TP.HCM: Xây dựng mô hình trường học thông minh tại 5 trường THPT
Sở GD&ĐT TP.HCM vừa ban hành hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin năm học 2019-2020.
Học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn, TP.HCM. Ảnh: Tuấn Anh
Theo đó, năm học này, ngành GD-ĐT tập trung triển khai các hạng mục mô hình giáo dục thông minh, với dự án xây dựng Trung tâm điều hành giáo dục thông minh tại Sở GD&ĐT;
Xây dựng hệ thống Trường học thông minh tại 5 trường gồm: THPT Chuyên Lê Hồng Phong, THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa, THPT Lê Quý Đôn, THPT Nguyễn Hiền và THPT Nguyễn Du.
Hướng dẫn cũng ghi rõ, việc triển khai mô hình giáo dục điện tử, trường học điện tử theo mô hình giáo dục giáo dục thông minh đảm bảo nguyên tắc ứng dụng CNTT&TT một cách hiệu quả, thiết thực, nhằm hiện đại hóa công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy – học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Các đơn vị cần nghiên cứu và chủ động triển khai mô hình ứng dụng CNTT trong nhà trường phổ thông nhằm từng bước xây dựng lớp học điện tử, trường học điện tử – mô hình giáo dục thông minh theo hướng dẫn của Sở.
Xây dựng hệ thống thông tin Bản đồ số (GIS) lĩnh vực GD.
Video đang HOT
Sở cũng yêu cầu các phòng GD&ĐT cần chủ động nghiên cứu và chuẩn bị phương án để tổ chức việc tuyển sinh các lớp đầu cấp bằng hình thức trực tuyến từ năm học 2020 – 2021.
Bên cạnh đó, các đơn vị trường học cần xử dụng một cách hiệu quả hệ thống chuyentruong.hcm.edu.vn để giải quyết nhanh chóng hồ sơ chuyển trường trực tuyến (đối với khối THPT).
Các trường cần tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy – học và quản lý nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy – học, đổi mới phương thức quản lý nhà trường.
Xây dựng mô hình trường học tiên tiến, hiện đại gắn với việc ứng dụng CNTT&TT làm nền tảng theo định hướng xây dựng trường học điện tử, trường học thông minh. Khai thác và sử dụng hiệu quả kho học liệu số, học liệu điện tử toàn ngành, ngân hàng câu hỏi trực tuyến dùng chung, kho bài giảng e-learning kết nối với Hệ tri thức Việt số hóa.
Tăng cường ứng dụng và sử dụng sổ sách điện tử (sổ điểm, các loại hồ sơ học vụ, sổ liên lạc…) trong hoạt động giáo dục tại các đơn vị trường học theo hướng dẫn của các phòng chuyên môn Sở GD&ĐT.
Thảo Nguyên
Theo giaoducthoidai
Trường cấp 3 ở Sài Gòn và những điều dễ thương ít người biết
Học sinh chuyên Trần Đại Nghĩa thường về trường chụp ảnh cưới, THPT Trần Khai Nguyên nổi tiếng với kỷ luật "thép", chuyên Lê Hồng Phong có nghĩa "Luôn Hạnh Phúc" với học sinh.
THPT chuyên Lê Hồng Phong (Quận 5) theo cách gọi thân mật của học sinh là "Phong Lê". Ngôi trường này được biết tới với cường độ học tập cao và áp lực điểm số, thi cử. Tuy nhiên, học sinh chuyên Lê Hồng Phong cũng nổi tiếng năng động khi tham gia nhiều câu lạc bộ, hội nhóm trong trường. Lê Hồng Phong với học sinh còn có nghĩa là "Luôn Hạnh Phúc".
THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (Quận 1) được học sinh gọi thân thương là "Trần Chuyên". Mỗi năm, nhiều cựu học sinh "Trần Chuyên" chụp ảnh cưới trong khuôn viên trường để kỷ niệm mối tình xuất phát từ đây. Học sinh của trường thường đùa với nhau: "Trần Đại Nghĩa nợ mọi người một mối tình. Nhưng quan trọng là trong ba năm đó bạn có kiếm ra được ẩn số tương lai hay không thôi!".
THPT Nguyễn Thượng Hiền (Quận Tân Bình) là trường cấp 3 có diện tích lớn nhất TP.HCM với 4 cổng, 2 sân, 2 dãy phòng học, một dãy hành chính, khu tin học, phòng y tế, nhà thi đấu, phòng gym, sân cỏ, hồ bơi riêng. Nghe tới Nguyễn Thượng Hiền, nhiều người thường nghĩ học sinh chỉ biết học. Tuy nhiên, trường có nhiều gương mặt đạt giải trong các cuộc thi từ học thuật đến văn nghệ cấp thành phố. Một điều thú vị nữa là trường có hệ thống Wi-Fi 24/7.
THPT Trần Khai Nguyên (Quận 5) nổi tiếng với kỷ luật "thép". Giám thị được bố trí ở mỗi tầng học để quản lý học sinh. Mỗi học sinh được cho 10 điểm hạnh kiểm/tháng. Các vi phạm như con trai cắt tóc húi cua, gác chân lên bàn, ăn trong lớp... đều sẽ bị trừ điểm. TKN-er (học sinh THPT Trần Khai Nguyên) được đánh giá là "lợi hại" với các giải thưởng học sinh giỏi, Olympic. Tuy nhiên, các bạn học sinh ở đây vẫn năng nổ tham gia hoạt động ngoại khóa.
THPT Ngô Quyền (Quận 7) được học sinh đặt biệt danh "Go liền". Bởi chỉ cần muộn một phút so với chuông báo, học sinh sẽ nhận ngay phiếu lao động. Nhiều bạn cho rằng nếu học Ngô Quyền mà không một lần quét lá đa, thanh xuân xem như thiếu đi một nửa.
THPT Nguyễn An Ninh (Quận 10) nổi tiếng "hào phóng" khi cho học sinh 20 điểm hạnh kiểm. Tuy nhiên, học sinh nói rằng việc "bảo toàn" quỹ điểm này mỗi tháng là điều không dễ dàng.
THPT Nguyễn Khuyến (Quận 10) nằm giữa "thiên đường ẩm thực" gồm các con đường Sư Vạn Hạnh, Nguyễn Tri Phương, Hồ Thị Kỷ... Bên cạnh đó, khu A của THPT Nguyễn Khuyến có 4 tầng nhưng chỉ có một nhà vệ sinh nằm ở tầng một khiến nhiều học sinh không ít lần "lao đao".
THPT Nguyễn Chí Thanh (Quận Tân Bình) là nơi mỗi thế hệ học sinh đều trải qua 3 năm thanh xuân trong một phòng học. Học trò có thể thỏa sức sáng tạo và xây dựng ngôi nhà của riêng mình.
Ảnh: Tớ là nữ sinh Sài Gòn
Theo Zing
TP.HCM sắp có 5 trường học thông minh chuẩn quốc tế Xây dựng mô hình trường học thông minh sẽ tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận những thiết bị dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình học tập. Sở GD&ĐT TP.HCM sắp xây dựng trung tâm điều hành giáo dục thông minh tại Sở GD&ĐT nhằm triển khai hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) tại...