TP.HCM xem xét ý tưởng phố đi bộ Lê Lợi với 3 cung đường hiện đại, hoài cổ và sự kiện
Ý tưởng khai thác phố đi bộ Lê Lợi mở rộng tại quận 1 TPHCM do một đơn vị tư vấn đề xuất đã nhận được nhiều sự quan tâm.
Phối cảnh 3D phố đi bộ Lê Lợi, quận 1, TP.HCM, theo đề án vừa được một doanh nghiệp đề xuất – Ảnh: N.B.
Việc khai thác phố đi bộ Lê Lợi mở rộng tại quận 1, TP.HCM, do một đơn vị tư vấn đề xuất, đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, bởi việc xây dựng các sản phẩm du lịch về đêm cũng là giải pháp mà TP.HCM đang triển khai nhằm thu hút cũng như tạo điều kiện cho du khách chi tiêu nhiều hơn, lưu trú lâu hơn.
Đường Lê Lợi là một trong năm tuyến đường được đề xuất làm phố đi bộ bên cạnh đường Đồng Khởi, Hàm Nghi, Thái Văn Lung và Thi Sách. Với vị trí đắc địa là kết nối chợ Bến Thành và con đường đi bộ Nguyễn Huệ, việc khai thác đường Lê Lợi như thế nào rất được quan tâm.
Video đang HOT
Theo dự án, phố đi bộ Lê Lợi được bắt đầu từ giao lộ Nguyễn Huệ – Lê Lợi kéo dài đến vòng xoay Quách Thị Trang, kết nối trước chợ Bến Thành tạo thành các phố thương mại và mua sắm.
Phố đi bộ sẽ được chia thành ba không gian gồm Cung đường hiện đại dài 240m có xe bán hàng lưu động thiết kế hai tầng, Cung đường hoài cổ dài 120m với xe bán hàng thiết kế theo phong cách xưa và Cụm đường sự kiện dài 120m.
Thời gian hoạt động dự kiến là các ngày cuối tuần và từ 16h đến 2h sáng hôm sau, với nhiều phân khu gồm sản phẩm văn hóa – sự kiện, khu dịch vụ du lịch, khu thương mại – ẩm thực và khu phố đi bộ Nguyễn Huệ hiện hữu.
Dù vẫn còn phải bàn thêm về cách thức vận hành cũng như hình ảnh thiết kế làm sao để không phá vỡ cảnh quan cũng như đảm bảo các yếu tố an ninh trật tự, vệ sinh… nhưng theo đơn vị tư vấn, để xây dựng một phố đi bộ hài hòa, văn minh, hiện đại như tiêu chí của đô thị TP…, cái khó nhất là tìm được mô hình khai thác để đạt được mục tiêu đề ra, và một mình doanh nghiệp không thể làm được, cần sự chung tay của địa phương.
Ông Nguyễn Duy An, phó chủ tịch UBND quận 1, cho biết quận đã có buổi làm việc và rất ủng hộ đề xuất của dự án phố đi bộ Lê Lợi. Tuy nhiên xây dựng phố đi bộ, nơi mọi người sẽ tập trung đông đúc, cần tính toán rất kỹ các tác động an ninh trật tự, đảm bảo điểm đến du lịch phải an toàn cho du khách, người dân và phải phát triển lâu dài.
Cũng theo ông An, các tuyến đi bộ khi đi vào hoạt động cũng sẽ có những vấn đề phát sinh như quản lý bia rượu, thuốc lá hay an toàn thực phẩm. Nhưng quan trọng nhất vẫn là phải tạo được sự đồng bộ về mặt cảnh quan, sự đồng tình của các hộ kinh doanh, người dân để có tính lan tỏa cao nhất, được chào đón nhất.
Đến nay quy hoạch của tuyến đường này vẫn chưa có phương án cuối cùng trong việc phân luồng giao thông trong khi tư vấn của doanh nghiệp vẫn chỉ dừng lại ở ý tưởng.
