TP.HCM xuất hiện những dự án căn hộ “không điểm chạm”, an toàn trong mùa dịch bệnh
Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp, nhiều chủ đầu tư bất động sản đã phát triển những dự án căn hộ “không điểm chạm” nhằm đảm bảo môi trường sống an toàn, hạn chế lây lan dịch bệnh cho cư dân.
Nỗi sợ “đụng chạm” trong mùa dịch
Theo thống kê trực tuyến từ trang worldometers.info, tính đến sáng ngày 25/7, thế giới ghi nhận gần 16 triệu ca mắc Covid-19 và hơn 260.000 ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ. Hiện tại tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn đang diễn biến khá phức tạp với số lượng ca nhiễm ngày càng tăng.
So với tình hình thế giới, Việt Nam được xem là nước kiểm soát dịch tốt nhất thế giới. Sau đợt dịch Covid-19 lần 1, Việt Nam đã đảm bảo được 99 ngày không có các ca lây bệnh ngoài cộng đồng. Tuy nhiên, 1 tuần trở lại đây tình hình dịch bệnh tại Việt Nam bắt đầu có những diễn biến phức tạp.
Chị Hoài Oanh – cư dân tại quận 7 cho biết: “Cứ nghĩ bệnh dịch bùng lại, mình lại ám ảnh. Trong lần giãn cách xã hội đợt một, về đến sảnh chung cư, mình phải dùng khăn giấy để nắm tay cầm; bấm thang máy mình phải lật ngược ngón tay; thấy thang máy đông người chen chúc nhau là mình lại thấy sợ. Nguyên đợt dịch mình và gia đình không dám đến nơi đông người vì dịch rất dễ lây”.
Ông Nguyễn Hoài Khanh – giám đốc quản lý một tòa nhà cao cấp tại quận 4 chia sẻ: “Trong mùa dịch, để đảm bảo an toàn cho cư dân, Ban quản lý tòa nhà cứ 60 phút lại phải khử khuẩn sảnh tòa nhà, thang máy, tay nắm cửa, hành lang một lần. Biết là rất mệt và tốn kém, tuy nhiên mình phải khử trùng liên tục để đảm bảo an toàn”.
Những dự án không nút chạm tại Sài Gòn
Trước tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp, nhiều chủ đầu tư đã trang bị hàng loạt các tiện ích “không điểm chạm” để đảm bảo an toàn cho cư dân.
Tiên phong trong xu hướng phát triển dự án không điểm chạm tại TP.HCM là dự án Panomax River Villa của TTC Land. Dự án này tọa lạc trên đường Đào Trí giữa trung tâm quận 7, với khoảng 100 căn hộ hạng sang.
“Trong 1 tòa nhà, sảnh đón, thang máy, nắm cầm cửa lobby, bảng số thang máy là những nơi có nhiều người tiếp xúc, dễ dàng tích tụ vi khuẩn lây bệnh truyền nhiễm. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho cư dân, chủ đầu tư TTC Land đã trang bị công nghệ thông minh, giúp cư dân hạn chế tiếp xúc với những nguồn dễ lây bệnh, tạo nên một không gian sống an toàn cao, tốt cho sức khỏe”.
Video đang HOT
Để hạn chế cư dân tiếp xúc với tay cầm cửa tại Lobby, chủ đầu tư TTC Land đã trang bị công nghệ Face ID ngay tại cửa. Sở hữu công nghệ này, sảnh đón của toà nhà sẽ tự động nhận diện khuôn mặt và mở cửa đón cư dân, kiểm soát không cho người lạ mặt xâm nhập vào tòa nhà.
Theo khảo sát của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nơi dễ lây lan bệnh dịch nhất trong một tòa nhà là thang máy. Đây là nơi khó có thể thực hiện giãn cách 2m khi có dịch bệnh, đặc biệt nút bấm thang máy là nơi tiếp xúc trực tiếp với hàng nghìn người mỗi ngày. Vì vậy, để đảm bảo an toàn tuyệt đối, mỗi căn hộ tại Panomax River Villa sẽ được trang bị thang máy riêng tới cửa, đảm bảo tuyệt đối không có tình trạng chen chúc trong thang máy. Thậm chí, ngay cả sảnh đón cũng được thiết kế riêng biệt chỉ 28 căn/1 sảnh, không có hàng lang chung, hạn chế tình trạng tập trung đông người tại sảnh chung.
