TQ ngày càng cố chấp trong trò chơi quyền lực
TQ cho rằng sự yếu đuối của Mỹ là cơ hội để nước này bắt nạt và dọa dẫm các quốc gia láng giềng.
Bên lề diễn đàn Đối thoại Shangri-La vừa diễn ra tuần vừa rồi, các nhà ngoại giao và chuyên gia chính sách quốc tế đều nhất trí với nhau ở hai điểm. Thứ nhất, Trung Quốc đang coi thời gian còn lại trong nhiệm kỳ của Tổng thống Obama là cơ hội để tìm cách thống trị tây Thái Bình Dương. Thứ hai, Trung Quốc đang tự làm tổn thương chính mình bằng giọng điệu kiểu dọa nạt tại diễn đàn này.
Tại diễn đàn Shangri-La, Trung Quốc đã phải hứng chịu những lời chỉ trích “rát mặt” ngay từ đầu. Trong bài phát biểu khai mạc của mình, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhấn mạnh rằng “tất cả các nước phải tuân thủ pháp luật quốc tế” và khẳng định Nhật Bản sẵn sàng giúp đỡ Philippines, Việt Nam và các nước khác đối phó với những hành động hung hăng, ngang ngược của Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu tại Shangri-La
Khi dư âm bài phát biểu của ông Abe chưa kịp lắng xuống, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã bồi thêm một đòn nữa vào Trung Quốc khi mạnh mẽ chỉ trích Bắc Kinh “gây mất ổn định bằng các hành động đơn phương nhằm tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông”.
Ông Hagel tuyên bố rằng “Mỹ kiên quyết phản đối bất cứ quốc gia nào sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực” trong các tranh chấp chủ quyền biển đảo, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của “các quy tắc và thông lệ quốc tế” mà các nước cần tuân thủ.
Choáng váng trước những đòn tấn công dồn dập này, một vị tướng Trung Quốc đứng lên và đặt ra những câu hỏi để tìm cách trả đũa bằng ngôn từ của luật pháp quốc tế: Khi Nhật Bản quốc hữu hóa nhóm đảo Senkaku vào năm 2012, đó có phải là hành động đơn phương để thay đổi hiện trạng không? Khi Mỹ tuyên bố rằng nhóm đảo này nằm trong phạm vi bảo vệ của hiệp ước phòng thủ Mỹ-Nhật, đó có phải là viêc đe dọa sử dụng vũ lực hay không? Khi Mỹ lập khu vực nhận diện phòng không như Trung Quốc làm hồi năm ngoái, họ có phải xin phép ai không?
Tất nhiên, đây chỉ là những câu hỏi mang tính mỉa mai, và câu trả lời mà ông Hagel đưa ra hoàn toàn bất lợi cho Bắc Kinh. Chẳng hạn như, Nhật Bản quốc hữu hóa nhóm đảo Senkaku vì họ đã quản lý chúng từ nhiều thập kỷ nay, và việc Mỹ thiết lập khu vực nhận diện phòng không đều đã nhận được sự nhất trí của các quốc gia láng giềng.
Thế nhưng, đến khi đại diện cho đoàn Trung Quốc lên phát biểu, tướng Vương Quán Trung đã đưa ra những ngôn từ “gây sốc” bằng việc đe dọa Mỹ, Nhật rằng họ đang khiêu khích Trung Quốc, rằng họ cố tình thông đồng với nhau để “bắt nạt” Trung Quốc.
Video đang HOT
Tướng Vương Quán Trung, đại diện Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La
Lý giải cho những ngôn từ “đao to búa lớn” này của Trung Quốc, các chuyên gia phân tích cho rằng sở dĩ Bắc Kinh dám mạnh mồm như vậy vì họ tự tin rằng Mỹ sẽ không dám can thiệp vào các tranh chấp hiện nay ở khu vực.
Điều này được thể hiện rất rõ trong phát biểu gần đây của thiếu tướng Chu Thành Hổ, giáo sư tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc, khi ông này mô tả rằng chính sách đối ngoại của Mỹ đang bị triệu chứng “rối loạn cương dương” và “nếu Mỹ coi Trung Quốc là kẻ thù thì Trung Quốc sẽ trở thành kẻ thù của Mỹ”. Viên tướng này cho rằng trước sự yếu đuối của Mỹ đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Trung Quốc nghi ngờ việc Mỹ “can thiệp hay sử dụng lực lượng quân sự trong trường hợp nổ ra xung đột lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng”.
