TP.HCM: Trường tiểu học chọn khung thời gian phù hợp để dạy học trực tuyến
Ngày 15/2, Sở GD&ĐT TP.HCM có hướng dẫn các trường tiểu học tổ chức dạy học trực tuyến trong thời gian học sinh tạm ngừng đến trường để phòng chống dịch Covid-19.
Giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Thái Bình, Quận 4, TP.HCM ghi hình các bài giảng phục vụ cho dạy học qua Internet. Ảnh minh hoạ
Cụ thể, sở yêu cầu hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học trực tuyến bằng nhiều giải pháp khác nhau, tập trung cho các môn học theo khối lớp như sau:
Với khối lớp 1, 2, 3 là các môn Toán, Tiếng Việt, ngoại ngữ;
Khối lớp 4, 5 tập trung các môn Toán, Tiếng Việt, ngoại ngữ, Khoa học, Lịch sử và Địa lý. Những nơi có điều kiện, khuyến khích giáo viên các môn khác cùng tham gia thực hiện dạy học qua Internet.
Phòng GD&ĐT các quận, huyện, TP Thủ Đức chỉ đạo xây dựng kế hoạch phối hợp nhằm khai thác hợp lý, hiệu quả các bài dạy của giáo viên; có thể phân công theo từng cụm trường để tiết kiệm sức lao động, khai thác hệ thống bài giảng qua Internet đã được chia sẻ tại trang thông tin điện tử của sở.
Video đang HOT
Theo đó, nhà trường sắp xếp thời gian tổ chức dạy học trực tuyến phù hợp, thuận tiện với thời gian học tập của học sinh. GV thông báo thời gian biểu cụ thể đến phụ huynh để hỗ trợ hoạt động học tập của con em.
Các trường tiểu học có thể chủ động chọn hoặc phối hợp nhiều giải pháp dạy học qua Internet: Dạy trực tuyến; xây dựng video clip bài giảng rồi đăng tải trên cổng thông tin điện tử của nhà trường để học sinh học tập;trao đổi – giải đáp thắc mắc qua Facebook, Zalo, Viber…
Ngoài các biện pháp trên, tùy theo điều kiện cụ thể của nhà trường và học sinh, giáo viên có thể sử dụng nhiều biện pháp, ứng dụng khác đáp ứng nhu cầu học tập, rèn luyện kiến thức của học sinh; được các cơ quan chức năng đồng ý cho phép sử dụng, trên tinh thần tự nguyện, không bắt buộc học sinh và phụ huynh.
Đối với các địa phương, khối lớp còn khó khăn, giáo viên có thể xây dựng, thiết kế hoạt động và hệ thống bài tập qua tin nhắn, thư điện tử, phương tiện khác… hoặc in sao trên giấy và gửi đến cha mẹ học sinh.
Sở cũng lưu ý các trường dạy học qua Internet phải tổ chức vào khung thời gian không gây khó khăn cho học sinh tiểu học.
Mục đích của việc dạy học trong thời điểm này giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức và rèn luyện. Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh vào cuối năm học, sở sẽ hướng dẫn sau.
Trước đó, ngày 14/2, UBND TP.HCM ban hành quyết định kéo dài thời gian học sinh ngừng đến trường thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19.
Theo đó, học sinh, sinh viên, học viên trên địa bàn TP tiếp tục tạm ngừng đến trường sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu đến hết ngày 28/2; tiếp tục học trên Internet để bảo đảm kế hoạch thời gian năm học.
Học sinh tiểu học đi học thêm: Cấm chứ không thể 'lùng sục' để quản lý
Chia sẻ về vấn đề giáo viên (GV) tổ chức lớp dạy thêm bên ngoài trường, quản lý nhiều trường cho biết đầu năm đều cho GV làm bản cam kết không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài trường.
Học sinh lớp 2 Trường tiểu học Nguyễn Du (Q.12, TP.HCM) học thêm với giáo viên của mình tại một ngôi nhà gần trường - ẢNH: NGUYỄN LOAN
Nhưng số lượng GV đông nên không thể theo sát quản lý từng người.
