TP.HCM triển khai các giải pháp giám sát dịch bệnh đậu mùa khỉ như thế nào?
Ngành y tế TP.HCM tăng cường kiểm dịch tại các cửa khẩu, tăng cường sàng lọc tại các cơ sở khám, chữa bệnh và tăng cường truyền thông trong cộng đồng nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ.
Sáng 25.7, Sở Y tế TP.HCM đã họp bàn các giải pháp phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ, đây được xem là một nhiệm vụ cấp bách trong công tác phòng, chống dịch của ngành y tế TP trong giai đoạn hiện nay.
Theo Sở Y tế, đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn TP.HCM vẫn chưa phát hiện trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ và theo phân loại của Tổ chức y tế thế giới (WHO), Việt Nam vẫn được xếp vào nhóm 1 (chưa có trường hợp xác định bệnh đậu mùa khỉ).
Căn cứ vào các yêu cầu của Bộ Y tế và Ban chỉ đạo phòng chống dịch TP, Sở Y tế đã chỉ đạo các cơ sở y tế trực thuộc và yêu cầu các cơ sở y tế đóng trên địa bàn TP khẩn trương triển khai thực hiện các giải pháp phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ.
TP.HCM giám sát chặt người nhập cảnh. Ảnh ĐẬU TIẾN ĐẠT
Kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu
Video đang HOT
Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật (HCDC) triển khai giám sát người nhập cảnh qua đường hàng không, hàng hải để phát hiện sớm trường hợp nghi ngờ. Đó là giám sát thân nhiệt người nhập cảnh; triệu chứng phát ban có bóng nước cấp tính của tất cả các người nhập cảnh. Nếu phát hiện trường hợp nghi ngờ, kiểm dịch viên y tế sẽ thăm khám, khai thác thông tin hành chánh, lập phiếu điều tra dịch tễ.
Sau khi điều tra dịch tễ, nếu là trường hợp có thể (có triệu chứng lâm sàng và yếu tố dịch tễ) thì kiểm dịch viên y tế hướng dẫn người nhập cảnh đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới hoặc các bệnh viện đa khoa có khu cách ly để được kiểm tra, theo dõi.
HCDC xây dựng nội dung truyền thông, hướng dẫn người nhập cảnh có các triệu chứng nghi ngờ hoặc yếu tố dịch tễ thông báo cho kiểm dịch viên y tế tại cửa khẩu để được hỗ trợ, tư vấn.
Sàng lọc tại các cơ sở khám, chữa bệnh
Sở Y tế chỉ đạo cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu (Trung tâm y tế, Trạm y tế, phòng khám) tăng cường truyền thông cho người dân khi có triệu chứng nghi ngờ phải đến bệnh viện quận, huyện gần nhất để được tư vấn, khám sàng lọc và xét nghiệm chẩn đoán (nếu cần). Ở giai đoạn hiện nay, khi tiếp nhận trường hợp nghi ngờ, cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu hướng dẫn người bệnh đến bệnh viện quận, huyện gần nhất để được khám, xét nghiệm chẩn đoán.
Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa công lập, tư nhân (kể cả các bệnh viện bộ ngành đóng trên địa bàn TP), khi tiếp nhận các trường hợp nghi ngờ phải tiến hành sàng lọc, phân luồng, hướng dẫn người bệnh di chuyển đến buồng khám sàng lọc (bệnh viện bố trí buồng khám dự phòng để khám sàng lọc, phân công nhân sự sẵn sàng khám sàng lọc khi có trường hợp nghi ngờ cần khám). Nếu là trường hợp có thể, lấy mẫu bệnh phẩm gửi về Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Viện Pasteur TP.HCM để làm xét nghiệm chẩn đoán xác định. Trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm, hướng dẫn người bệnh tự cách ly tại nhà (nếu đủ điều kiện và không có triệu chứng nặng) hoặc cách ly tại khu cách ly của bệnh viện.
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới được phân công là bệnh viện tuyến cuối tiếp nhận các trường hợp có thể kèm triệu chứng nặng; các trường hợp có thể nhưng không đủ điều kiện cách ly tại nhà, bệnh viện; các trường hợp xác định mắc bệnh đậu mùa khỉ. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới được giao phối hợp Đơn vị nghiên cứu lâm sàng – Đại học Oxford (OUCRU) để tiến hành nghiên cứu ca lâm sàng đối với các trường hợp có thể. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới phối hợp HCDC tập huấn về phát hiện, cách ly, chăm sóc người mắc bệnh đậu mùa khỉ cho các cơ sở y tế và các tổ chức sức khỏe dựa vào cộng đồng; các đồng đẳng viên của chương trình phòng, chống HIV/AIDS và các phòng khám khám, điều trị HIV/AIDS trên địa bàn thành phố.
Truyền thông trong cộng đồng
Sở Y tế huy động mạng lưới truyền thông giáo dục sức khỏe của ngành y tế; mạng lưới cộng tác viên sức khỏe cộng đồng (như cộng tác viên dân số, tình nguyện viên tham gia chương trình sức khỏe cộng đồng…) để truyền thông, tư vấn về phát hiện và phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ đến từng hộ dân trên địa bàn.
Ngoài ra, Sở Y tế sẽ huy động các tổ chức sức khỏe dựa vào cộng đồng; các đồng đẳng viên của chương trình phòng, chống HIV/AIDS và các phòng khám khám, điều trị HIV/AIDS tham gia truyền thông, tư vấn về phát hiện và phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ đối với nhóm người có quan hệ tình dục đồng giới nam. Các tổ chức này sẽ tham gia công tác truy vết khi có trường hợp dương tính với đậu mùa khỉ trên địa bàn TP.
Sở Y tế TP.HCM đề nghị tất cả các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập trên địa bàn triển khai thực hiện. Tất cả các đơn vị khi tiếp nhận các trường hợp có thể phải báo cáo về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM trong vòng 24 giờ kể từ khi phát hiện. Sở Y tế giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố là bộ phận thường trực để giám sát, tổng hợp, báo cáo và tham mưu cho Sở Y tế trong công tác phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ trên địa bàn.
WHO ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu vì dịch đậu mùa khỉ
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức tuyên bố dịch đậu mùa khỉ là tình trạng y tế khẩn cấp trên toàn cầu, theo đó đòi hỏi các chính phủ có biện pháp mạnh mẽ để ngăn đà lây lan.
Sau cuộc họp Uỷ ban ứng phó khẩn cấp WHO hôm nay (23/7), cơ quan y tế thuộc Liên Hợp Quốc (LHQ) đã quyết định nâng cảnh báo về sự bùng phát bệnh đậu mùa khỉ lên mức cao nhất, khi cho rằng nó đang gây ra "tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu", CNBC đưa tin.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: WHO
"Chúng ta đang ghi nhận đợt bùng phát dịch bệnh nhanh chóng trên toàn thế giới, với các phương thức lây truyền mà chúng ta chưa hiểu rõ", Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus mô tả về đà lây lan của đậu mùa khỉ.
Lần gần nhất mà WHO ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu là vào tháng 1/2020 để đối phó với làn song bùng phát của COVID-19. Động thái của WHO theo đó sẽ kêu gọi một phản ứng ở tầm quốc tế để ngăn virus gây bệnh đậu mùa khỉ lây lan rồi leo thang thành đại dịch.
Theo dữ liệu của WHO, hơn 16.000 ca nhiễm đậu mùa khỉ đã được ghi nhận ở 75 quốc gia. Số ca nhiễm được xác nhận là đã tăng 77% từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7. Tính từ đầu năm 2022, có 5 ca tử vong vì đậu mùa khỉ và toàn bộ đều được xác nhận ở châu Phi.
Tuy nhiên, châu Âu lại là "tâm chấn" của đợt bùng phát đậu mùa khỉ 2022 khi chiếm tới 80% số ca nhiễm được xác nhận. Các chuyên gia y tế cảnh báo, nhóm nam giới có quan hệ tình dục đồng giới là cộng đồng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.
Reuters cho hay, đậu mùa khỉ là một căn bệnh do virus gây ra, có triệu chứng giống cúm và gây ra các tổn thương trên da. Bệnh thường tự khỏi sau 2-4 tuần, nhưng cũng có tỷ lệ nhất định chuyển biến nặng. Các hãng dược hiện đang phát triển vaccine và phương pháp điều trị cho đậu mùa khỉ.
Bệnh đậu mùa khỉ đã xuất hiện ở khu vực Trung, Tây Phi hàng chục năm qua nhưng hiếm khi lây lan mạnh bên ngoài châu lục này. Sau quyết định của WHO, Mỹ và một số quốc gia cũng đang cân nhắc ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng do đậu mùa khỉ.
Dịch COVID-19: TP HCM cần tăng cường điều tra dịch tễ nơi nguy cơ cao, lưu ý sự xuất hiện các biến thể mới Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Ngành y tế TP HCM cần tăng cường xét nghiệm điều tra dịch tễ cộng đồng ở những nơi nguy cơ cao như các chợ truyền thống, trung tâm thương mại, trong đó lưu ý sự xuất hiện các biến thể mới của SARS-CoV-2. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Tổ công tác...