TQ: Hàng nghìn công nhân quỳ xin chính phủ
Tờ Wantchinatimes đưa tin, ngày 10/1 vừa qua, hàng nghìn công nhân nhập cư quỳ tại quảng trường quận Phú Bình, tỉnh Thiểm Tây, Tây Bắc Trung Quốc, cầu xin chính phủ can thiệp vụ tranh chấp tiền lương.
Công ty của họ đã “quỵt” 60 triệu NDT (tương đương 9.6 triệu USD) lương của hơn 2.500 công nhân xây dựng.
Cũng theo tờ báo, các công nhân quỳ gối trong tiết trời dưới 0 độ C. Hầu hết các công nhân đến từ các tỉnh Tứ Xuyên, Sơn Tây, Hồ Bắc, Thiểm Tây, họ bắt đầu làm việc cho một dự án xây dựng tại Thiểm Tây từ 10/2011.
Tuy nhiên, cho đến bây giờ, dù công trình đã hoàn thiện từ lâu, công ty chủ quản liên tục lần khất, không thanh toán tiền lương.
Hàng nghìn công nhân quỳ gối trong thời tiết giá rét cầu xin chính phủ “đòi” hộ lương.
Quẫn bách khi Tết sắp đến gần, hàng nghìn người đã tập trung tại quảng trường quận Phú Bình, quỳ dưới thời tiết giá rét cầu xin chính phủ ra tay giúp đỡ.
Một công nhân ở Tứ Xuyên bức xúc: “Công ty chưa trả lương cho bất kì một công nhân nào. Một số người đã chờ đến hơn một năm, một số khác khoảng bốn đến năm tháng. Tết sắp đến, chúng tôi cần tiền lo cho gia đình, bố mẹ già cần tiền đi khám bệnh, con cái cần tiền đóng học phí, chưa kể đến chúng tôi cũng cần tiền mua sắm cho năm mới”.
Video đang HOT
Trả lời phỏng vấn, một công nhân khác cho hay: “Chúng tôi không còn tiền để thuê nhà và sắp không có nơi nào để ở”. Không chỉ có mình những công nhân này, nhiều người mang theo cả gia đình lên Thiểm Tây để làm việc.
Các công nhân cho biết thêm, mặc dù lương chưa trả nhưng công ty này phung phí tới 3 triệu NDT (tương đương 480.000 USD) để trang trí nhà máy và văn phòng làm việc.
Trước sự việc trên, ban lãnh đạo công ty không những đổ lỗi cho nhà thầu và khách hàng chậm thanh toán tiền, mà còn ra sức kêu gọi chính quyền địa phương hỗ trợ trả lương cho công nhân trước Tết.
Theo 24h
Công nhân Trung Quốc quyết bám trụ thành phố
Kiếm được nhiều tiền hơn là lý do làn sóng di cư từ nông thôn vào thành phố ngày càng tăng, dù họ không được cấp hộ khẩu hay hưởng các khoản phúc lợi xã hội.
Anh Zhang Kang, một lao động nhập cư, có công việc toàn thời gian tại nhà máy sản xuất ô tô nằm ở thành phố phía nam Trung Quốc kiêm luôn nghề bán tất.
Còn anh Zhang làm việc ở nhà máy lắp ráp BYD Co, tranh thủ những giờ rãnh rỗi để bán tất cho hàng nghìn nhân viên và những ai có nhu cầu mua mặt hàng này. "Tất là mặt hàng đơn giản và hầu như ai cũng đều cần đến", anh Zhang nói. Anh này đã bỏ ra 60.000 nhân dân tệ (9.600 USD) để bắt đầu kinh doanh tất.
Sau 5 năm ở Thẩm Quyến, anh Zhang chưa có ý định trở về quê nhà - đó là thành phố Nanyang, cách tỉnh Hà Nam khoảng 900 dặm. "Ở quê chưa phát triển nên không thể kinh doanh mặt hàng tất", anh ấy nói.
Các công nhân nhập cư bám víu ở thành phố lâu hơn, điển hình như anh Zhang, là một dấu hiệu đáng khích lệ cho nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới này. Hơn một thập kỷ qua, Trung Quốc chủ yếu dựa vào lực lượng lao động nhập cư hùng hậu với mức lương thấp, khoảng 252 triệu người trong năm 2011, theo thống kê của cơ quan chính quyền. Phần lớn lượng người này là nam giới đến từ khu vực nông thôn lên thành phố làm việc ở các nhà máy sản xuất và các công trường xây dựng.
Từ lâu, Trung Quốc đã không cho phép những lao động nhập cư có quyền đăng ký tạm trú ở thành phố, còn gọi là hộ khẩu, nhằm hạn chế lượng nhập cư từ nông thôn tràn vào các thành phố lớn. Nếu không có hộ khẩu thành phố, lượng lao động nhập cư sẽ không thể hưởng được các phúc lợi xã hội cũng như gặp khó khăn khi muốn gửi con cái của họ đến trường học địa phương. Kết quả là có nhiều người đành gửi con cái của họ về quê cho bà nội hay ngoại chăm sóc giúp.
Các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc cho rằng nếu lao động nhập cư có hộ khẩu tại thành phố sẽ giúp họ có cuộc sống ổn định hơn và năng suất làm việc cũng hiệu quả, góp phần đẩy mạnh mục tiêu tái cân bằng nền kinh tế Trung Quốc, hướng nhiều hơn đến người tiêu dùng. Hệ thống hộ khẩu cũng góp phần giảm bớt tình trạng thiếu hụt lao động ở các thành phố vì điều này cũng khuyến khích những người nhập cư sẽ trở về quê khi đến lúc họ cần về nhà chăm lo cho gia đình.
