TPHCM: Vừa vào năm học, đã “đau đầu” vì dạy thêm tiêu cực
Năm học mới vừa bắt đầu, TPHCM đã nhanh tay vào cuộc ngăn chặn và chống dạy học thêm tiêu cực trên địa bàn. Đây cũng là vấn đề khó nói của rất nhiều phụ huynh, học sinh… khi giáo viên có nhiều “chiêu” o ép phải đi học thêm.
Khai giảng năm học mới chưa được hai tuần, quận Bình Tân, TPHCM đã đưa ra nhiều biện pháp để chống lại việc dạy thêm không phép, tiêu cực. Sáng nay, 17/9, văn bản về quản lý hoạt động dạy thêm của UBND quận đã được thông báo rộng rãi, công khai ở tất cả các trường học trên địa bàn.
Theo đó, UBND quận Bình Tân giao cho Phòng GD-ĐT quận phối hợp tổ chức kiểm tra, rào soát các cơ sở dạy thêm được cấp phép và chưa được cấp phép tại địa bàn phường 10 – nơi dư luận phản ánh rất nhiều điểm dạy thêm – học thêm sai quy định; xử lý, yêu cầu ngưng hoạt động đối với các cơ sở dạy thêm không phép; kiến nghị thu hồi giấy phép với những cơ sở thực hiện sai quy định về dạy thêm – học thêm.
Quận Bình Tân, TPHCM tiếp tục đưa ra nhiều biện pháp để ngăn chặn dạy học thêm tiêu cực
Từ nay đến hết tháng 10, quận yêu cầu các địa bàn kiểm tra tất cả các cơ sở, trung tâm dạy thêm, đặc biệt nắm bắt các nơi có tổ chức dạy thêm cho học sinh tiểu học không, nơi nào hoạt động không có phép thì phải lập biên bản. Các cơ sở, trung tâm nào đã cấp phép, quận cũng sẽ yêu cầu kiểm tra có thực hiện đúng quy định không dạy thêm cho học tiểu học, giáo viên không dạy thêm học sinh chính khóa…
Đối với hiệu trưởng các trường, ông Đỗ Đình Thiện, Phó Chủ tịch UBND Q. Bình Tân nhấn mạnh, hiệu trưởng các trường phải quán triệt cho đội ngũ, không để giáo viên trong trường vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm; chịu trách nhiệm tăng cường quản lý giáo viên trong việc thực hiện chương trình dạy học và nghiêm cấm cắt xén chương trình để đưa vào dạy thêm học ép buộc học sinh học thêm dưới bất kỳ hình thức nào.
Hiệu trưởng tăng cường kiểm tra, đánh giá việc chuẩn bị bài và giảng dạy của giáo viên trong giờ chính khóa, kiên quyết xử lý giáo viên vi phạm. Ngoài ra, hiệu trưởng cũng cần chú ý kiểm tra, khảo sát qua học sinh để tìm hiểu, xử lý giáo viên dạy thêm tiêu cực.
Thông tin từ phía Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, trong tuần này, thanh tra Sở GD-ĐT TPHCM cũng tiến hành kiểm tra tình hình dạy học thêm bênh cạnh tổ chức dạy học ngoại ngữ, tư vấn du học tại địa bàn quận Tân Bình và tiếp đó là một số địa bàn khác.
Sở GD-ĐT TPHCM yêu cầu các Phòng GD-ĐT tăng cường công tác kiểm tra việc dạy thêm, học thêm, thu chi các khoản kinh phí đầu năm học. Đối với các đơn vị trung tâm bồi dưỡng văn hóa ngoài giờ phải đăng ký, được Sở GD-ĐT TPHCM cấp phép, giáo viên muốn dạy thêm tại các trung tâm này phải được sự cho phép của trường. Ngoài ra, giáo viên cũng không được dạy thêm học sinh chính khóa của mình.
Giáo viên tổ chức dạy học thêm tại nhà là vấn đề mà các nhà quản lý khó xử lý nhất (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Đối với việc dạy thêm, học thêm trong khuôn viên nhà trường, phải được cơ quan quản lý cấp phép và phải thực hiện đúng quy định nội dung giảng dạy tách biệt với nội dung chính khóa trên cơ sở học sinh tự nguyện tham gia và có quyền lựa chọn lớp học.
Theo các cơ quan quản lý, khó xử lý nhất là vấn nạn giáo viên tổ chức dạy thêm tại nhà không phép – đây là một trong những vi phạm về dạy thêm học thêm được xem là phổ biến nhất ở TPHCM nhưng phía quản lý lại rất ngại “mạnh tay”.
Theo quy định của TPHCM, hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm toàn diện về việc tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường cũng như việc quản lý giám sát giáo viên thuộc đơn vị mình tham gia dạy thêm ngoài nhà trường. Hiệu trưởng cùng với chính quyền địa phương sẽ cùng quản lý hoạt động học thêm, dạy thêm trên địa bàn.
Về phía quản lý, nhiều hiệu trưởng cho rằng mình không thể kiểm soát cũng như không thể đến tận nhà để kiểm tra giáo viên có tổ chức dạy thêm không. Chưa kể, nhiều hiệu trưởng cũng tâm tư, thu nhập giáo viên còn thấp, mình chưa lo được đời sống cho họ nên việc đến nhà “đánh úp” giáo viên dạy thêm… là việc chẳng ai muốn làm.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Sĩ số quá đông, thổi bùng tiêu cực giáo dục
Sĩ số quá đông, vô tình thổi bùng ngọn lửa tiêu cực trong giáo dục. Dạy thêm, học thêm trái phép ở bậc tiểu học dù hoàn toàn bị cấm.
