên, đại diện Viện kiểm sát không tranh luận mà đề nghị HĐXX xem xét trả hồ sơ để điều tra bổ sung
Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt nói về nguồn tiền chuyển cho mẹ
Tại toà, bị cáo Phan Quốc Việt khai chuyển cho mẹ hàng tỷ đồng, nguồn tiền này là nguồn thu của kit test COVID-19 và nguồn thu kinh doanh khác của Việt Á.
Cảnh sát dẫn giải bị cáo Phan Quốc Việt đến tòa.
Ngày 15/5, Tòa án nhân dân Cấp cao tại TP Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm xét kháng cáo xin giảm nhẹ của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và 10 bị cáo khác liên quan đến Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á.
Trước khi diễn ra phiên tòa, bị cáo Nguyễn Thanh Long đã nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả của vụ án.
Là người xét hỏi đầu tiên,, Trịnh Thanh Hùng, cựu Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ các ngành kinh tế kỹ thuật Bộ Khoa học Công nghệ, thừa nhận hành vi phạm tội của bản thân như bản án sơ thẩm.
Bị cáo Hùng khai nhận có quen biết Phan Quốc Việt, Tổng giám đốc Công ty Việt Á. Sau đó, bị cáo giúp Việt trong việc sản xuất kit test COVID-19 và đã nhận từ Việt 300.000USD (tương đương hơn 8 tỷ đồng). Đối với số tiền này, tại cấp sơ thẩm, bị cáo và gia đình đã nộp khắc phục gần đầy đủ.
"Trong phiên tòa hôm nay, gia đình bị cáo đã khắc phục thêm 16.000.000 đồng, đủ số tiền bị cáo được hưởng lợi", bị cáo Hùng nói và cho biết, gia đình bị cáo cũng nộp thêm 50 triệu đồng tiền khắc phục chung trong vụ án này.
Bị cáo Hùng mong muốn Hội đồng xét xử (HĐXX) xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.
Tại phiên toà sơ thẩm diễn ra vào tháng 1 vừa qua, bị cáo Trịnh Thanh Hùng lĩnh án 14 năm tù về tội Nhận hối lộ.
Trong khi đó, Tổng giám đốc Công ty Việt Á Phan Quốc Việt thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Song, bị cáo mong HĐXX xem xét bối cảnh bản thân thực hiện hành vi phạm tội để giảm nhẹ hình phạt.
Bị cáo Việt cũng đề nghị tòa xem xét không tịch thu công quỹ nhà nước hơn 600 tỷ đồng.
Về tổng số tiền gây thiệt hại hơn 1.235 tỷ đồng, bị cáo Phan Quốc Việt nói rằng chưa đúng, cần phải xác định các vấn đề liên quan như giá của kit test COVID-19.
Luật sư bào chữa cho bị cáo Phan Quốc Việt trình bày các lý do xin giảm nhẹ hình phạt cho thân chủ của mình như: Tại cấp sơ thẩm, Việt chưa được áp dụng tình tiết giảm nhẹ khi trong quá trình điều tra thành khẩn khai báo để làm sáng tỏ vụ án. Vào ngày 24/4, Việt và gia đình đã nộp khắc phục thêm 200 triệu đồng.
Tại toà, bị cáo Phan Quốc Việt khai chuyển cho mẹ hàng tỷ đồng, nguồn tiền này là nguồn thu của kit test COVID-19 và nguồn thu kinh doanh khác của Việt Á.
Đối với việc bán kit test cho CDC các tỉnh, Việt nói mình không phải người chủ mưu.
Bị cáo Phan Quốc Việt bị tuyên phạt tổng cộng 29 năm tù về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Đưa hối lộ.
Hôm nay xét xử cựu Giám đốc CDC Hà Nội Trương Quang Việt Cựu Giám đốc CDC Hà Nội Trương Quang Việt và cựu Trưởng phòng tài chính CDC Hà Nội Lê Minh Tuyến được đưa ra xét xử tại TAND TP Hà Nội vào sáng 29/2. Hôm nay (29/2), TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử bị cáo Trương Quang Việt (SN 1973), cựu Giám đốc CDC Hà Nội và Lê Minh Tuyến (SN...