Dịch COVID-19: TP HCM cần tăng cường điều tra dịch tễ nơi nguy cơ cao, lưu ý sự xuất hiện các biến thể mới
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Ngành y tế TP HCM cần tăng cường xét nghiệm điều tra dịch tễ cộng đồng ở những nơi nguy cơ cao như các chợ truyền thống, trung tâm thương mại, trong đó lưu ý sự xuất hiện các biến thể mới của SARS-CoV-2.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 đã làm việc với lãnh đạo TP HCM về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn, nhất là những bài học, kinh nghiệm rút ra qua hơn một tháng chuyển sang trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh theo Nghị quyết 128/NQ-CP vào chiều ngày 18/11.
Theo đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, để chuyển sang trạng thái bình thường mới thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, thì vai trò của lực lượng công an rất quan trọng trong xử lý các hành vi vi phạm, “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” nhằm quản lý người từ nơi khác đến, bảo đảm chi trả các gói hỗ trợ xã hội đúng đối tượng.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn manh: Ngành y tế TP HCM cần tăng cường xét nghiệm điều tra dịch tễ cộng đồng ở những nơi nguy cơ cao như các chợ truyền thống, trung tâm thương mại, trong đó lưu ý sự xuất hiện các biến thể mới của SARS-CoV-2… Ảnh: VGP/Đình Nam
Phó Thủ tướng cho rằng đây là lúc TP HCM phải nâng cao hơn một mức công tác giám sát y tế, dịch tễ đến từng người dân, từng nhóm đối tượng cần giám sát, như người chưa tiêm vaccine (trẻ em dưới 12 tuổi, người già chống chỉ định tiêm vaccine), người có bệnh nền… và phân công từng trạm y tế, từng tổ phản ứng nhanh theo dõi thường xuyên, thăm khám kịp thời.
Ngành y tế TP HCM cũng cần tăng cường xét nghiệm điều tra dịch tễ cộng đồng ở những nơi nguy cơ cao như các chợ truyền thống, trung tâm thương mại, trong đó lưu ý sự xuất hiện các biến thể mới của SARS-CoV-2…
Video đang HOT
Theo Phó Thủ tướng, các quy định phòng, chống dịch phải làm sao để người dân không giấu thông tin bị nhiễm, mà báo ngay cho y tế cơ sở để được xét nghiệm, điều trị từ sớm. Các hướng dẫn về xét nghiệm, xử lý ca nhiễm trong khu công nghiệp cần được cập nhật để các DN có ca nhiễm có phương án vừa xử lý nhanh chóng, hiệu quả mà không làm gián đoạn sản xuất.
Đồng tình với kiến nghị của TP HCM về kích hoạt lại mạng lưới “thầy thuốc đồng hành” để thăm khám F0 qua mạng kết hợp với chăm sóc y tế tại chỗ, Phó Thủ tướng lưu ý Thành phố cần huy động y tế tư nhân tham gia điều trị F0, nhất là tại cộng đồng theo hướng quân dân y kết hợp ngay từ các trạm y tế lưu động.
Thành phố có cơ chế hạch toán chi phí điều trị F0 cho y tế tư nhân giống như y tế công lập, còn phần thu thêm phải có sự đồng ý của người bệnh và công khai, minh bạch
Ngành y tế Thành phố cần chuẩn bị đầy đủ thuốc điều trị để cấp cho F0, bảo đảm oxy y tế; mở rộng mô hình thăm khám qua mạng, cấp phát thuốc điều trị các bệnh mãn tính tại cơ sở…
Về đề xuất mở lại các chuyến bay thương mại quốc tế, Phó Thủ tướng đề nghị TP HCM chuẩn bị phương án đón chuyên gia, khách du lịch quốc tế, bà con Việt kiều về thăm quê… phải tuân thủ đầy đủ các quy định của Bộ Y tế về tiêm vaccine phòng COVID-19, xét nghiệm, cách ly, nơi lưu trú, khu vực được đi lại… “triển khai an toàn, khoa học, từng bước chắc chắn”…
Xét nghiệm sàng lọc COVID-19. Ảnh minh hoạ
Báo cáo tại buổi làm việc, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP HCM cho biết, hiện nay Thành phố có 10/22 quận, huyện và TP. Thủ Đức ở cấp độ 1; 11 địa phương ở cấp độ 2; 1 địa phương ở cấp độ 3.
Đánh giá đến cấp xã, phường, có 161/312 đơn vị ở cấp độ 1; 146 đơn vị ở cấp độ 2; 5 đơn vị ở cấp độ 3.
Từ ngày 1/10 -16/11, ngành y tế đã lấy mẫu xét nghiệm nhanh cho 896.165 người, phát hiện 52.915 ca mắc COVID-19 (F0); xét nghiệm PCR cho 416.201 người, phát hiện 62.784 F0.
Giám đốc Sở Y tế TP HCM Tăng Chí Thượng cho biết, nguyên nhân chính làm tăng số ca mắc ở TP HCM thời gian qua chủ yếu là người lao động quay lại làm việc và lây lan trong khu nhà trọ. Sở Y tế thành lập các đội đặc nhiệm để khoanh chặt, không để các ổ dịch mới lan rộng.
Hiện số ca nhiễm đang điều trị là 68.000 người, trong đó tầng 2, tầng 3 là 12.634 người.
TP HCM đã thiết lập 264 trạm y tế lưu động, phấn đấu mỗi trạm chăm sóc tốt nhất 50-100 F0 tại nhà, cung cấp hơn 292.000 túi thuốc cho các trung tâm y tế.
Đến ngày 16/11, Thành phố đã tiêm gần 13,9 triệu liều vaccine (7,87 triệu mũi 1 và 6 triệu mũi 2), trong đó có 668.000 mũi tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi.
Lai Châu ghi nhận thêm 3 bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2
Các bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2 đều là lao động tự do từ các tỉnh phía Nam về và đều có hộ khẩu thường trú tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Lai Châu thông tin, địa phương vừa ghi nhận thêm 3 bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2, gồm T.T.Đ, mã số BN911000, sinh năm 1978, thường trú tại xã Hồ Thầu; C.T.L, mã số BN910999, sinh năm 2001 và L.T.G.P, mã số BN911001, sinh năm 1990 đều có hộ khẩu thường trú tại xã Tả Lèng.
Lai Châu đã ghi nhận 15 công dân dương tính với virus SARS-CoV-2.
Theo điều tra dịch tễ của cơ quan chức năng tỉnh Lai Châu, 3 công dân trên vào huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương làm việc từ tháng 3/2021. Ngày 14/10, các công dân di chuyển trong đoàn 32 người từ Bình Dương về tỉnh Lai Châu bằng xe máy. Khi di chuyển đến địa bàn TP. Đà Nẵng, các công dân được lực lượng chức năng địa phương hỗ trợ đưa về Hà Nội bằng xe ô tô.
Quá trình di chuyển từ Hà Nội qua các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai về bàn giao cho Chốt Kiểm soát dịch COVID-19 số 1 huyện Tam Đường (Lai Châu), các công dân được hỗ trợ lưu thông bằng xe ô tô và được giám sát chặt chẽ. Sau khi tiếp nhận, lực lượng chức năng tỉnh Lai Châu đã đưa toàn bộ 32 công dân về cách ly tại Khu cách ly tập trung số 3, Trường Quân sự tỉnh Lai Châu.
Ba công dân trên được xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR 3 lần vào các ngày 18, 23, 25/10 và đều cho kết quả âm tính. Ngày 29/10, 3 công dân được lấy mẫu xét nghiệm lần 4 và đều cho kết quả dương tính, được chuyển vào Bệnh viện Phổi tỉnh Lai Châu theo dõi, điều trị.
Đến nay, tỉnh Lai Châu đã tiếp nhận hơn 600 công dân về từ các tỉnh phía Nam và đã ghi nhận 15 bệnh nhân dương tính, trong đó, 5 người đã được điều trị khỏi.
Ngoài việc kiểm soát chặt người vào địa bàn tại các chốt kiểm soát dịch COVID-19 trên các tuyến quốc lộ, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Lai Châu đã chỉ đạo các cơ sở y tế tuân thủ nghiêm ngặt quy trình giám sát, cách ly, điều trị và tiếp tục điều tra kỹ yếu tố dịch tễ đối với các công dân trở về từ các tỉnh phía Nam.
Địa phương cũng đã chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường tuyên truyền, vận động người dân đang lưu trú tại các tỉnh có dịch phía Nam, không tự ý di chuyển về quê bằng xe cá nhân. Đồng thời, khuyến cáo người dân tố giác các trường hợp công dân trở về từ TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An... để chính quyền, cơ quan y tế địa phương có biện pháp phòng, chống dịch đảm bảo theo quy định./.
Hà Nội phong tỏa nhiều nơi có ca dương tính mới Quận Nam Từ Liêm cách ly hai tòa chung cư, quận Hoàn Kiếm tạm thời phong tỏa phố Phủ Doãn để điều tra dịch tễ sau khi ghi nhận nhiều ca dương tính với nCoV. Sáng 1/10, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC) ghi nhận 5 ca dương tính nCoV trong cộng đồng qua sàng lọc ho sốt, hiện chưa...