TP.HCM tuyên dương 244 “Nhà giáo trẻ tiêu biểu”
Tại Chương trình tuyên dương “Nhà giáo trẻ tiêu biểu TP.HCM” năm 2022, lãnh đạo TP.HCM kỳ vọng mỗi điển hình “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” luôn giữ vững niềm tin, sự nhiệt huyết, tình yêu nghề để tiếp tục chặng đường dẫn dắt các thế hệ học sinh, sinh viên.
Tối 18/11, tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM, Thành Đoàn TP.HCM tổ chức chương trình tuyên dương “Nhà giáo trẻ tiêu biểu TP.HCM” năm 2022.
Phát biểu chúc mừng các nhà giáo trẻ tiêu biểu được tuyên dương năm 2022, ông Nguyễn Hổ Hải, Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM kỳ vọng mỗi điển hình “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” luôn giữ vững niềm tin, sự nhiệt huyết, tình yêu nghề để tiếp tục chặng đường dẫn dắt các thế hệ học sinh, sinh viên.
Ông Nguyễn Hồ Hải bày tỏ tin tưởng, Ban Thường vụ Thành Đoàn, ngành giáo dục – đào tạo, cùng với từng thầy giáo, cô giáo, mà cụ thể là những gương Nhà giáo trẻ được tôn vinh tiêu biểu ngày hôm nay, sẽ tiếp tục không ngừng tìm tòi, đổi mới phương thức, nội dung giáo dục, góp phần thực hiện tốt chủ đề mà ngành Giáo dục và Đào tạo lựa chọn năm học 2022 – 2023: “Đoàn kết, sáng tạo, ra sức phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới, củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”.
Lãnh đạo TP.HCM trao bằng khen cho các gương giáo viên trẻ tiêu biểu 2022.
Trong nhiều năm qua, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh TP.HCM đã phát động và duy trì cuộc vận động “Nhà giáo trẻ tiêu biểu TP.HCM”. Năm 2022, ban tổ chức đã nhận được 1.556 hồ sơ tham gia xét chọn từ 76 đơn vị cơ sở Đoàn trực thuộc. Đây là con số tham gia giải thưởng nhiều nhất từ trước đến nay.
Qua quá trình thẩm định, Hội đồng xét chọn giải thưởng đã xét trao giải thưởng cho 244 thầy, cô giáo trẻ ở các cấp học từ mầm non đến đại học, là những cá nhân tiêu biểu trong rèn luyện đạo đức, tác phong – tiêu biểu trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn – tiêu biểu trong tham gia các hoạt động xã hội. Những giảng viên, giáo viên trẻ tiêu biểu được tuyên dương dù tuổi nghề còn khiêm tốn nhưng đã có bề dày thành tích về chuyên môn.
Trong 244 gương “Nhà giáo trẻ tiêu biểu TP.HCM” năm 2022 có 187 đảng viên, 43 thạc sĩ, 9 tiến sĩ, 130 cán bộ Đoàn, 23 Tổng phụ trách Đội, rất nhiều giáo viên đã và đang tham gia công tác quản lý giáo dục, có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, bài báo, công trình nghiên cứu khoa học được đăng trên các tạp chí uy tín trong nước và quốc tế; nhiều anh chị là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, cấp TP; nhiều thầy cô giáo là giáo viên dạy giỏi cấp quận, cấp TP.
Video đang HOT
Đặc biệt năm 2022, có 63 thầy, cô được tuyên dương giải thưởng từ 2 lần trở lên.
Trong khuôn khổ chương trình tuyên dương, Ban Thường vụ Thành Đoàn trao tặng 50 phần chăm lo (2.000.000 đồng/suất) cho 50 nhà giáo trẻ có hoàn cảnh khó khăn.
Các thầy, cô giáo phải là tấm gương sáng cho học sinh về tình yêu thương, sẻ chia và trách nhiệm
Ngày 19-11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2022) với sự tham gia của các nhà giáo lão thành, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú và nhà giáo tiêu biểu, xuất sắc đại diện cho các nhà giáo đã và đang công tác tại các cơ sở giáo dục, cơ quan quản lý giáo dục thuộc 63 tỉnh, thành phố.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gửi lẵng hoa chúc mừng.
Dự lễ kỷ niệm có Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân; nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan; các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh...
Lực lượng nhà giáo là tài sản quý báu nhất của ngành Giáo dục
Theo diễn văn chào mừng lễ kỷ niệm do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trình bày, cả nước hiện có trên 1,6 triệu nhà giáo đang làm việc trong cả hai khối công lập và ngoài công lập, từ mầm non tới đại học, từ phổ thông đến hệ thống dạy nghề. Có hơn 900.000 nhà giáo nghỉ hưu vẫn có nhiều đóng góp ở các góc độ khác nhau cho giáo dục.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn.
Nhìn về tổng thể, lực lượng nhà giáo luôn giữ gìn và phát huy phẩm chất, tiên phong trong việc phát triển tri thức, đổi mới sáng tạo, vững vàng về tư tưởng, mẫu mực về đạo đức, nhân cách, đi đầu trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội và hết lòng vì học sinh thân yêu.
Bộ Giáo dục và Đào tạo coi lực lượng nhà giáo là yếu tố quan trọng nhất, nền tảng nhất, cốt lõi nhất quyết định chất lượng giáo dục. Lực lượng nhà giáo là tài sản và vốn quý báu nhất của ngành để thực hiện sứ mệnh cao cả. Phát triển đội ngũ nhà giáo là phần quan trọng trong chiến lược phát triển của ngành từ nay tới năm 2030.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang rà soát các chế độ, chính sách, các quy định liên quan tới nhà giáo. Luật Nhà giáo đang được định hình và thiết kế là một bước quan trọng để hiện thực hóa chủ trương phát triển đội ngũ nhà giáo của ngành. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đang phối hợp với các bộ, ngành, địa phương từng bước cải thiện điều kiện làm việc cho nhà giáo, xây dựng môi trường văn hóa học đường, môi trường sư phạm lành mạnh, dân chủ...
