TQ: Nhận diện khuôn mặt cho lợn, người giàu vui mừng, người nghèo lo phá sản
Công nghệ, tự động hóa đang trở thành cuộc cách mạng sản xuất thịt lợn ở Trung Quốc. Tuy nhiên, trong khi các “ông lớn” chăn lợn hưởng lợi từ công nghệ cao, nhiều nông dân Trung Quốc đứng trước nguy cơ phá sản và vỡ nợ vì không thể cạnh tranh nổi.
Nông dân Trung Quốc không có nhiều tiền ứng dụng công nghệ FRT để nuôi lợn
Mõm thon, dáng dài, tai dựng đứng là một vài “đặc điểm nhận dạng” của một con lợn tốt. Cũng giống như người, mỗi con lợn đều sở hữu khuôn mặt đặc trưng của mình. Sử dụng công nghệ nhận dạng cho lợn đang trở thành “cơn sốt” trong ngành chăn nuôi Trung Quốc.
Trung Quốc là nước xuất khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới. Năm 2021, Trung Quốc dự kiến tăng 9% quy mô đàn lợn. Tuy nhiên, khi các trang trại lợn ở Trung Quốc ngày một mở rộng, yêu cầu đặt ra là làm thế nào để quản lý tốt từng con lợn.
Từ năm 2018, nhiều doanh nghiệp nuôi lợn ở Quảng Tây, Trung Quốc đã áp dụng công nghệ nhận dạng lợn (FRT) cho chăn nuôi. Kết quả cho thấy phương pháp này rất hiệu quả, giảm đáng kể chi phí.
Tuy nhiên, một số nông dân ở Quảng Tây cho rằng, FRT không dành cho họ.
“Chúng tôi đã cố gắng vay mượn, mở rộng sản xuất, nhưng đối với những trang trại có ít hơn 100 con lợn, không thể xoay đâu nguồn tiền để lắp đặt FRT”, một nông dân nuôi lợn ở Quảng Tây nói.
Video đang HOT
FRT có thể phân biệt từng con lợn bằng thông tin về mõm, tai và mắt lợn. Hệ thống này còn theo dõi được cả nhịp tim, tần suất toát mồ hôi và giọng kêu của từng con lợn.
Bằng sự giám sát nghiêm ngặt, chủ lợn có thể được cảnh báo sớm và phát hiện con lợn nào không khỏe hoặc bị đói.
Ít người biết rằng, lợn không chỉ biết kêu “éc éc”. Chúng là loài động vật có thể biểu lộ cảm xúc ở mức độ cao. FRT thậm chí nhận ra con lợn nào đang buồn.
“Nếu những con lợn không vui hoặc ăn không ngon, chúng tôi sẽ phát hiện ra ngay”, Jackson He – Giám đốc điều hành của Yingzi Technologies – nói.
Công nghệ nhận diện khuôn mặt cho lợn ở Trung Quốc ngày càng phát triển
Yingzi Technologies là công ty đi đầu trong việc ứng dụng nhận dạng khuôn mặt cho lợn ở Trung Quốc. Ngành sản xuất thịt lợn của Trung Quốc ước tính trị giá 70 tỷ USD.
Ứng dụng FRT có thể giúp nông dân Trung Quốc giảm từ 30 – 50% chi phí chăn nuôi lợn.
Tuy nhiên, công nghệ này dường như không dành cho nông dân nghèo.
Ước tính, chi phí để áp dụng FRT cho mỗi con lợn là 7 USD. Số tiền này là quá xa vời với những nông dân nghèo. FRT hiện chỉ phù hợp với các công ty chăn nuôi lớn, sẵn sàng đầu tư để giảm giá thành thịt lợn.
Trong vòng 2 năm tới, khoảng 3 triệu con lợn ở Trung Quốc sẽ được theo dõi bằng FRT. Nếu số lợn này được bán ra thị trường, nhiều hộ nông dân sẽ phá sản, vỡ nợ vì không thể cạnh tranh về giá.
Nông dân Trung Quốc đang bị tụt lại trong “đường đua” phục hồi đàn lợn Trung Quốc sau dịch cúm lợn châu Phi.
Giai đoạn từ năm 1980 – 1990, 80% thịt lợn Trung Quốc đến từ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Hiện tại, 80% số thịt lợn ở Trung Quốc đến từ các trang trại có từ 500 con lợn trở lên.
Cạnh tranh giá bán thịt lợn ở Trung Quốc đang được mô tả bằng từ “kinh hoàng” khi các “ông lớn” công nghệ như Alibaba, Tencent, JD.com và Netease đều đã mở công ty nuôi lợn.
Khả năng ganh đua trong cuộc chiến giành thị phần thịt lợn giữa nông dân Trung Quốc với các công ty công nghệ cao này gần như là 0%.