Trước thông tin của phóng viên Báo Thanh Niên về trường hợp một số GV trong trường đang mở lớp dạy thêm với chính học sinh (HS) mình chủ nhiệm, bà Nguyễn Hoàng Yến, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Thái Bình (Q.12, TP.HCM), cho biết trường sẽ xác minh lại và "sai phạm đến đâu xử lý đến đó".
"Về quản lý mình chỉ làm được đến vậy, không lẽ ban giám hiệu trường phải đi kiểm tra, lùng sục khắp nơi để quản lý về vấn đề này được. Trường có cả 100 GV, nên việc đi kiểm tra ngoài giờ thì thật sự chúng tôi không thể làm được. Khi có phản ánh của phụ huynh, trường sẽ xác minh lại. Nếu đúng, ngoài việc buộc phải chấm dứt việc dạy thêm HS lớp mình thì GV phải chịu mức phạt theo quy định tùy theo mức độ vi phạm", hiệu trưởng này nói thêm.
Tương tự, bà Hồ Thị Ngọc Hoa, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Du (Q.12), cũng cho biết trường cấm dạy thêm, học thêm. Đầu năm GV của trường cũng phải làm cam kết không được tổ chức mở lớp dạy thêm với chính HS của mình trong hay ngoài trường, nếu GV vi phạm, trường sẽ xử lý theo quy định.
Ông Khưu Mạnh Hùng, Trưởng phòng GD-ĐT Q.12, cho biết về vấn đề dạy thêm, học thêm ở trường tiểu học năm nào quận cũng có văn bản quán triệt, phòng GD-ĐT cũng họp và đề nghị GV thực hiện đúng theo Thông tư 17 về việc cấm dạy thêm, học thêm đối với HS bậc tiểu học.
Về việc xử lý, theo ông Hùng tùy mức độ, nếu GV vi phạm lần đầu thì có thể bị nhắc nhở, kiểm điểm, phê bình còn nếu vi phạm nhiều lần hoặc cố tình ép HS đi học thì có thể bị xử lý kỷ luật.
Còn lãnh đạo một phòng GD-ĐT ở TP.HCM cho rằng việc quản lý vấn đề dạy thêm, học thêm không thể "đổ" hết lên đầu hiệu trưởng, quản lý của các trường vì trách nhiệm, quyền hạn của họ không cho phép họ tới từng nhà GV để kiểm tra vấn đề này.
Giáo viên dạy thêm kiến thức văn hóa là sai quy định
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, khẳng định việc GV tổ chức và tham gia dạy thêm kiến thức văn hóa theo chương trình đối với bậc tiểu học là sai quy định. Đặc biệt những GV bằng mọi cách o ép HS phải đi học thêm để lấy tiền là đáng trách, phải bị kỷ luật.
Tuy nhiên, trong thực tế, ông Hiếu nói thêm, ở một số quận huyện tập trung phụ huynh là người lao động trong khu công nghiệp, khu chế xuất, không có điều kiện đưa đón con em theo giờ quy định của trường thì tùy vào nhu cầu của phụ huynh có thể đề xuất hoặc phối hợp với GV để quản lý và chăm sóc HS. Nhưng những trường hợp này chỉ được phép thực hiện khi có sự chủ động đề xuất của phụ huynh. GV chỉ có thể hỗ trợ, kèm cặp HS yếu, kiến thức chưa chắc chứ không được dạy những kiến thức theo bài trong chương trình.
Bích Thanh
Ninh Bình triển khai hệ thống dạy học trực tuyến cho học sinh UBND tỉnh Ninh Bình vừa có văn bản đồng ý triển khai hệ thống dạy học trực tuyến qua Internet cho học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh từ năm học 2020-2021. Theo báo cáo của Sở GD&ĐT Ninh Bình, đến nay 100% các trường Tiểu học, trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT); trung tâm giáo dục thường...