"Thay mặt cho hàng triệu nhà giáo và hàng chục triệu người học, tôi xin gửi tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tới Bộ Chính trị, Ban Bí thư, tới Quốc hội và Chính phủ và cá nhân đồng chí Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam những lời cảm ơn chân thành và sâu sắc về những sự quan tâm, cả chỉ đạo, định hướng ở tầm vĩ mô và cả những việc thiết thực, cụ thể đã và đang được quyết định. Sự quan tâm tới việc tăng chỉ tiêu biên chế cho giáo viên, những chính sách đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trường lớp và các điều kiện làm việc, đặc biệt là chủ trương tăng lương cơ sở và điều chỉnh phụ cấp ưu đãi cho nhà giáo sẽ được thực thi từ ngày 1-7-2023 sẽ là sự động viên kịp thời và thiết thực đối với đội ngũ nhà giáo", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn bày tỏ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng ngành Giáo dục và Đào tạo.
Những chia sẻ của đại diện nhà giáo tại buổi lễ một lần nữa cho thấy những vất vả nhưng cũng đầy vinh quang, tự hào của những người làm sứ mệnh "trồng người". Đại diện học sinh cũng chia sẻ, bày tỏ sự biết ơn công lao chăm sóc, dạy dỗ của các thầy, cô giáo, và hứa luôn sống có trách nhiệm, trở thành công dân có ích.
Giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, quý trọng hiền tài là những giá trị nhân văn sâu sắc của dân tộc ta; là một nhân tố quan trọng tạo nên trí tuệ Việt Nam, đạo đức Việt Nam, văn hóa và con người Việt Nam.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, trong công cuộc đổi mới, xác định giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, Đảng và Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm, ban hành và triển khai nhiều chủ trương, chính sách và đã đạt được những kết quả quan trọng về tư duy, nhận thức và tổ chức thực hiện; về cơ chế, chính sách đào tạo nguồn nhân lực, góp phần quan trọng vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ kỷ niệm.
Thủ tướng ghi nhận, chất lượng giáo dục phổ thông của nước ta những năm qua được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Học sinh Việt Nam đoạt nhiều giải thưởng tại các kỳ thi Olympic quốc tế. Quản lý, quản trị đại học có bước đổi mới, tự chủ đại học được thúc đẩy. Một số trường của Việt Nam được xếp vào tốp 500 trường đại học tốt nhất châu Á và tốp 1.000 trường tốt nhất thế giới.
"Kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam là dịp chúng ta tri ân hơn 1,6 triệu nhà giáo trên cả nước và biết bao thế hệ thầy giáo, cô giáo luôn cống hiến thầm lặng, bền bỉ cho sự nghiệp giáo dục thế hệ tương lai. Nhiều thầy, cô đã vượt khó vươn lên, là tấm gương sáng về đạo đức, sự tận tụy, hy sinh, tâm huyết với nghề. Có những thầy, cô đã hiến dâng cả tuổi xuân cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Có những thầy, cô tình nguyện trở thành người cha, người mẹ thứ hai của các em học sinh. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và với tình cảm cá nhân, một lần nữa tôi xin bày tỏ sự kính trọng, tri ân sâu sắc tới các thế hệ thầy, cô giáo trên cả nước, những người gánh vác sự nghiệp "trồng người" hết sức cao cả và vinh quang", Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính mong rằng, các thầy, cô giáo luôn đề cao ý thức rèn đức, luyện tài, tâm huyết, yêu nghề, không ngừng học tập, tu dưỡng, tích lũy kiến thức; là tấm gương sáng cho học sinh về tình yêu thương, sẻ chia và trách nhiệm.
Bên cạnh đó, các thầy, các cô phải như người cha, người mẹ thứ hai, thường xuyên quan tâm tới tâm, sinh lý, nguyện vọng chính đáng của học sinh; khơi gợi, bồi đắp, hun đúc, trao truyền cho thế hệ trẻ lý tưởng, đạo đức, các giá trị chân - thiện - mỹ...
Đối với phụ huynh, cần quan tâm, chia sẻ, đồng hành với thầy, cô; các em học sinh cần cố gắng hơn nữa trong học tập, rèn đức, luyện tài.
Các nhà giáo tham quan khu trưng bày ảnh về thành tích của ngành Giáo dục và Đào tạo.
Đối với các bộ, ngành, cơ quan, địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị cần tiếp tục quán triệt, triển khai hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục - đào tạo bằng các kế hoạch, chương trình hành động cụ thể; ban hành và triển khai hiệu quả Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo hướng xây dựng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời, công bằng và bình đẳng, chuẩn hóa, hiện đại, xã hội hóa và hội nhập quốc tế; rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách liên quan đến đội ngũ giáo viên phù hợp với thực tiễn, tương xứng với lao động đặc thù của nhà giáo; chăm lo tốt nhất cả về vật chất và tinh thần, nhất là cho giáo viên mầm non, giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, giáo viên giảng dạy các ngành nghề đặc thù...
Đổi mới hoạt động Đội, tạo hứng thú cho học sinh 12 năm gắn bó với nghề, với công tác Đội và phong trào thiếu nhi, cô giáo Trần Thị Hiệp Mai (sinh năm 1987, Tổng phụ trách Đội Trường Tiểu học Phú Tài, thành phố Phan Thiết, Bình Thuận) ghi dấu ấn với đồng nghiệp, các thế hệ học sinh về sự đa tài, năng nổ và mẫu mực. Chân dung nhà giáo...