Một nền tảng tự động hoá Việt Nam được xếp top uy tín toàn cầu
Nền tảng akaBot của FPT Software được đưa vào danh sách "Gartner Peer Insights", cùng 20 hãng hàng đầu thế giới, như UIPath, Automation Anywhere, Blue Prism.
Danh sách các giải pháp công nghệ được đánh giá cao - Peer Insights - của Gartner gồm những sản phẩm quốc tế uy tín, được xếp hạng dựa trên những đánh giá, nhận xét từ chính các doanh nghiệp, tổ chức đã sử dụng sản phẩm.
Nền tảng akaBot được Gartner đưa vào nhóm sản phẩm RPA (Robotic Process Automation) - một trong những danh mục đang được quan tâm nhất trong bảng đánh giá Gartner Peer Insights.
Ông Bùi Đình Giáp, giám đốc nền tảng akaBot.
akaBot là nền tảng tự động hóa quy trình nghiệp vụ toàn diện cho doanh nghiệp do FPT Software phát triển. Nền tảng này giúp tăng 80% năng suất, tiết kiệm 60% chi phí và 80% thời gian vận hành doanh nghiệp. Các robot "ảo" có khả năng mô phỏng thao tác của con người, giúp thực hiện các tác vụ lặp đi lặp lại số lượng lớn.
Với công nghệ lõi là RPA, akaBot có khả năng tích hợp AI và OCR (công nghệ nhận dạng ký tự quang học) để xây dựng giải pháp tự động hóa thông minh toàn diện, không xâm lấn hệ thống công nghệ thông tin hiện tại và có thể tương tác với tất cả phần mềm doanh nghiệp, như word, excel, SAP, web.... akaBot đang được ứng dụng trong nhiều ngành, như tài chính, ngân hàng, khối hành chính nhân sự, sản xuất...
Đây là một trong những giải pháp nằm trong hệ sinh thái các giải pháp chuyển đổi số được nhiều tập đoàn lớn, như FPT, HSBC, ThinkPower Mizuho, Panasonic, DIP, SCSK..., sử dụng. Các giải pháp chuyển đổi số giúp doanh nghiệp, tổ chức gia tăng năng suất, tiết kiệm chi phí, tận dụng tối đa nguồn lực để vượt qua khủng hoảng và góp phần phát triển nền kinh tế số và hướng đến mô hình quốc gia số trong tương lai.
Đơn cử trong lĩnh vực ngân hàng, lúc cao điểm có thể tiếp nhập hơn 500 yêu cầu mỗi ngày về khởi tạo khoản vay cần phải được xử lý. Nếu theo quy trình thủ công, ngân hàng sẽ cần ít nhất 13 nhân viên "back-office" và 400 nhân viên kinh doanh. Điều này có thể dẫn tới tình trạng quá tải, năng suất lao động thấp và rủi ro sai sót cao. Tuy nhiên, trong 6 tháng tự động hóa toàn bộ quy trình khởi tạo khoản vay từ nhập thông tin khách hàng, phân tích dữ liệu đến phê duyệt dựa trên nền tảng akaBot, ngân hàng đã tiết kiệm được 90% chi phí nhân sự và rút ngắn thời gian thực hiện từ 15 phút xuống còn 5 phút.
Ông Bùi Đình Giáp, đại diện akaBot, cho biết, để nền tảng này được xuất hiện trong danh sách của Gartner, đội phát triển đã ba lần giới thiệu sản phẩm với các chuyên gia phân tích hàng đầu về RPA. Nền tảng đã đáp ứng được nhiều tiêu chí khắt khe, như công nghệ lõi, tự động hóa, bảo mật, những tính năng liên quan đến AI, máy học, xử lý ngôn ngữ tự nhiên... Ngoài ra, FPT Software cũng phải chứng mình là đã cung cấp dịch vụ này cho các doanh nghiệp có quy mô vừa đến lớn.
"Mục tiêu của akaBot trong thời gian tới là nâng cấp hệ thống, hoàn thiện tính năng sản phẩm, giải pháp, trú trọng nâng cao trải nghiệm khác hàng, hướng đến mục tiêu nằm trong danh sách "Gartner Magic Quadrant" - bảng xếp hạng lớn và uy tín nhất thế giới về RPA, sánh ngang với các nền tảng tên tuổi như UiPath, Automation Anywhere, BluePrism vào năm 2021.
Trình làng Camera AI tích hợp khả năng chấm công theo thời gian thực Thương hiệu HANET vừa chính thức trình làng dòng sản phẩm Camera AI (trí tuệ nhân tạo) sau 2 năm nghiên cứu. Đặc biệt, camera còn tích hợp nền tảng quản lý nhân sự Tanca.io giúp thay đổi cách thức chấm công hiện nay. Camera của HANET được trang bị thêm AI và có thêm giải pháp chấm công trực tuyến bằng cách...