TPHCM: Trang bị tối thiểu 10 máy đo thân nhiệt/điểm thi để phòng ngừa dịch Covid-19
Các điểm thi cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết trong công tác phòng chống dịch Covid-19 như dung dịch sát khuẩn tay (cho mỗi phòng thi, phòng làm việc), dụng cụ đo thân nhiệt (tối thiểu 10 cái/điểm thi), khẩu trang… phục vụ cho kỳ thi.
Chiều 3-8, Sở GD-ĐT TPHCM đã có văn bản gửi trưởng phòng GD-ĐT 24 quận, huyện, hiệu trưởng các trường THPT và giám đốc các trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên trên địa bàn TP về triển khai một số nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Theo đó, hiệu trưởng các trường THPT, giám đốc các trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên rà soát và lập danh sách các thí sinh đăng ký dự thi thuộc diện F0, F1, F2.
Ngoài ra, trưởng phòng GD-ĐT quận, huyện, hiệu trưởng các trường THPT, giám đốc các trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên rà soát, lập danh sách, không cử cán bộ, giáo viên, nhân viên thuộc diện F0, F1, F2 (theo quy định ngành y tế)tham gia các khâu của kỳ thi.
Hạn cuối các đơn vị gửi danh sách rà soát thí sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên về Sở GD-ĐT là ngày 5-8-2020, đồng thời báo cáo khẩn khi có những trường hợp phát sinh sau đó.
Trường THPT Nguyễn Du (quận 10) phun thuốc khử khuẩn chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT vào chiều 1-8
Sở GD-ĐT TP yêu cầu tất cả đơn vị tiếp tục rà soát, yêu cầu tất cả thí sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia công tác thi phải thực hiện khai báo y tế, chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh theo khuyến cáo của ngành y tế.
Đối với thủ trưởng các cơ sở giáo dục sử dụng làm điểm thi cần phối hợp với cơ sở y tế địa phương thực hiện tổng vệ sinh, khử khuẩn toàn bộ điểm thi trước ngày làm việc đầu tiên 2 ngày và sau mỗi ngày làm việc, đồng thời trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng chống dịch Covid-19 tại điểm thi.
Cụ thể, các điểm thi cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết trong công tác phòng chống dịch Covid-19 như dung dịch sát khuẩn tay (cho mỗi phòng thi, phòng làm việc), dụng cụ đo thân nhiệt (tối thiểu 10 cái/điểm thi), khẩu trang,… phục vụ cho kỳ thi. Trong thời gian tổ chức thi, các điểm thi phải giữ gìn phòng thi, điểm thi sạch sẽ, thông thoáng tối đa nhưng phải đảm bảo các yếu tố an toàn, bảo mật cho kỳ thi.
Đối với trưởng phòng Phòng GD-ĐT các quận, huyện tham mưu lãnh đạo UBND quận, huyện (thành viên Ban Chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 thành phố) xây dựng phương án phù hợp, bảo đảm an toàn cho thí sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên làm công tác tổ chức thi tại địa phương. Trong đó, đặc biệt lưu ý việc phối hợp giữa các ban ngành địa phương, hỗ trợ các điểm thi thực hiện quy định về giãn cách, nhất là cuối mỗi buổi thi.
Bên cạnh đó, địa phương chỉ đạo ngành y tế hỗ trợ điểm thi thực hiện khử khuẩn toàn bộ điểm thi trước ngày làm việc đầu tiên 2 ngày và sau mỗi ngày làm việc, huy động trang thiết bị, cơ sở vật chất (dụng cụ đo thân nhiệt, khẩu trang, dung dịch sát khuẩn tay…) từ các nguồn tại địa phương, từ các cơ sở giáo dục không tổ chức điểm thi để hỗ trợ cho các điểm thi.
Một điểm cần lưu ý nữa là mỗi địa phương phải quan tâm chỉ đạo các cơ sở giáo dục gần đó chuẩn bị tinh thần sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, hỗ trợ kỳ thi trong điều kiện cần thiết.
Nếu dịch Covid-19 xảy ra trên diện rộng, có nên hủy thi tốt nghiệp THPT?
'Tùy vào diễn biến dịch Covid-19, chúng ta nên có phương án: Vùng nguy cơ thấp tổ chức thi tốt nghiệp THPT, nguy cơ cao dời lại và thi sau bằng đề dự bị. Nếu dịch lây lan trên diện rộng thì có thể hủy kỳ thi...'.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT đang thu hút nhiều ý kiến xung quanh việc tổ chức (ảnh minh họa) - ĐỨC NHẬT
Đó là ý kiến của đại diện Sở GD-ĐT tỉnh Tây Ninh khi được hỏi về công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT tại địa phương.
