TPHCM: Trả lương bèo bọt, nhiều trường thiếu giáo viên tiếng Anh
Lương thấp, vướng nhiều quy định ngặt nghèo… khiến TPHCM rất khó khăn trong việc tuyển dụng cũng như giữ chân đội ngũ giáo viên tiếng Anh.
TPHCM đang ráo riết tuyển dụng giáo viên (GV) bổ sung vào nguồn nhân sự đang thiếu cho năm học mới đang cận kề. Bên cạnh việc thiếu GV mầm non thì hầu hết các trường có chung tình cảnh thiếu GV tiếng Anh.
Năm học 2018-2019, trong danh sách tuyển dụng từ cấp Sở đến Phòng GD-ĐT ở TPHCM thì nhu cầu tuyển dụng GV tiếng Anh luôn có chỉ tiêu cao nhất. Năm nay, Sở tuyển dụng cho các đơn vị trực thuộc, năm nay cần tuyển hơn 360 GV thì có đến 70 GV tiếng Anh, còn lại rải rác cho tất cả các môn.
TPHCM đang có nhu cầu tuyển dụng nhiều giáo viên tiếng Anh ở các bậc học (ảnh minh họa)
Ở Phòng GD-ĐT các quận huyện, gần như địa bàn nào cũng cần GV tiếng Anh, gần như trường nào cũng thiếu GV tiếng Anh. Như ở quận Thủ Đức, đang cần 15 GV tiếng Anh ở cả hai bậc tiểu học và THCS; ở Q.8, bậc tiểu học cần tuyển 78 GV ở tất cả các môn thì cần đến 17 GV tiếng Anh, ở bậc THCS cần 7 GV tiếng Anh. Ở các quận 7, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh… đều đang cần GV tiếng Anh.
Việc tuyển GV tiếng Anh ở TPHCM luôn được cảnh báo là vô cùng khó. Khó tuyển dụng và có tuyển được các trường cũng như ngồi trên đống lửa vì thu nhập thấp, nhiều quy định ràng buộc nên khi có cơ hội vào các trung tâm hay các công ty nước ngoài là họ liền chào tạm biệt học trò, đồng nghiệp.
Một điều từng được nhắc đến là có sự phân biệt giữa GV tiếng Anh người Việt và GV ngước ngoài dạy tiếng Anh ngay trong trường học. Nghịch lý đang tồn tại là TPHCM thuê GV Philippines vào dạy tiếng Anh với mức lương 2.000 USD/tháng. Trong khi GV Việt nhiều người trình độ cao, thậm chí giỏi hơn nhưng lại không thể trả mức lương cao.
Đại diện Sở GD-ĐT TPHCM cho biết theo chương trình của Bộ thì tiểu học không có môn tiếng Anh nhưng TPHCM đã đưa tiếng Anh vào dạy ở bậc tiểu học 20 năm nay. Trước đây thu tiền tăng cường tiếng Anh trả cho GV 80%, nên Sở tuyển chọn được GV tốt, đội ngũ phấn khởi.
Thế nhưng gần đây, Bộ GD-ĐT đưa ra quy định GV tiếng Anh tiểu học phải dạy như GV nhiều môn, đảm bảo 23 tiết/tuần. Dạy từ 24 tiết trở lên mới được trả phụ trội. Điều này làm GV tiếng Anh ở TPHCM chán nản, bỏ nghề rất nhiều, ngành tuyển dụng không được.
Video đang HOT
Thiếu giáo viên, TPHCM đang rất khó thực hiện các đề án giáo dục liên quan đến tiếng Anh
Theo Đề án “Phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông – chuyên nghiệp TPHCM giai đoạn 2011-2020″, phấn đấu đến năm 2020, 100% học sinh mầm non 5 tuổi được làm quen tiếng Anh, 100% học sinh tiểu học được học tiếng Anh từ lớp 1 đối diện với nguy cơ không thể thực hiện. Áp lực sĩ số tăng, trong khi GV tiếng Anh luôn trong tình trạng không tuyển dụng được, hoặc tuyển rồi lại “rớt”.
Một số quận huyện cũng đã sớm “bắn tín hiệu”, việc thực hiện được mục tiêu theo đề án là… rất khó. Trưởng phòng GD-ĐT một quận ở TPHCM cho hay, một tháng lương của GV tiếng Anh trong trường học, nhất là GV mới ra trường chỉ trên dưới 3 triệu đồng, tính ra chỉ bằng vài buổi dạy thêm bên ngoài. Thế nên, nhiều GV vào trường dạy học một thời gian lại… ra đi, trường học lại luẩn quẩn rơi vào thế thiếu người.
Sở GD-ĐT TPHCM cũng yêu cầu các quận huyện rà soát lại các chỉ tiêu thực hiện, từ đó Sở sẽ có văn bản kiến nghị UBND TPHCM điều chỉnh hàng loạt chỉ tiêu của đề án cho phù hợp tình hình thực tế. Mà thực tế nan giải nhất, một vị quản lý trong Sở GD-ĐT cho biết chính là thiếu GV.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Những hạn chế của phương pháp dạy tiếng Anh Phonics
Nội dung dạy Phonics không bao gồm trọng âm từ, một trong những phần quan trọng nhất để phát âm tiếng Anh chuẩn.
Thầy giáo Quang Nguyen chia sẻ quan điểm cá nhân về phương pháp Phonics (đánh vần tiếng Anh).
Phonics - hay "đánh vần tiếng Anh" đang được đưa vào giảng dạy tại nhiều trường ở Việt Nam. Nhiều giáo viên tiếng Anh cấp 1, cấp 2 đã nhắn tin hỏi mình khi gặp những rắc rối trong Phonics. Các câu hỏi thường đơn giản như tại sao "but" lại đọc khác "put", âm "er" trong từ "bird" có khác với trong "doctor" với "teacher" không...
