TP.HCM: Tỷ lệ thí sinh đến làm thủ tục trên 75%
Đợt 1 kỳ thi ĐH, CĐ năm nay, TP.HCM có 32 trường Đại học, 214 điểm thi với hơn 246.500 hồ sơ dự. Sáng nay, khoảng 75% thí sinh đã tập trung tại các điểm trường để hoàn tất thủ tục.
Đơn cử, tỷ lệ thí sinh đến 5 địa điểm thi thuộc 3 cụm thi của Đại học Luật TP.HCM như: hội đồng thi THPT Nguyễn Trãi: 76,53%; hội đồng THCS Khánh Hội A: 77,94%, hội đồng Đại học Luật: 84,62%, THCS Nhơn Phú (Quy Nhơn, Bình Định): 78,8%, hội đồng Tiểu học Lê Quý Đôn (Cần Thơ): 79,79%.
Một số trường hoàn thiện hồ sơ sớm như: Đại học Nông lâm 77%, Đại học Sư phạm Kỹ thuật 78,53% Đại học Khoa học Tự nhiên 75,41%, Đại học Sài Gòn 77,7%, Đại học Kinh tế 76,69% ĐH Luật TP HCM: 78,38%.
Thí sinh đến làm thủ tục dự thi và nghe phổ biến quy chế thi tại Đại học Luật TP.HCM
Do lượng thí sinh tăng hơn 70.000 so với kỳ thi năm trước nên tình hình kẹt xe trở nên căng thẳng hơn tại một số hội đồng thi. Tại hội đồng thi Trường ĐH Tôn Đức Thắng và Trường THCS Phú Mỹ (quận Bình Thạnh, điểm thi của Trường ĐH Tôn Đức Thắng) đã tắc đường cục bộ trước và sau giờ thí sinh làm thủ tục thi.
Tại quận Thủ Đức có 42 điểm thi của 7 trường Đại học: Nông lâm, Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, Ngân hàng TP.HCM, Kinh tế – Luật (ĐHQG TP.HCM), An ninh Nhân dân, Cảnh sát Nhân dân, Giao thông Vận tải – cơ sở 2.
Video đang HOT
Sau khi kết thúc thời gian làm thủ tục dự thi, do lượng thí sinh, phụ huynh quá lớn đã khiến các tuyến đường tại các hội đồng thi trường ĐH Sư phạm kỹ thuật, ĐH Giao thông Vận tải – cơ sở 2, ĐH Kinh tế – Luật (ĐHQG TP.HCM) xảy ra tắc đường khá nghiêm trọng.
Tại các điểm thi, các thí sinh đã nghe cán bộ coi thi hướng dẫn qui chế, chỉnh sửa lại hồ sơ nếu có sai sót, xem trước phòng thi…
Theo đánh giá chung của các hội đồng thi: năm nay số lượng hồ sơ cần chỉnh sửa ít hơn năm ngoái, các trường hợp chỉnh sửa chủ yếu là sai tên, mã ngành, và nhanh chóng được sửa chữa trước khi thi. Tại các điểm trường đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị cho kỳ thi đã hoàn tất để sẵn sàng cho kỳ thi diễn ra nghiêm túc, an toàn.
Theo BĐVN
Ảo như sĩ tử khối B
Thông tin từ các trường ĐH-CĐ có thi khối B cho thấy, dù số lượng hồ sơ đăng ký dự thi tăng đột biến nhưng các trường đang hết sức lo lắng vì thí sinh "ảo", thậm chí đỗ "ảo".
Gánh nặng tổ chức thi
Thí sinh dự thi vào ĐH Y Thái Bình.
Năm 2011, ngành Công nghệ sinh học (thi khối B) của Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội tuyển 100 chỉ tiêu nhưng nhận được tới hơn 2.000 hồ sơ đăng ký dự thi, tỷ lệ chọi khá cao, ở mức 1/20.
Thống kê từ các trường đại học khác cũng cho thấy, tỷ lệ chọi của sĩ tử khối này cao đột biến, như Đại học Y Hà Nội là 1/18, Đại học Y Thái Bình là 1/17, Đại học Y Hải Phòng là 1/15. Ngành Điều dưỡng của Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh có tỷ lệ chọi lên đến 1/30.