Trong bối cảnh này, Trung Quốc tin rằng họ chỉ phải trả giá thấp khi đẩy các quốc gia láng giềng tới gần hơn với Mỹ. Có vẻ như theo tính toán của Bắc Kinh, Mỹ sẽ tăng cường hợp tác quân sự với Nhật Bản, đưa quân quay trở lại Philippines và ghé thăm các cảng của Việt Nam, nhưng Mỹ sẽ không can thiệp nếu Trung Quốc thay đổi hiện trạng trong khu vực. Đối với Bắc Kinh, đó là một cái giá chấp nhận được.
Theo nhận định của các chuyên gia, trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ ngày càng cố chấp hơn trong các vấn đề tranh chấp lãnh thổ, và họ sẵn sàng làm mọi việc bất chấp luật pháp và thông lệ quốc tế, miễn là đạt được mục đích của mình.
Trung Quốc sẽ ngày càng cố chấp hơn trong các vấn đề tranh chấp lãnh thổ
Chuyên gia Ian Storey thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á nhận định: “Dường như mọi lời chỉ trích hiện nay đều vô tác dụng đối với Trung Quốc khi họ chấp nhận mất mặt trên trường quốc tế” trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt là ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Các chuyên gia phân tích cho rằng niềm tin này của những nhà hoạch định chiến lược Trung Quốc là vô cùng nguy hiểm. Thứ nhất, điều đó cho thấy rằng Trung Quốc sẽ ngày càng hung hăng hơn, ngang ngược hơn trong các vấn đề tranh chấp lãnh thổ và nguồn tài nguyên. Thứ hai, nếu Trung Quốc đánh giá sai về sự thụ động của Mỹ, điều đó có thể châm ngòi cho một cuộc chiến ở Đông Á.
Chuyên gia bình luận David Feith của tờ Wall Street Journal (Mỹ) nói: “Có vẻ như Trung Quốc đang đặt cược ở Biển Đông rằng đã đến lúc bắt nạt và dọa dẫm các nước láng giềng bởi phản ứng của Mỹ sẽ vô cùng hạn chế. Điều đó buộc chính quyền của ông Obama phải thay đổi các tính toán của mình để ngăn chặn trò chơi quyền lực đầy nguy hiểm của Trung Quốc.”
Theo Khampha
Bị hỏi rát, TQ không dám làm rõ "đường lưỡi bò"
Trung Quốc cố tình vòng vo và trốn tránh khi bị dư luận quốc tế yêu cầu làm rõ về "đường lưỡi bò" tại Shangri-La.
Tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La vừa diễn ra ở Singapore, khi bị các phóng viên hỏi dồn về việc làm rõ "đường lưỡi bò" của Trung Quốc trên Biển Đông, trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc đã tìm cách nói vòng vo mà không dám đề cập đến nội hàm của tuyên bố chủ quyền đây phi lý và phi pháp này.
Các nhà quan sát và chuyên gia phân tích nhận định rằng sự mập mờ này là một chiến thuật mà Trung Quốc cố tình áp dụng nhằm "để ngỏ" tuyên bố cuối cùng về phạm vi của "đường lưỡi bò".
Trung tướng Vương Quán Trung, trưởng đoàn đại biểu quân đội Trung Quốc tham dự Đối thoại Shangri-La đã liên tục bị hỏi dồn về "đường lưỡi bò" khi ông này đăng đàn phát biểu tại diễn đàn. Nhiều người muốn biết "đường lưỡi bò" này rốt cuộc là cái gì, trong khi một số người đặt câu hỏi về giá trị pháp lý của nó.
Tướng Vương Quán Trung cố tình né tránh các câu hỏi về "đường lưỡi bò"
Hồi tháng Ba, Philippines cũng đã đệ đơn lên tòa án quốc tế ở La Hay, Hà Lan để yêu cầu tòa án này tuyên bố vô hiệu đối với "đường lưỡi bò" phi lý mà Trung Quốc tuyên bố.