Mình viết bài này hy vọng sẽ giúp các cô giáo đang lúng túng với giáo trình Phonic đỡ gặp khó khăn hơn trong quá trình giảng dạy.
Đầu tiên, Phonics là phương pháp dạy đọc ghép vần theo mặt chữ, rất phổ biến ở các trường học Mỹ hiện nay. Cách học là gắn liền chữ cái nhất định vào các âm trong tiếng Anh. Ví dụ, từ "cat" sẽ được phiên thành: "c" sounds like /k/, "a" sounds like //, và "t" sounds like /t/. Kết hợp lại thành /kt/.
1. Phonics chủ yếu phù hợp với từ đơn âm tiết
Đối với từ đơn âm tiết, ví dụ như "dog", "cat" hoặc "men", Phonics tương đối tốt cho trẻ. Phần lớn những từ này có cách viết giống cách đọc, hoặc có một số quy tắc giúp trẻ nhận diện được.
Ảnh: Pinterest
Tuy nhiên, ngay cả với từ đơn âm tiết, mỗi chữ tiếng Anh có thể đọc theo cách khác nhau rất nhiều. Ví dụ, chữ "a" trong "cat", "share", "ate" và "ball" có cách phát âm hoàn toàn khác nhau.
2. Phonics không dạy trọng âm từ
Tất nhiên, nếu chỉ nhìn vào mặt chữ, không ai có thể khẳng định trọng âm nằm ở đâu. Tiếng Anh có các quy tắc trọng âm có thể ứng dụng, nhưng số lượng ngoại lệ lại quá nhiều.
Hơn thế, trong nội dung dạy Phonics, theo mình biết, không bao gồm "word stress". Điều này chắc chắn sẽ làm bối rối cho giáo viên tiếng Anh, đặc biệt vì tiếng Việt không có khái niệm "trọng âm từ". Ngay ở Mỹ, việc trẻ nhìn vào mặt chữ và đọc sai trọng âm cũng rất nhiều. Đây có lẽ là hạn chế lớn nhất của Phonics.
Hơn thế, từ chỗ xác định được trọng âm đến chỗ đọc từ đó chính xác là cả một quãng đường dài.
3. Phonics không dạy về giai điệu (rhythm)
Khi nói tiếng Anh, "rhythm" đóng vai trò gần như quan trọng nhất, chỉ sau "word stress". Theo một số chuyên gia đầu ngành ở Mỹ, nó còn quan trọng hơn cả IPA (bảng phiên âm quốc tế). Rất tiếc, đây là khái niệm mới với hầu hết thầy cô, và không bao hàm trong Phonics.
Hiểu nôm na, "rhythm" là âm nhạc của ngôn ngữ. Nó xác định mọi người nhấn vào từ nào, không nhấn từ nào, và nhấn như thế nào. Trẻ em Mỹ không quan tâm tới vấn đề này, vì các em dùng tiếng mẹ đẻ. Nhưng trẻ EFL (học tiếng Anh ở nước không bản xứ) thường bị bối rối.
4. Phonics không dạy về ngữ điệu
Ví dụ, "What's your name?" thì đi lên hay đi xuống ở cuối câu? Đây là một câu hỏi về ngữ điệu (intonation), hay cách thức và mức độ nhấn của các từ. Giống "rhythm", trẻ bản ngữ không cần học về "intonation", vì chúng đã hấp thu (acquire) được trong quá trình sử dụng hàng ngày.
Trẻ Việt Nam thì không thế. Và tất nhiên, không phải giáo viên nào dạy tiếng Anh cũng biết về "intonation" - một nội dung tương đối phức tạp và khó dạy trong tiếng Anh.
5. Phonics không dạy về rất nhiều vấn đề khác
Ví dụ, từ "can" trong "We can maintain the relationship..." sẽ đọc khác với "can" trong "Yes, I can". Các vấn đề như nói theo cụm (thought group), nối âm, nuốt âm... đều không được dạy trong Phonics. Lý do là ở Mỹ, Phonics là môn dạy đọc (reading) chứ không phải dạy nói.
Tóm lại, khi các thầy cô được phân công dạy Phonics, hãy hiểu thật kỹ về bản chất của môn học này, đặc biệt về những khía cạnh mà Phonics không dạy.
Để giúp trẻ học tiếng Anh hiệu quả hơn, ít ra có thể đọc to sách giáo khoa mà không bị sai, thầy cô cần trang bị cho các em thêm kiến thức căn bản, ít nhất là về trọng âm và âm trong tiếng Anh.
Đồng thời, các nhà xuất bản sách giáo khoa, khi in sách có thể in đậm trọng âm của các từ khóa (content words), ví dụ: "this is my PEOple", hay "I'm a STUdent", nhằm hỗ trợ thầy cô và học sinh làm quen với khái niệm trọng âm trong tiếng Anh. Một sự thay đổi nhỏ đó sẽ góp phần to lớn cải thiện khả năng giao tiếp tiếng Anh của các em sau này.
Quang Nguyen
Theo Vnexpress
Căng thẳng thi tuyển giáo viên ở TPHCM Gần 1.700 giáo viên, sinh viên ra trường tham gia kỳ thi tuyển dụng để trở thành giáo viên bậc THPT ở TPHCM. Đây là năm đầy tiên ngành giáo dục thành phố thực hiện tuyển dụng giáo viên không cần hộ khẩu nên tỷ lệ cạnh tranh rất căng thẳng. Kỳ thi tuyển dụng giáo viên ở TPHCM diễn ra tại Trường...