Hầm giữ xe của dự án cũng được trang bị công nghệ thông minh, tự động nhận diện xe giúp cư dân không bị kẹt xe vào giờ cao điểm, đảm bảo hầm xe luôn thông thoáng. 100% căn hộ tại dự án đều sở hữu tới 3-4 mặt thoáng, giúp các phòng chức năng luôn thoáng gió, tràn ngập ánh sáng, khí tươi luân chuyển giảm thiểu khả năng tích tụ nguồn bệnh lây nhiễm qua không khí.
Ngoài Panomax River Villa, có một số dự án cao cấp khác ở quận 6 và quận 7 cũng phát triển căn hộ theo hướng “dự án không điểm chạm”. Trong đó Panomax River Villa được xem là dự án tiên phong trong việc đầu tư phát triển căn hộ thuộc xu hướng này tại thị trường TP.HCM.
JLL: Đầu tư bất động sản lao dốc trên toàn châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam vẫn là điểm sáng
Nửa đầu năm 2020, lượng đầu tư và giá cho thuê giảm ở hầu hết các tài sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương, theo Jones Lang LaSalle (JLL).
JLL: Đầu tư bất động sản lao dốc trên toàn châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam vẫn là điểm sáng
Đầu tư giảm sút tại các thị trường hàng đầu châu Á - Thái Bình Dương
Theo JLL, khối lượng đầu tư nửa đầu năm ở châu Á - Thái Bình Dương giảm 32% so với cùng kỳ năm ngoái, cụ thể lượng đầu tư quý II giảm 39% và quý I giảm 26%.
Hoạt động đầu tư vào thị trường bất động sản tiếp tục lao dốc khi nhiều quốc gia vẫn còn đóng cửa thành phố và hạn chế đi lại, tác động lớn đến những kế hoạch triển khai vốn trong ngắn hạn.
Vốn đăng kí đầu tư tại Singapore và Hồng Kông trong quý II giảm mạnh nhất khu vực, lần lượt là -68% và -65% so với cùng kì năm trước.
Các thị trường khác cũng ghi nhận giảm đáng kể với Úc -58%, Hàn Quốc -45%, Nhật Bản -20% và Trung Quốc -15.
Dịch Covid-19 cũng gây hệ lụy lớn tới quyết định của các nhà đầu tư vào Việt Nam, với tổng vốn đầu tư nước ngoài FDI tính đến ngày 20/6/2020 đạt gần 15,7 tỷ USD, giảm -15,1% theo năm.
Sự sụt giảm đáng kể các giao dịch trong quý II, theo JLL, là do thị trường thiếu hụt những tài sản sẵn sàng để bán và sự không chắc chắn về thời gian phục hồi của các nền kinh tế.
Khẩu vị của các quỹ đầu tư lớn vẫn là ưa chuộng các tài sản văn phòng tại những thị trường cốt lõi, vì vậy, các tòa nhà văn phòng tiếp tục đón nhận được nhiều vốn đầu tư nhất.
Các trung tâm hậu cần và bất động sản thay thế như trường học và trung tâm dữ liệu cũng đang rất thu hút sự chú ý từ các nhà đầu tư, thúc đẩy một loạt các cuộc gọi vốn và liên doanh mới. Các giao dịch đầu tư vào thị trường bán lẻ và khách sạn vẫn tiếp tục trì trệ trong thời gian qua.
Với lãi suất giảm ở hầu hết các thị trường lớn, dữ liệu của JLL cho thấy có sự chênh lệch mạnh mẽ giữa lợi suất cơ bản và lợi suất trái phiếu ở hầu hết các lĩnh vực trong khu vực, tạo môi trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư toàn cầu muốn triển khai khoảng 40 tỷ USD sẵn có vào khu vực.
Bất động sản tại Việt Nam giữ được phong độ nhất định
Tại châu Á - Thái Bình Dương, thị trường văn phòng cho thuê bị chững lại trong nửa đầu năm 2020, chỉ có một số thị trường ngoại lệ có mức tăng giá theo quý. Giá thuê văn phòng tại quận trung tâm Hồng Kông giảm -9,3%, Bắc Kinh -4,1%, Melbourne -3,9%, Sydney -3,5% và Singapore -3,3% so với quý trước đó.