Chuẩn bị sẵn sàng nếu kỳ thi vẫn diễn ra
Ông Nguyễn Hữu Tài, Trưởng phòng Khảo thí - Công nghệ thông tin, Sở GD-ĐT tỉnh Tây Ninh, cho biết toàn tỉnh có 8.564 thí sinh sẽ dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, được bố trí ở 361 phòng thi. "Dịch Covid-19 đang diễn tiến phức tạp nên công tác chuẩn bị kỳ thi tại tỉnh phải đảm bảo theo chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của UBND tỉnh. Chúng tôi yêu cầu tất cả thí sinh, phụ huynh đến điểm thi phải đeo khẩu trang. Tại cổng điểm thi, đội tiếp sức mùa thi sẽ kiểm tra thân nhiện và để sẵn dung dịch sát khuẩn. Một tuần trước khi diễn ra kỳ thi, tất cả các phòng sẽ được phun khử khuẩn. Tại các phòng thi, chúng tôi bố trí 24 thí sinh với khoảng cách giữa các bàn đảm bảo giãn cách theo quy định", ông Nguyễn Hữu Tài thông tin.
Theo ông Tài, đến thời điểm này tỉnh Tây Ninh chưa có ca nhiễm, nếu tình hình xấu xảy ra tỉnh sẽ lập tức thực hiện phương án chia làm 4 nhóm (F0, F1, F2 và thí sinh khác) như chỉ đạo của Bộ GD-ĐT. Hiện tỉnh đã bố trí 9 điểm thi dự phòng ở 9 huyện để sẵn sàng ứng phó nếu có tình huống xấu xảy ra.
Thí sinh nghi nhiễm Covid-19 được bố trí phòng riêng trong kỳ thi tốt nghiệp THPT
Tại tỉnh Đồng Nai, bà Huỳnh Lệ Giang, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh này, cho biết dự kiến toàn tỉnh có 29.000 thí sinh dự thi, bố trí trên 58 điểm thi với trên 1.200 phòng thi, điều động 3.285 cán bộ coi thi. Vì đang trong tình hình dịch Covid-19 căng thẳng nên tỉnh cũng bố trí 290 cán bộ trật tự viên, phục vụ và y tế.
Ông Đào Đức Tuấn, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bình Định, cũng cho biết Sở đã chuẩn bị công tác thi tốt nghiệp THPT theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GD-ĐT và UBND tỉnh để đảm bảo kỳ thi an toàn, nghiêm túc ngay trong thời điểm phòng chống dịch được đặt lên hàng đầu. "Toàn tỉnh có gần 17.000 thí sinh với 42 điểm thi. Các trường THPT phối hợp với các cơ sở y tế và cơ quan liên quan trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại các điểm thi, đảm bảo trước khi diễn ra kỳ thi phải tiêu độc khử trùng, chuẩn bị nước sát khuẩn, đo thân nhiệt...", ông Tuấn chia sẻ.
Tình hình Covid-19 tại Việt Nam chiều ngày 30/7: Thêm 5 ca bệnh mới ở Quảng Nam
Nếu dịch bùng phát diện rộng, nên có phương án khác
Tuy nhiên, về công tác thực hiện, ông Tài nêu băn khoăn: "Chúng tôi không biết nếu ở phòng thi có F1 thì cán bộ coi thi có phải mặc đồ bảo hộ? Bài thi của những thí sinh này sẽ xử lý như thế nào để hạn chế nguy cơ lây nhiễm? Cái khó nữa là danh sách phòng thi đã làm xong trước cả tháng, nếu sát ngày thi có ca nhiễm thì việc bóc tách ra thi riêng sẽ rất khó khăn, liệu thời gian có ủng hộ? Việc chia làm 4 nhóm sẽ rất phức tạp dù đã chuẩn bị phương án ứng phó từ trước".
Vì thế, ông Tài cho rằng, ở những tỉnh có nguy cơ thấp hoặc chưa có ca nhiễm thì vẫn tiếp tục thi, đối với các vùng đang bùng phát dịch Covid-19 thì nên dời lại thi sau và sử dụng đề thi dự bị. "Việc này vừa đảm bảo tuân thủ chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ, vừa vẫn đảm bảo phù hợp quy chế thi tốt nghiệp THPT cũng như xét tuyển ĐH, CĐ. Trong tình huống dịch xảy ra trên diện rộng thì nên chăng hủy kỳ thi để đảm bảo an toàn cho cả nước, thực hiện xét tốt nghiệp. Các trường ĐH, CĐ sẽ dùng phương thức xét điểm học bạ THPT", ông Tài đề xuất.
Sẵn sàng phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT ngay trong khu cách ly Sở GD-ĐT các địa phương đã khẩn trương lên kế hoạch tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 trong trường hợp dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Đảm bảo các biện pháp giữ an toàn Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, Nghệ An có gần 32.000 thí sinh dự thi tại 61 điểm thi và hơn 4.900 giáo viên tham...