TP.HCM: Vẫn còn chốt chặn, hàng rào kẽm gai chưa tháo dỡ
Mặc dù TP.HCM đã tháo dỡ hết các chốt kiểm soát nội đô, tháo gỡ các rào chắn trước ngày 30.9.
Tuy nhiên, tại nhiều tuyến đường các rào chắn, chốt trực vùng xanh vẫn tồn tại.
Như Thanh Niên đã thông tin, TP.HCM bắt đầu tháo dỡ các rào chắn trong khu vực nội ô giữa các quận, phường hay các chốt chặn ở các con hẻm trong khu dân cư trước 30.9. Đến ngày 1.10, TP.HCM bắt đầu nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội, thích ứng an toàn với dịch bệnh Covid-19 cho giai đoạn mới.
Tuy nhiên, tại nhiều tuyến đường các rào chắn, chốt trực vùng xanh vẫn tồn tại.
Rào chắn bằng kẽm gai tại đường Lê Lợi giao đường Lê Văn Việt, P.Hiệp Phú, TP.Thủ Đức. Ảnh SONG MAI
Ghi nhận của Thanh Niên tại đường Lê Lợi, Trần Hưng Đạo giao với đường Lê Văn Việt dẫn vào chợ Kiến Thiết và các hẻm ra vào chợ Hiệp Phú thuộc P.Hiệp Phú, TP.Thủ Đức… vẫn còn các hàng rào kẽm gai chưa được dỡ bỏ. Tại các chốt trực vùng xanh trên đường Lê Văn Việt, P.Hiệp Phú, TP.Thủ Đức vẫn còn người dân túc trực canh gác để hạn chế shipper, người lạ ra vào khu dân cư.
Rào chắn chưa được gỡ bỏ tại lối đi vào chợ Hiệp Phú, P.Hiệp Phú, TP.Thủ Đức . Ảnh SONG MAI
Riêng các chốt vùng xanh trên đường Lã Xuân Oai, P.Tăng Nhơn Phú A, TP.Thủ Đức, đường An Dương Vương và đường Trần Bình Trọng thuộc P.4, Q.5… tuy không còn người dân trực chốt nhưng vẫn giăng dây, treo bảng thông báo hạn chế người lạ, shipper ra vào.
Trước đó, nhiều chốt chặn thép gai được tháo dỡ ở TP.Thủ Đức
Chị Nguyễn Thị Ngọc Giàu (43 tuổi) làm nghề buôn bán trái cây trên đường Ngô Quyền, P.Hiệp Phú, TP.Thủ Đức cho biết, sau khi thành phố nới lỏng giãn cách chị mở lại sạp trái cây để bán.
“Tôi nghe tin các chốt chặn đều được gỡ bỏ để người dân đi lại thuận tiện hơn, nhưng tuyến đường chỗ tôi ở vẫn còn rào chắn chưa tháo dỡ hết, khách muốn mua hàng phải đi đường vòng, hoặc bán qua hàng rào kẽm gai nên ảnh hưởng đến việc buôn bán”, chị Giàu nói.
Rào chắn tại đường Ngô Quyền giao với đường Trương Văn Hải, P.Hiệp Phú, TP.Thủ Đức vẫn chưa được dỡ bỏ khiến việc buôn bán của người dân bị ảnh hưởng . ẢnhSONG MAI
Anh Nguyễn Minh Hiếu (34 tuổi, nhân viên giao hàng) cho biết, việc TP.HCM dỡ bỏ các rào chắn, chốt kiểm soát trước 30.9 nên việc giao hàng của anh cũng thuận lợi hơn. Tuy nhiên, anh Hiếu khi đi giao hàng đến đường Lê Văn Việt, P.Hiệp Phú, TP.Thủ Đức vẫn còn gặp các rào chắn, phải đi đường vòng tốn thêm thời gian giao hàng.
Vẫn trực chốt để phòng, chống dịch bệnh
Tại hẻm 131 Lê Văn Việt, P.Hiệp Phú, người dân vẫn giăng dây, kê bàn ghế, nước sát khuẩn… và chia ca nhau để trực chốt vùng xanh. Ông Vũ Nguyên Trình (41 tuổi, người dân trực chốt vùng xanh) cho biết, sau khi TP.HCM có thông báo dỡ các chốt chặn, hàng rào ở các chốt vùng xanh, tuy nhiên người dân trong hẻm vẫn đồng ý để chia nhau ra trực tại chốt.