Trung Quốc đã khăng khăng từ chối tham dự vụ kiện này với lý lẽ cho rằng Biển Đông không nằm trong phạm vi điều chỉnh của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) bởi một tuyên bố mà Trung Quốc đưa ra khi phê chuẩn công ước này vào năm 2006.
Trước những câu hỏi dồn dập của các cử tọa, tướng Vương lại một lần nữa đưa ra luận điệu cũ rích rằng Trung Quốc đã phát hiện và kiểm soát các hòn đảo trên Biển Đông từ thời nhà Hán (??).
Theo lập luận của vị tướng này, Trung Quốc đã tiếp quản các hòn đảo trên từ tay Nhật sau Thế Chiến II, và đến năm 1948, chính phủ Trung Quốc mới đơn phương vẽ và tuyên bố về "đường lưỡi bò" (hay còn gọi là đường chín đoạn). Viên tướng này còn nói rằng đường lưỡi bò được đưa ra trước khi UNCLOS có hiệu lực vào năm 1994, và luật này không có tác dụng hồi tố.
Tuy nhiên, chính một học giả của Trung Quốc là giáo sư Jin Canrong tại Đại học Nhân dân Bắc Kinh tham gia vào đoàn đại biểu của Trung Quốc đã thừa nhận rằng Trung Quốc cần phải có thời gian để làm rõ về "đường chín đoạn", bởi ngay cả nội bộ Trung Quốc cũng chưa thống nhất được đường này có ý nghĩa đích thực là gì.
Một số học giả Trung Quốc thì cho rằng đường chín đoạn này là "đường biên giới quốc tế", trong khi một số người thì lại nói đó là đường biên giới "quyền lợi lịch sử", thậm chí có người còn cho rằng đó là biên giới giữa các đảo.
Ngoài ra, còn một lý do nữa khiến Trung Quốc nhập nhèm trong việc làm rõ đường lưỡi bò, đó là ngay sau khi công bố phạm vi và nội hàm của nó, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với áp lực chính trị từ bên trong và buộc phải hành động.
Giàn khoan Hải Dương 981 mà Trung Quốc ngang nhiên kéo vào vùng biển Việt Nam
Giáo sư Jin tuyên bố: "Hãy cho Trung Quốc thời gian, họ sẽ thay đổi lập trường trong tương lai." Vị học giả này cho rằng khi Trung Quốc trở thành một "cường quốc biển", họ sẽ có lợi ích giống như Mỹ và cần thêm không gian để "vùng vẫy".
Tuy nhiên, Trung Quốc đang đứng trước áp lực ngày càng lớn từ cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ về việc giải thích tuyên bố "đường lưỡi bò" của họ.
Hồi tháng Hai, ông Danny Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương đã tuyên bố rằng "cộng đồng quốc tế muốn Trung Quốc làm rõ hoặc thay đổi tuyên bố về đường chín đoạn cho phù hợp với luật pháp quốc tế."
Khi được hỏi lý do tại sao Mỹ và nhiều nước khác gây sức ép ngày càng lớn lên "đường lưỡi bò" của Trung Quốc, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Nam Hải Ngô Sĩ Tồn nói: "Họ sợ rằng khi Trung Quốc mạnh hơn và áp đặt đường chín đoạn theo ý chí của mình thì họ sẽ không làm được gì nữa."
Đường lưỡi bò của Trung Quốc bao trùm hơn 80% diện tích Biển Đông, nhiều đoạn đi sát vào bờ biển của các quốc gia láng giềng. Trung Quốc đơn phương vạch ra đường này mà không dựa vào bất cứ cơ sở pháp lý nào của luật pháp quốc tế.
Hồi tháng trước, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố Việt Nam đang xem xét "nhiều phương án để bảo vệ mình, kể cả phương án đấu tranh pháp lý, theo luật pháp quốc tế". Nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Mỹ và Philippines cũng đã lên tiếng ủng hộ Việt Nam kiện Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế để giải quyết các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông.
Theo Khampha
Mỹ-Nhật đồng thanh "vùi dập" TQ tại Shangri-La Mỹ và Nhật đã phối hợp ăn ý với nhau để lên án những hành động hung hăng, ngang ngược của Trung Quốc tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La. Ngày 30/5, các quan chức hàng đầu của Nhật Bản và Mỹ đã "đồng thanh tương ứng" cùng lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ hành vi hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông...