TPHCM: Trường NCL: Số lượng tăng, cơ sở vật chất còn kém
Ngày 26/4, Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức hội nghị các trường phổ thông ngoài công lập (NCL) nhằm đánh giá lại hoạt động các cơ sở giáo dục NCL và chuẩn bị năm học mới. Dù số lượng trường tăng nhanh nhưng đa phần cơ sở vật chất còn kém, thiếu sân chơi, thiếu phòng chức năng…
Tại hội nghị, ông Thái Quốc Tuấn – Phó phòng Giáo dục trung học, Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, hiện TP.HCM có 182 trường THPT trong đó có 85 trường ngoài công lập (NCL). Trong 3 năm gần đây, số lượng trường NCL mới thành lập tăng nhanh (năm 2009 10 trường, 2010 là 15 trường, 2011 là 11 trường). Có 39/85 trường chưa đảm bảo đúng tỷ lệ giáo viên cơ hữu so với tổng giáo viên theo quy định (cấp THCS và THPT phải có ít nhất 40% giáo viên cơ hữu). Không những thế, giáo viên giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng và an ninh, Giáo dục công dân, Mỹ thuật, Âm nhạc của một số trường còn thiếu và chưa đạt chuẩn.
Nhìn nhận về hạn chế của cơ sở vật chất, ông Nguyễn Đình Thái Châu,Trưởng phòng Tài chính-Kế hoạchcủa Sở GD-ĐT TP.HCM cũng cho biết: Từ ngày 5/3-20/4/2012, đoàn kiểm tra của sở đã thực hiện kiểm tra ở 30/85 trường ngoài công lập. Theo đó, cơ sở vật chất hầu hết các trường đều thuê và cải tạo lại để chuyển công năng sử dụng. Chỉ có 4/30 trường có chủ quyền đất sử dụng.
Không những thế, nhiều trường có diện tích nhỏ, 18 trường chỉ đạt 6m2/học sinh. Theo kiểm tra có 12 trường không có sân chơi, 9 trường không có phòng thí nghiệm, 10 trường dùng phòng thí nghiệm chung, không trường nào có phòng sử dụng cho bộ môn công nghệ, 3 trường không có thư viện… Theo ông Châu, điều đáng chú ý là lúc đi kiểm tra thẩm định thành lập trường thì có đủ nhưng khi kiểm tra lại sau khi trường đi vào hoạt động thì lại không. Đáng quan tâm nữa là nhiều trường còn chưa chú trọng đến công tác phòng cháy chữa cháy.
Video đang HOT
Đánh giá tổng kết hội nghị, ông Nguyễn Hoài Chương, phó giám đốc Sở GD- ĐT TP.HCM, cho rằng việc chỉ ra những mặt hạn chế của các cơ sở không nhằm bêu xấu mà qua đó để các cơ sở giáo dục NCL nhìn nhận để có điều kiện phát triển bền vững hơn. Ông Chương đề nghị các trường cần phải chú trọng nâng cao từ cơ sở vật chất đến điều kiện học tập tới sân bãi và số lượng giáo viên… để ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo. Đồng thời, rà soát lại việc thành lập trường, nếu không đảm bảo yêu cầu thì Sở cũng sẽ ngưng hoạt động những cơ sở này.
Lê Phương
Theo dân trí
Thi vẽ "Thiếu nhi Đà Nẵng với văn hóa giao thông"
Sáng 26/2, tại khuôn viên chạy dọc bờ sông Hàn, hơn 500 em học sinh các bậc tiểu học và THCS tại Đà Nẵng đã hào hứng tham gia cuộc thi vẽ "Thiếu nhi Đà Nẵng với văn hóa giao thông".
Hơn 500 HS tiểu học và THCS TP Đà Nẵng đã tham gia cuộc thi vẽ tranh "Thiếu nhi với văn hóa giao thông" tại bờ sông Hàn sáng 26/2.
Cuộc thi do Hội Liên hiệp Thanh niên TP Đà Nẵng phối hợp Sở GD-ĐT tổ chức ngay trong lễ ra quân Tháng Thanh niên 2012. Đây được xem là cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi lớn nhất từ trước đến nay về chủ đề văn hóa giao thông.
Cuộc thi không chỉ thu hút các em nhỏ mà nhiều người dân và du khách đến khu vực khuôn viên dọc bờ sông Hàn sáng nay cũng quan tâm dõi xem.
Cuộc thi là sân chơi của các em học sinh.
Em Phương My, một học sinh lớp 7 tham gia thi vẽ chia sẻ: "Em cũng từng tham gia nhiều cuộc thi vẽ tranh với nhiều chủ đề, nhưng đây là lần đầu tiên em thi vẽ theo chủ đề văn hóa giao thông. Theo em đây là một hoạt động bổ ích cho học sinh chúng em có dịp tìm hiểu thêm về luật lệ giao thông và một phần bày tỏ suy nghĩ của mình qua tranh vẽ".
Song song với cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi, hàng ngàn đoàn viên, thanh niên TP cũng tham gia thi kiến thức về luật an toàn giao thông theo chủ đề "Công dân trẻ với văn hóa giao thông".
Đại diện Hội Liên hiệp Thanh niên TP Đà Nẵng cho biết, theo kế hoạch hành động Tháng Thanh niên 2012 (tháng 3/2012), sẽ thực hiện hoàn tất nhiều công trình thanh niên như: xây dựng 20 nhà nhân ái, tu sửa nhà văn hóa thôn, khu vui chơi dành cho thiếu nhi trên địa bàn, xây 10km đường giao thông liên thôn...
Khánh Hiền
Theo dân trí
Đưa chuyện đổi giờ học vào đề kiểm tra lớp 10 Đề bài kiểm tra yêu cầu học sinh lớp 10 của một trường THPT tại quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) nêu quan điểm và suy nghĩ về việc đổi giờ học. Không chỉ bày tỏ bức xúc, có em còn thẳng thắn "đây là quy định coi chúng em là "chuột bạch trong thí nghiệm". Một ngày sau khi Hà Nội thực hiện...