Địa phương này vẫn đang lấy ý kiến từ đơn vị tư vấn sử dụng không gian trên tuyến này như thế nào để quy hoạch một cách hợp lý cho các hoạt động, bám sát đúng thực tế. “Chúng tôi vẫn muốn có thêm nhà tư vấn cùng có nhiều ý tưởng cho tuyến phố đi bộ này. Hiện quận đang hoàn thiện các báo cáo để trình lên UBND TP báo cáo cũng như xin ý kiến”, ông Duy An cho biết.
TP.HCM: Ăn uống tại chỗ chưa sôi động không hẳn vì không được bán sau 21 giờ
Lãnh đạo Sở Công thương TP.HCM cho rằng hoạt động kinh doanh ăn uống tại chỗ chưa được sôi động phụ thuộc vào nhiều yếu tố chứ không hẳn là do thành phố giới hạn đến 21 giờ.
Tại buổi họp báo định kỳ của Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM chiều 8.11, phóng viên nêu thực tế sau 2 tuần TP.HCM cho phép ăn uống phục vụ tại chỗ nhưng tình cảnh chung vẫn khá ảm đạm, một trong những nguyên nhân là do giới hạn thời gian phục vụ tới 21 giờ, đồng thời đặt câu hỏi thành phố sẽ có biện pháp gì để cải thiện tình hình.
Trả lời, ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM cho biết hoạt động kinh doanh ăn uống đóng góp lớn vào nhóm ngành bán lẻ của thành phố, do đó Sở Công thương đã phối hợp với Sở Y tế, Ban Quản lý An toàn thực phẩm tham mưu UBND TP.HCM giải pháp phát triển.
TP.HCM mới cho phép kinh doanh ăn uống tại chỗ phục vụ bia rượu ở TP.Thủ Đức và Q.7. Ảnh SỸ ĐÔNG
"Hoạt động kinh doanh ăn uống tại chỗ chưa sôi động không hẳn là do thời gian kinh doanh chỉ đến 21 giờ bởi vì hoạt động này còn liên quan đến nhu cầu, tâm lý của khách hàng. Nếu khách hàng còn e ngại, chưa muốn ra đường thì hoạt động ăn uống tại chỗ vẫn rất khó khăn", ông Phương nhìn nhận, đồng thời cho biết Sở Công thương sẽ đánh giá các yếu tố dịch tễ để tham mưu giải pháp phù hợp, hỗ trợ cơ sở kinh doanh ăn uống.
Về việc thí điểm bán rượu, bia tại các cơ sở kinh doanh ăn uống ở Q.7 và Thủ Đức, ông Phương cho biết theo lộ trình, đến ngày 15.11 sẽ rà soát, đánh giá và rút kinh nghiệm trước khi triển khai nhân rộng. "Trước ngày 15.11 sẽ có sơ kết đánh giá, hiện Sở Công thương đang tiếp tục theo dõi, hiện chưa có thống kê đầy đủ", ông Phương nói.
Trước đó, từ ngày 28.10, UBND TP.HCM cho phép các cơ sở kinh doanh ăn uống được phục vụ tại chỗ, kết thúc trước 21 giờ hằng ngày, công suất tối đa 50% và không bán, không để khách sử dụng đồ uống có cồn. Riêng Q.7 và TP.Thủ Đức được phép thí điểm kinh doanh đồ uống có cồn ở một số địa bàn, thời gian thí điểm đến hết ngày 15.11. Sau đó, đánh giá, rút kinh nghiệm và báo cáo, đề xuất UBND TP.HCM trước khi nhân rộng tại các địa bàn khác.
TP.HCM nhận thiết bị y tế chống dịch từ Slovakia Số thiết bị gồm máy thở và bơm tiêm, kim tiêm từ Tập đoàn CZ Slovakia A.S có ý nghĩa quan trọng đối với chiến dịch phòng chống dịch COVID-19 của TP.HCM. Ông Nguyễn Hoài Nam (giữa), phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, nhận tượng trưng số thiết bị và vật tư y tế từ Công ty TNHH CZ Slovakia Việt Nam...