Tại thời điểm này, khâu làm các trường đau đầu nhất là tổ chức thi. Hiện, các trường ĐH-CĐ đang gấp rút chuẩn bị lên danh sách phòng thi, chuẩn bị giấy tờ thi. Với số lượng thí sinh dự thi lớn, nhưng cũng bỏ thi lớn nên tình trạng trống phòng thi khối B khá phổ biến. Mùa thi năm nay, Đại học Tây Nguyên nhận được lượng hồ sơ khối B khá "khủng", với gần 9.900 bộ, chiếm gần 37% tổng số hồ sơ dự thi, cao hơn cả lượng hồ sơ khối A (khối A có khoảng 9.200 bộ).
Ông Nguyễn Tấn Vui - Hiệu phó nhà trường cho biết: "Việc tổ chức thi cho khối này rất vất vả vì thông thường các em làm bài đợt 1 (khối A) tốt rồi thì thường bỏ thi đợt 2 hoặc thấy tỷ lệ chọi cao thì thi các trường dự phòng dẫn tới trống phòng thi, gây lãng phí cho khâu tổ chức thi".
Nỗi lo đỗ ảo
Do số thí sinh đỗ ảo lớn nên các sĩ tử không nên quá lo lắng về tỷ lệ chọi. Chỉ cần cố gắng hết sức mình, đạt khoảng 20 điểm là có cơ hội bước chân vào giảng đường.
Ông Đoàn Văn Vệ
Tuy lượng hồ sơ lớn, tỷ lệ chọi cao nhưng lãnh đạo các trường đại học cho hay, rất nhiều thí sinh dự thi khối B với tính chất dự bị, "nhảy dù" từ khối A sang. Vì thế, khi trúng tuyển cả hai, các em chọn khối A chứ không học khối B, dẫn đến tình trạng lượng thí sinh "đỗ ảo" (đỗ nhưng không nhập học) của thí sinh rất lớn.
Chẳng hạn như ĐH Tây Nguyên, nhiều ngành khối này, trường chỉ lấy điểm chuẩn bằng điểm sàn nhưng vẫn không tuyển đủ phải tuyển thêm nguyện vọng 2, 3 như ngành chăn nuôi, thú y, bảo quản chế biến...
Tại Đại học Đà Nẵng, tỷ lệ thí sinh "đỗ ảo" còn lớn hơn. Theo ông Nguyễn Hoàng Việt - Trưởng ban Đào tạo Đại học Đà Nẵng, khối B năm nào cũng nhiều hồ sơ, dẫn đầu các khối về tỷ lệ dự thi, đồng thời cũng dẫn đầu luôn về tỷ lệ thí sinh "bỏ quên" không đến làm thủ tục vào trường. "Trên danh sách thí sinh trúng tuyển, chúng tôi gọi tới 250% chỉ tiêu, nhưng lượng thí sinh đến nhập học vẫn không đủ"- ông Việt nói.
Đây cũng là chia sẻ của ông Đoàn Văn Vệ - Trưởng phòng Đào tạo Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông Vệ cho biết, năm 2010, tỷ lệ dự thi của khối B đạt tới 80%, cao hơn tỷ lệ dự thi khối A. Do lượng thí sinh lớn nên điểm thi vào trường cũng khá cao. Nếu áp dụng cách tính điểm chuẩn như với khối A thì điểm chuẩn vào trường khối B phải từ 26 trở lên. Nhưng với kinh nghiệm tuyển sinh nhiều năm, trường chỉ dám lấy điểm chuẩn ở mức 20 điểm.
Số thí sinh được gọi nhập học vì thế nhiều gấp 3 lần số chỉ tiêu. Tuy nhiên, khi các em đến nhập học chỉ tròm trèm con số trường được giao đào tạo, nghĩa là chỉ 1/3 số thí sinh đến làm thủ tục vào trường.
Theo Dân Việt
Gặp lại Hồ Ngọc Hân - thủ khoa đại học khối B năm 2009 Và cậu bạn này cũng là Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm 2009 đấy, bạn còn nhớ không nào? Hẳn các bạn vẫn còn nhớ cậu học sinh Quốc học Huế cùng lúc đội vòng nguyệt quế Olympia cùng lúc giành được danh hiệu thủ khoa Đại học khối B của Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TPHCM) năm...