LTS: Cho rằng, sĩ số lớp học quá đông vô tình sẽ thổi bùng ngọn lửa tiêu cực trong giáo dục, từ đó tình trạng dạy thêm, học thêm sẽ ngày một phát triển, tác giả Sơn Quang Huyến đưa ra bài viết chia sẻ.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Bất hợp lý trong giáo dục đang xảy ra giữa nông thôn và thành thị. Ở nông thôn quy mô trường lớp đang thu hẹp về sĩ số, số lớp, số trường.
Ngoài nguyên nhân giảm biên chế 10% cho đạt chỉ tiêu, giáo viên là đối tượng dễ nhất khi áp dụng.
Nguyên nhân chủ yếu là do phân bố dân cư đang có biến động quá lớn giữa nông thôn và thành thị.
Ngược lại, thành phố đang đòi hỏi số trường, số lớp tăng lên. Đòi hỏi này khó đáp ứng được trong thời gian ngắn, vì thế giải pháp tăng sĩ số học sinh/lớp là lựa chọn của các nhà quản lý.
Sĩ số lớp học quá đông sẽ làm nảy sinh tiêu cực trong giáo dục (Ảnh minh họa: laodong.vn).
Gia tăng dân số cơ học, quy hoạch dân cư vì lợi ích nhóm, phá sản mọi tính toán của ngành giáo dục.
Bức tranh giáo dục trở nên "nhem nhuốc" hơn, đầu năm học sỹ số vượt quá luật giáo dục và sự tưởng tượng phong phú nhất của mọi người (gần bảy chục học sinh/lớp).
Mô hình giáo dục của mầm non phải đưa lên, hai cô cùng dạy một tiết trong một lớp.
Quy mô học sinh, giáo viên này không thể có "nhà sư phạm", "nhà tâm lý nào" tiên đoán để viết phương pháp, tâm lý cho giáo viên áp dụng.
Thực tế hiển hiện trước mắt, các nhà "phụ huynh học" đã bắt đầu cuộc đua "dành cô giáo" cho con mình.
Nhiều phụ huynh tin tưởng vào sự hướng dẫn của giáo dục, không cho trẻ chữ trước chương trình đã trở nên hoảng loạn thật sự.
Cháu của tôi đang trách móc tôi khi không cho con của cháu học trước chương trình. Hốt hoảng, cháu đã mời giáo viên dạy trước cho con mình.
Cháu bảo: Khoa học hay không cháu không biết, nhưng cháu biết chắc chắn một điều, cô giáo không thể dạy con cháu viết, đọc được khi sĩ số như thế.
Sĩ số quá đông, vô tình thổi bùng ngọn lửa tiêu cực trong giáo dục. Dạy thêm, học thêm trái phép ở bậc tiểu học dù hoàn toàn bị cấm.
Phân biệt đối xử với học sinh, khi gia đình có điều kiện quan tâm giáo viên và không có điều kiện.
Học sinh sẽ chán nản học tập ngay từ đầu đời, sẽ trở nên "căm thù giáo dục", suốt ngày phải học ở trường rồi lại học thêm.
Thực tế nhức nhối đó, buộc phụ huynh có con sang năm vào lớp một, năm nay phải cho con học trước chương trình. Mọi lý luận giáo dục đã phá sản!
Giải pháp nào cho tình trạng quá tải này ở lớp một năm nay?
Học sinh cần giáo viên quan tâm, nhất là các em học sinh lớp một rất cần sự quan tâm của giáo viên về mọi mặt.
Ưu tiên cho lớp một phải đặt lên hàng đầu mới xây dựng được "nền móng" vững chắc nhất cho giáo dục cá nhân.
Nếu trường học hai buổi/ngày nên chia học sinh lớp một thành hai lớp, chuyển sang học một buổi.
Nếu nhà trường duy trì hai buổi/ngày nên giảm số lớp 3, 4, 5 tăng số lớp 1. Bởi, các em học sinh các lớp 3, 4, 5 đã có khả năng tự học tốt hơn, giáo viên đã phân loại được học sinh, sắp xếp học sinh khá giỏi kèm cặp học sinh yếu.
Làm như thế, biên chế giáo viên không đổi mà vẫn ưu tiên được học sinh lớp một.
Trên tầm vĩ mô, nhà nước có quy hoạch phát triển các khu công nghiệp về nông thôn. Giảm được người dân nông thôn di dân về đô thị kiếm việc làm. Giảm áp lực dân số lên giáo dục.
Quy hoạch đô thị, coi trọng quy hoạch giáo dục, tăng phát triển đô thị vệ tinh. Thực sự coi, giáo dục là quốc sách hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội.
Theo giaoduc.net.vn
Vẫn thi THPT nhưng phải tổ chức nghiêm túc Nhiều vấn đề nóng của giáo dục, đặc biệt về kỳ thi THPT quốc gia, được bàn luận tại hội nghị góp ý kiến về dự thảo luật Giáo dục (sửa đổi) và dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục ĐH do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của...