“Mặc dù TP.HCM nới lỏng giãn cách, người dân được ra đường nhưng không có nghĩa là đã hết dịch bệnh. Khu vực tôi ở vẫn đang là vùng xanh, nên mọi người vẫn chia nhau ra trực để hạn chế shipper, người lạ ra vào như một cách để phòng, chống dịch bệnh”, ông Trình nói.
Người dân trực chốt bảo vệ vùng xanh trên đường Lê Văn Việt, P.Hiệp Phú, TP.Thủ Đức . Ảnh SONG MAI
Trao đổi với PV Thanh Niên , ông Nguyễn Lê Hiệp (Chủ tịch UBND P.Hiệp Phú, TP.Thủ Đức) cho biết, trước ngày 30.9 phường đã tháo dỡ rào chắn tại các lối dẫn vào khu dân cư để người dân dễ dàng lưu thông. Tuy nhiên, hiện còn một số rào chắn dẫn vào các khu chợ truyền thống vẫn chưa được tháo dỡ để hạn chế người dân ra vào chợ, tránh trình trạng buôn bán tự phát, lấn chiếm lòng lề đường.
Theo ông Hiệp, chợ truyền thống đã được mở cửa trở lại sau ngày 1.10, tuy nhiên một số quy định liên quan đến phòng chống dịch thì tiểu thương phải tiêm đủ 2 mũi vắc xin, đảm bảo giãn cách, thực hiện 5K… Hiện tại, phường vẫn đang tổ chức cho người dân, trong đó có các tiểu thương tiêm được vắc xin. Theo dự kiến, tối đa trong vòng 1 tuần, sau khi tiêm mũi 2 vắc xin Covid-19 xong sẽ tháo dỡ các chốt chặn, hàng rào này để chợ hoạt động lại và người dân dễ dàng lưu thông.
Lối đi hướng từ đường Trần Hưng Đạo vào khu vực chợ Kiến Thiết, P.Hiệp Phú, TP.Thủ Đức bị rào chắn . Ảnh SONG MAI
Còn tại các chốt vùng xanh, ông Hiệp cho biết, chốt vùng xanh trước đây được TP.HCM triển khai để phòng, chống dịch, đến ngày 30.9 các chốt đều đã được dỡ bỏ.
“Sau ngày 1.10, nếu người dân ý thức và nâng cao phòng, chống dịch bệnh, tiếp tục trực ở các chốt vùng xanh để bảo vệ khu vực mình sinh sống thì phường cũng khuyến khích”, ông Hiệp nói.
Tại một con hẻm trên đường Trần Bình Trọng, P.4, Q.5 vẫn treo bảng nội quy chốt bảo vệ vùng xanh . Ảnh SONG MAI
Tại P.4, Q.5, bà Diệc Tuyết Mai, Chủ tịch UBND phường cũng cho biết, các chốt chặn đã được tháo dỡ. Riêng, tại các con hẻm của phường chỉ còn giăng dây, treo bảng bảo vệ vùng xanh theo ý muốn của người dân để tự nhắc nhở và nâng cao ý thức phòng chống dịch. Hiện, chốt này không rào chắn hay lập tổ tự quản bảo vệ vùng xanh để trực, người dân có thể ra vào bình thường.
Một chốt chặn treo biển thông báo cấm người lạ ra vào hẻm trên đường Lã Xuân Oai, P.Tăng Nhơn Phú A, TP.Thủ Đức . Ảnh SONG MAI
Ông Nguyễn Thành Trung, Bí thư Đảng ủy P.Tăng Nhơn Phú A, TP.Thủ Đức cũng thông tin, các chốt chặn, hàng rào tại phường đã tháo dỡ trước ngày 30.9. Riêng tại các chốt treo biển thông báo cấm shipper, người lạ vào bên trong, có thể trong tình hình dịch bệnh người dân tự lập nên.
