TP.HCM tiến bộ trong danh sách các TP “thông minh” nhất
Mặc dù đứng ở top 25 cuối cùng trong danh sách 181 thành phố được xếp hạng, nhưng TP. Hồ Chí Minh được đánh giá có tiềm năng lớn về sự phát triển và đang tiến bộ nhanh chóng.
Ước tính 70% dân số thế giới sẽ sống ở các thành phố vào năm 2050
Mặc dù tạo ra phần lớn tài sản trên toàn thế giới (80%), các thành phố lớn vẫn phải đối mặt với những thách thức toàn cầu về kinh tế, xã hội và môi trường. Việc các thành phố vượt quá các thách thức trên là rất quan trọng.
Ước tính 70% dân số thế giới sẽ sống ở các thành phố vào năm 2050. Điều này có nghĩa là các thành phố phát triển bền vững sẽ rất cần thiết cho một tương lai thịnh vượng. Vậy những thành phố nào đang đi đúng hướng, và những đô thị nào đang tụt lại phía sau?
Khác với nhiều bảng xếp hạng khác chỉ tập trung vào một yếu tố, “Chỉ số Sự vận động của các thành phố” được phát hành hàng năm xem xét tất cả các khía cạnh tạo nên sự bền vững và chất lượng cuộc sống tại 181 thành phố chính trên thế giới.
Trong đó có 10 yếu tố đánh giá chính: nền kinh tế, công nghệ, nguồn nhân lực, gắn kết xã hội, tiếp cận cộng đồng quốc tế, môi trường, giao thông, quy hoạch đô thị, quản lý và quản trị nhà nước. Để đứng đầu danh sách, một thành phố phải thực hiện tốt nhiều yếu tố kể trên.
Video đang HOT
Thành phố New York (Mỹ) là thành phố “thông minh” nhất thế giới năm 2016
Theo Chỉ số, New York (Mỹ), London (Anh) và Paris (Pháp) là 3 thành phố thực hiện tốt nhất các yếu tố của một thành phố “thông minh”. New York dẫn đầu trong kinh tế, đứng thứ ba trong công nghệ và thứ tư trong nhiều yếu tố khác.
Tiếp theo là 2 thành phố khác của Mỹ, San Francisco thứ 4, Boston thứ 5. Amsterdam của Hà Lan đứng thứ 6, Chicago thứ 7, và Seoul (Hàn Quốc) thứ 8. Cuối top 10 là Geneva (Thụy Sĩ) và Sydney của Úc.
Hai thành phố có thứ hạng thấp nhất là Lagos (Nigeria) và Karachi (Pakistan). Cả hai đều “thể hiện” kém trong hầu hết mọi khía cạnh của bảng xếp hạng.
Sài Gòn đứng thứ 158/181 trong danh sách (Ảnh:Beauty Scenery)
Nhìn kĩ hơn vào bảng xếp hạng, có một điều rõ ràng rằng các thành phố ở tầm trung thể hiện một tiềm năng lớn về sự phát triển và đang tiến bộ nhanh chóng, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam).
Cùng với các thành phố Quito, Lima, Monterrey (châu Mỹ Latinh), Thâm Quyến, Quảng Châu (Trung Quốc), thành phố Hồ Chí Minh cũng được đánh giá cao về sự tiến bộ, mặc dù chỉ đứng thứ 158/181 trong danh sách.
Ngoài ra, bảng xếp hạng các thành phố “thông minh” nhất cũng cho thấy một nhóm các thành phố rất cân bằng, với số điểm tương đối cao trong tất cả các lĩnh vực, bao gồm Amsterdam, Sydney, Berlin, Brussels, Munich, Melbourne, Seoul và Stockholm.
Theo Danviet
Tăng cường kết nối khu vực vì tương lai châu Á
Ngày 30-5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã tham dự và phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 22 diễn ra tại Thủ đô Tokyo Nhật Bản.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại hội nghị
Ngay sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch kiểm Tổng giám đốc Nikkei - đơn vị tổ chức của Hội nghị Tương lai châu Á và phát biểu đề dẫn của nguyên Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng có bài phát biểu đặc biệt.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nêu rõ một số thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo cũng như những thách thức chính mà châu Á đang phải đối mặt, cho rằng châu Á đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển mới để vươn lên và tiếp tục khẳng định vị thế của châu lục là một động lực của kinh tế toàn cầu trong thế kỷ XXI.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng để vượt qua các thách thức, hướng tới hòa bình, thịnh vượng và phát triển bền vững, các nước châu Á cần duy trì hòa bình, ổn định thông qua thúc đẩy hợp tác khu vực, tạo dựng lòng tin giữa các quốc gia, dân tộc; tôn trọng độc lập chủ quyền và lợi ích chính đáng của mỗi nước; giải quyết bất đồng, tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc; tăng cường kết nối khu vực, tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư và di chuyển lao động giữa các quốc gia; phát triển nguồn nhân lực và duy trì hài hòa xã hội thông qua các chính sách phát triển lấy con người làm trung tâm; và thúc đẩy hợp tác tìm kiếm giải pháp lâu dài cho các thách thức an ninh phi truyền thống trên cơ sở bảo đảm cân bằng, hài hòa lợi ích, hướng đến sự phát triển bền vững của cả khu vực.
Tại hội nghị, Phó Thủ tướng cũng trao đổi với một số lãnh đạo thế giới tham dự Hội nghị về các vấn đề kinh tế, chính trị của khu vực và toàn cầu như Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Hiệp định TPP, các thách thức cũng như cơ hội mới đối với sự phát triển bền vững trong khu vực, qua đó thúc đẩy hợp tác của Việt Nam với cộng đồng quốc tế.
Là một diễn đàn đối thoại chính sách uy tín, Hội nghị Tương lai châu Á lần này diễn ra từ ngày 30 đến 31-5 với chủ đề "Vươn lên ứng phó với các thách thức toàn cầu và hiện thực hóa tiềm năng của châu Á". Tham dự hội nghị có lãnh đạo Chính phủ và bộ, ngành các nước Campuchia, Lào, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Ấn Độ, New Zealand, Mông Cổ và khoảng 500 đại biểu từ giới học giả, doanh nghiệp Nhật Bản và quốc tế.
Theo_An ninh thủ đô
Nghị sĩ Mỹ kể chuyện tháp tùng Tổng thống Obama thăm Việt Nam Hạ nghị sĩ Beto O'Rourke ấn tượng với sự chào đón nồng nhiệt mà người dân thành phố Hồ Chí Minh dành cho đoàn của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ông Obama bắt tay và trò chuyện với người dân Việt Nam đêm 23.5 tại Hà Nội. Ảnh: Apa Ông O'Rourke là một trong những người tháp tùng Tổng thống Mỹ Obama trong...