Lượng lao động nhập cư đang đổ về Bắc Kinh vào tháng 11/2011. Ảnh: Getty Images
Phó Thủ tướng Lý Khắc Cường, là nhân vật được mong đợi sẽ kế nhiệm Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo vào đầu năm nay, phát biểu trên một trang web của chính phủ rằng Trung Quốc "phải thu nạp những lao động nhập cư và dần dần đưa họ trở thành cư dân đô thị. Điều này cần chính phủ cần đẩy nhanh tiến độ cải cách việc đăng ký hộ khẩu".
Một cuộc khảo sát mới đây cho thấy những quy định về nhập cư vào thành phố dần được cải thiện. Cuộc khảo sát trên 5.000 hộ gia đình nhập cư của Xin Meng, một giáo sư kinh tế tại Đại học Quốc gia Australia, đã phát hiện thời gian trung bình mà người lao động nhập cư phải xa nhà lần đầu tiên là gần 9 năm trong 2012 so với 7,8 năm vào năm 2008. Bà Meng nhận xét con số này sẽ còn tăng nữa trong vài năm tới và sự lo lắng lượng cung từ lao động nhập cư cạn kiện sẽ có thể biến mất.
Chính phủ Trung Quốc hy vọng là lượng lao động nhập cư sẽ ở lâu hơn tại các thành phố và các phúc lợi cho họ sẽ tốt hơn và kỹ năng làm việc sẽ cải thiện. Điều này sẽ giúp mở rộng về số lượng cũng như chất lượng của người lao động nhập cư. Quá trình này cũng góp phần vào mục tiêu mà Trung Quốc đề ra là muốn dịch chuyển theo hướng tiêu dùng, tức là nếu người lao động nhập cư cảm thấy cuộc sống tốt hơn thì họ sẽ không còn quá chắt chiu từng đồng dành dụm nữa.
"Trung Quốc đang muốn các hộ gia đình gia tăng chi tiêu, nhưng điều này sẽ không còn ý nghĩa nếu như một phần ba dân số thành thị không được hưởng hệ thống phúc lợi và điều hiển nhiên họ buộc phải tiết kiệm nhiều hơn", Tom Miller, một nhà phân tích của Dragonomics GK và là tác giả của cuốn sách nói về sự thay đổi tại các thành phố lớn Trung Quốc.
Sự ổn định của lực lượng lao động nhập cư là một "bài toán" lớn cho các nhà lãnh đạo để làm thế nào có thể tránh bất ổn và giữ cho nhà máy hoạt động tốt. Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, ngành xuất khẩu Trung Quốc đã giảm đáng kể, ước tính khoảng 23 triệu người lao động nhập cư mất việc làm và nhiều người trong số họ phải rời thành phố để về quê.
Nhưng khi nền kinh tế phục hồi, các công ty và chính quyền địa phương đã tăng mức lương và đưa ra một số khoản phúc lợi để hấp dẫn họ quay trở lại, nhằm tăng sức cạnh tranh về xuất khẩu của Trung Quốc. Trong năm 2011, lương trả cho các lao động tại các nhà máy sản xuất tăng gần 20% so với năm 2010, theo Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc.
Mức lương cao hơn và phúc lợi tốt hơn đã "níu chân" những người lao động nhập cư ở lại thành phố lớn lâu hơn, điều này cho thấy việc cải cách hệ thống hộ khẩu đã có thể hấp dẫn hơn. Cuộc khảo sát của cô Meng cho thấy tỷ lệ người lao động nhập cư không có bảo hiểm thất nghiệp đã tăng từ 11% năm 2008 lên 21% vào năm 2012, con số này cũng tương tự cho mức phần trăm gia tăng về bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm lương hưu và bảo hiểm tại nạn lao động.
Một trường hợp khác là anh Ling, đã từ bỏ công việc tại nhà máy cách đây vài năm để mở cửa hàng hoa tươi. Tuy nhiên không may là dự án kinh doanh này đã thất bại, nhưng anh vẫn tiếp tục ở lại Thẩm Quyến và quay lại làm tại công ty BYD. Anh hy vọng vợ anh sẽ rời quê ở Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông để lên sinh sống cùng anh. "Thâm Quyến có những nhà máy tốt hơn và chúng tôi đã quen với cuộc sống nơi đây", anh nói.
Một người nhập cư khác mang họ Ma, làm việc tại nhà máy thuộc tập đoàn Hon Hai Precision Industry Co, còn được gọi là Foxconn, một hãng chuyên gia công cho thiết bị iPhone của Apple và sản phẩm điện tử khác. Vào ban đêm, anh cùng một người bạn tham gia khóa học về quản lý kinh doanh và kỹ năng công nghệ điện tử tại một trường học gần đó. Qua chương trình này sẽ giúp họ có được công việc tốt hơn với mức lương cao hơn.
Anh Ling cho biết nếu được chọn anh vẫn muốn ở lại Thâm Quyến, nhưng vì thời gian làm thêm giờ tại nhà máy BYD khiến anh khó khăn trong việc tìm nhà ở và phải đối mặt với việc chăm sóc gia đình. Anh cũng thừa nhận sẽ cảm thấy dễ dàng hơn nếu trở về quê và nhận một công việc với mức lương thấp hơn tại Sán Đầu.
Theo VNE
Xót lòng bố mẹ xích con vào tường vì không có tiền gửi trẻ Họ không có tiền để cho con vào nhà trẻ nên quyết định xích chúng lại để khỏi chạy lung tung và đi vào các khu vực nguy hiểm. Những đứa trẻ tội nghiệp bị bố mẹ xích lại ở công trường xây dựng Bạn sẽ làm gì khi có hai đứa con nhưng không có ai trong coi và không đủ tiền...