“Phường sẽ xuống trao đổi để người dân, nếu các hộ dân trong hẻm có chốt chặn này đều đồng ý để lại, không bị ảnh hưởng việc đi lại thì phường vẫn cho phép, vì việc để chốt vùng xanh cũng để người dân phòng, chống dịch bệnh”, ông Trung nói.
Đồng Nai tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất
Sau nhiều tháng thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp giãn cách xã hội nhằm phòng chống dịch COVID-19, những ngày gần đây, tỉnh Đồng Nai đã từng bước mở cửa và cho phép một số hoạt động tại các "vùng xanh".
Cùng với đó, tỉnh đề ra nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.
Công nhân Công ty Pousung Việt Nam, Khu công nghiệp Bàu Xéo, tỉnh Đồng Nai khai báo y tế trong ngày đầu tiên trở lại công ty làm việc.
Sau gần 3 tháng ngưng hoạt động, ngày 5/10, khoảng 2.000 công nhân thuộc Công ty Changshin Việt Nam đóng tại huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai đã đi làm trở lại. Trong ngày đầu tiên, người lao động dọn dẹp nhà xưởng, ghép lại các dây chuyền để tiến hành sản xuất.
Ông Đặng Tuấn Tú, Chủ tịch Công đoàn Công ty Changshin Việt Nam cho biết, doanh nghiệp có gần 42.000 người lao động; số công nhân trở lại làm việc chỉ chiếm khoảng 5% tổng số lao động của công ty. Tuy nhiên, đây là khởi đầu mới rất đáng mừng, làm tiền đề để doanh nghiệp phục hồi sản xuất.
Qua rà soát, Công ty Changshin Việt Nam hiện có khoảng 16.000 lao động đang sinh sống tại các "vùng xanh" đủ điều kiện đi làm trở lại. Doanh nghiệp đang liên hệ với ngành chức năng làm giấy đi đường và các thủ tục để công nhân sớm quay lại nhà máy.
Ông Đặng Tuấn Tú cho rằng, nếu 16.000 công nhân nói trên trở lại làm việc thì cũng chỉ đáp ứng được khoảng 1/3 nhu cầu lao động của công ty. Doanh nghiệp vẫn thiếu hàng chục nghìn người để vận hành toàn bộ các dây chuyền. Để hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục hoàn toàn hoạt động sản xuất kinh doanh, ngành chức năng cần tiêm vaccine phòng COVID-19 cho tất cả người lao động, bỏ bớt các quy định, điều kiện khi công nhân trở lại nhà máy. Hiện nhiều công nhân đã về quê, khi ổn định sản xuất, chính quyền cần hỗ trợ doanh nghiệp tuyển lao động.
Theo ông Đặng Tuấn Tú, trong tương lai, để sống chung an toàn với dịch COVID-19, duy trì chuỗi sản xuất, doanh nghiệp cần nâng cao trách nhiệm, đề ra các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả. Cơ quan chức năng nên cho phép doanh nghiệp được tự quyết định một số vấn đề liên quan đến phòng chống dịch.
Người lao động tại Công ty Pousung Việt Nam làm các thủ tục trước khi vào nhà máy làm việc.
Trong ngày 5/10, trên 5.000 lao động đã trở lại Công ty Pousung Việt Nam, đóng tại Khu công nghiệp Bàu Xéo, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai làm việc. Ngay ngày đầu tiên, doanh nghiệp sắp xếp lại lao động, sản xuất được hàng loạt sản phẩm.
Ông Lê Nhật Trường, Chủ tịch Công đoàn Công ty Pousung Việt Nam chia sẻ, sau nhiều tháng ở nhà, cuộc sống bí bách, nay đi làm lại công nhân rất phấn khởi. Công ty Pousung Việt Nam có 25.000 lao động, số người đi làm lại mới chiếm 25%, song mọi thứ chắc chắn sẽ tốt hơn. Điều mà công ty lo nhất khi quay lại sản xuất là phát sinh ca mắc COVID-19 trong nhà máy, lúc đó, theo quy định doanh nghiệp lại phải dừng hoạt động.