Một số thị trường văn phòng tại khu vực trung tâm Osaka và Seoul vẫn ghi nhận giá thuê tăng 1% đến 2%.
Tại TP. Hồ Chí Minh, báo cáo của JLL ghi nhận các văn phòng hạng A & B bắt đầu cảm thấy áp lực với diện tích hấp thụ ròng lần đầu tiên bị ghi nhận âm sau một thập kỷ. Tuy vậy, phần lớn chủ nhà vẫn khá tự tin trong bối cảnh khan hiếm nguồn cung, giá thuê vẫn chưa ghi nhận sự điều chỉnh đáng kể nào.
Ngành bán lẻ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì chính phủ các nước yêu cầu giãn cách xã hội, nhu cầu bị cắt giảm trong suốt quý II. Hồng Kông tiếp tục là thị trường giảm giá thuê bán lẻ mạnh nhất khu vực với -13,3%. Tương tự với các thị trường Đông Nam Á, Singapore ghi nhận giá bán lẻ giảm -8,5%.
Tại TP. HCM, chính sách "giãn cách xã hội" trong ba tuần đầu tiên của tháng Tư đã dẫn đến việc đóng cửa tạm thời tất cả các trung tâm thương mại. Tỷ lệ trống trung bình tăng lên mức 30% trong quý II.
Các khách thuê diện tích lớn bao gồm: vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe & làm đẹp đang phải tìm cách để duy trì diện tích thuê khi người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm ngân sách cho nhóm ngành hàng & dịch vụ này.
Tụy nhiên, do chính phủ kiểm soát dịch bệnh khá tốt, thị trường sớm trở lại. JLL ghi nhận giá thuê vẫn không thay đổi so với quý trước, đạt 79,4 USD/m2/tháng tại khu vực trung tâm và 38,5 USD/m2/tháng ở khu vực ngoài trung tâm.
Bất động sản công nghiệp và hậu cần là thị trường có khả năng phục hồi tốt nhất trong quý II. Tăng trưởng giá thuê vẫn tích cực ở Thượng Hải 1,2% và Sydney 1,0% và phần lớn ổn định ở Singapore, Bắc Kinh, Sydney và Melbourne.
Việt Nam vẫn tiếp tục giữ vị thế là điểm đến ưa thích trước xu hướng dịch chuyển nhà máy sản suất. Dù Covid-19 gây ra những khó khăn tạm thời cho các kế hoạch sắp tới của doanh nghiệp, với chiến lược đầu tư dài hạn, bất động sản công nghiệp ở Việt Nam vẫn thu hút các nhà đầu tư. Việc này góp phần tạo tâm lý lạc quan cho chủ đầu tự trong việc nâng giá đất bất chấp dịch bệnh vẫn đang diễn ra.
Tại khu vực miền Nam của Việt Nam, giá đất trung bình trong quý II đạt mức 106 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước. Giá thuê nhà xưởng xây sẵn vẫn ổn định ở mức 3,5 - 5 USD/m2/tháng, do hợp đồng chỉ ngắn hạn 3-5 năm và khách thuê cũng dễ chịu tác động của đại dịch.
Theo JLL, những bất ổn về tăng trưởng kinh tế và sư khó lường của đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục diễn ra. Cung và cầu vẫn là động lực của hiệu suất cho thuê, tuy nhiên các nền kinh tế vẫn tiếp tục bị đóng cửa sẽ có tác động trực tiếp đến nhu cầu.
Tác động của đại dịch sẽ vẫn còn, nhưng số liệu của JLL cho thấy các nhà đầu tư sẽ tiếp cận thị trường trong nửa cuối năm 2020 với những biện pháp khác nhau và dòng vốn sẽ tăng tốc vào đầu năm 2021.
Giá vàng sẽ còn cơ hội tạo "sóng" trong tời gian tới Vàng lần đầu tiên trong lịch sử đứng vững ở mốc trên 50 triệu đồng/lượng, đà tăng còn tiếp tục... Giá vàng được dự báo sẽ chạm ngưỡng 2.000 USD/ounce trong thời gian tới. Sóng tăng giá chưa dứt Các nhà phân tích tài chính cho rằng, giá vàng thế giới tăng mạnh lên đỉnh cao 9 năm chủ yếu do giới đầu...