Ông Lê Nhật Trường cho biết, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất, cơ quan chức năng cần sớm phân bổ vaccine để doanh nghiệp tiêm cho tất cả công nhân; hạn chế kiểm tra, kiểm soát trong quá trình người lao động đi từ nhà đến công ty và ngược lại.
Đồng thời cho phép lao động đã tiêm vaccine đang sống tại "vùng đỏ" đi làm. Nếu phát sinh dịch bệnh doanh nghiệp sẽ phối hợp cùng ngành chức năng xử lý, không vì dịch mà đóng cửa nhà máy.
Ông Cao Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, để tháo gỡ khó khăn, giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất nhưng vẫn kiểm soát tốt dịch bệnh, vừa qua, tỉnh Đồng Nai cho phép người lao động ở các "vùng xanh" đã tiêm vaccine phòng COVID-19 (sau 14 ngày) và người đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 180 ngày được quay trở lại tham gia sản xuất theo hình thức "3 tại chỗ" hoặc đi, về hàng ngày bằng xe đưa đón và phương tiện cá nhân.
Ngoài ra, tỉnh cũng ưu tiên cho các phương tiện chuyên chở hàng hóa phục vụ sản xuất kinh doanh hoạt động, cho phép chuyên gia hàng ngày đến tỉnh làm việc và trở về nhà; phối hợp với các tỉnh, thành lân cận như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương lên phương án cho người lao động lưu thông thuận lợi giữa các địa phương.
"Nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi sản xuất, tạo thuận lợi cho người lao động khi lưu thông, tới đây, Đồng Nai sẽ bỏ giấy đi đường đối với người lao động, chỉ yêu cầu công nhân khi đi làm phải đeo bảng tên", ông Cao Tiến Dũng khẳng định.
Theo ông Cao Tiến Dũng, hiện Đồng Nai đã giao các đơn vị liên quan lên phương án đưa người lao động từ các tỉnh, thành phố khác về tỉnh để tiếp tục tham gia lao động tại các doanh nghiệp. Sắp tới, Đồng Nai thành lập ban chỉ đạo phục hồi sản xuất cấp tỉnh. Còn các huyện, thành phố, đơn vị liên quan thành lập tổ hỗ trợ, hướng dẫn, giải quyết nhanh chóng hồ sơ, thủ tục khi doanh nghiệp hoạt động trở lại. Bên cạnh đó, xây dựng trung tâm y tế tại các khu công nghiệp và có cơ chế, chính sách huy động y tế tư nhân tham gia phòng, chống dịch, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
Công ty Pousung Việt Nam test nhanh COVID-19 cho lao động trong ngày đầu tiên đến công ty.
Ông Lê Văn Danh, Phó Trưởng Ban quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai cho biết, đến nay, đơn vị đã chấp thuận cho hàng chục nghìn lao động tại các doanh nghiệp không thực hiện "3 tại chỗ" trên địa bàn tỉnh, hàng ngày được đến công ty đi làm và trở về nhà bằng xe đưa đón hoặc phương tiện cá nhân. Để giải quyết nhanh hồ sơ của doanh nghiệp, Ban quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai cũng huy động cán bộ, nhân viên làm việc cả ngày nghỉ và ban đêm.
Theo ông Danh, do dịch bệnh nên có trên 1.250 doanh nghiệp tại Đồng Nai thực hiện phương án "3 tại chỗ" với trên 160.000 lao động lưu trú tại công ty. Quá trình thực hiện "3 tại chỗ" phát sinh nhiều chi phí, bất cập nên tỉnh cần có kế hoạch chấm dứt mô hình "3 tại chỗ"; đồng thời, cho phép doanh nghiệp tổ chức sản xuất như trước đây trên cơ sở đảm bảo an toàn phòng dịch.
Đồng Nai: Chấp thuận cho trên 18.000 lao động đi, về hàng ngày Ngày 4/10, ông Lê Văn Danh, Phó Trưởng Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai cho biết, đã chấp thuận cho trên 18.000 lao động tại 13 doanh nghiệp không thực hiện "3 tại chỗ" trên địa bàn Đồng Nai hàng ngày được đến công ty làm và trở về nhà bằng xe đưa rước và phương tiện cá nhân. Tất...