TP.HCM thiếu hơn 5.000 giáo viên cho năm học mới
Năm học 2017-2018, TP.HCM cần 5.274 giáo viên thay thế đội ngũ nghỉ việc, nghỉ hưu và phục vụ trường mới thành lập. Khối tiểu học thiếu 1.809 người, mầm non cần 1.203 giáo viên.
“Công tác tuyển dụng giáo viên cho năm học 2017-2018 phải chú trọng đảm bảo chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức, thực hiện tốt nhiệm vụ theo chủ trương đổi mới giáo dục”, ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, báo cáo tại kỳ họp thứ năm HĐND TP.HCM khóa IX sáng 4/7.
Nhu cầu tuyển dụng giáo viên cho năm học 2017-2018 trên địa bàn TP.HCM là 5.274 người. Ảnh: Phước Tuần.
Về kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, ông Sơn cho biết TP.HCM là nơi có số lượng điểm thi nhiều nhất với 114 điểm và 71.469 thí sinh.
Ngoài ra, trong năm 2017, học sinh ở TP.HCM đã tham gia cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia với 18 dự án và đều đoạt giải. Trong đó, 5 dự án đoạt giải toàn cuộc (một giải nhất và 4 giải ba), một dự án đoạt giải tư hội thi Intel ISEF tại Mỹ.
Video đang HOT
Trong năm học 2016, các trường học ở TP.HCM đưa vào sử dụng 2.504 phòng mới (tăng thêm 1.646 phòng). Kinh phí cho việc sửa chữa cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị trong năm học 2016-2017 là 335,3 tỷ đồng.
Năm học 2017-2018, dự kiến TP.HCM tăng 59.082 học sinh, tập trung ở cấp mầm non và tiểu học tại các quận, huyện đang trong giai đoạn đô thị hóa nhanh, dân số tăng cơ học cao như quận 12, Gò Vấp, Bình Tân, Thủ Đức, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi.
Dự kiến, số phòng học mới đưa vào sử dụng trong năm học 2017 là 1.479 phòng.
Theo Zing
Thiếu giáo viên mầm non vì bạn trẻ không mặn mà với nghề
TP.HCM đã có chính sách hỗ trợ nhưng hiện vẫn thiếu hàng loạt giáo viên mầm non. Nhiều người còn bỏ nghề này để làm việc khác.
Đây là vấn đề được nhiều đại biểu đưa ra tại kỳ họp thứ ba HĐND TP.HCM khóa IX chiều 7/12.
Tại buổi báo cáo kết quả giám sát chuyên đề nghị quyết về hỗ trợ giáo dục mầm non, đại biểu Võ Thị Ngọc Thúy (quận Thủ Đức) đề nghị TP phải làm nghiên cứu về giáo viên mầm non và học sinh phổ thông để biết nguyên nhân thầy cô không muốn gắn bó nghề. Học sinh phổ thông cũng không muốn theo học ngành sư phạm mầm non.
Bà Thúy nói thêm ngoài lương thưởng, TP cần có phong trào riêng cho giáo viên mầm non để tạo niềm tự hào.
Đại biểu Nguyễn Mạnh Trí thông tin hiện TP thiếu hơn 800 giáo viên mầm non. Ông Trí cũng đồng tình tiếp tục hỗ trợ giáo viên mới ra trường.
"Tôi băn khoăn là nhiều năm nay TP đã hỗ trợ nhưng vẫn không thu hút được giáo viên mầm non. Đây có phải giải pháp duy nhất hay cần nhiều giải pháp đồng bộ như tuyển dụng, nâng lương, hỗ trợ trong đào tạo nhằm thu hút người lao động", ông Trí nêu vấn đề.
Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM Lê Hồng Sơn cho rằng sinh viên ngành mầm non ra trường có việc làm ngay nhưng nhiều năm nay vẫn thiếu. Ảnh: Phước Tuần.
Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM Lê Hồng Sơn cho biết những năm qua, sở có nhiều giải pháp hướng nghiệp, phối hợp các phòng GD&ĐT tổ chức cho nữ sinh đến giao lưu ở trường mầm non. Sinh viên ra trường có việc làm ngay...
Tuy nhiên, số lượng giáo viên mầm non vẫn thiếu do ít học sinh chọn ngành này. Ông Sơn đề nghị TP tiếp tục có chính sách hỗ trợ 3 năm cho giáo viên mầm non mới ra trường.
Bà Thi Thị Tuyết Nhung, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP.HCM khóa IX kiến nghị UBND TP cần tiếp tục đẩy mạnh công tác đầu tư xây dựng các trường mầm non công lập, đảm bảo thực hiện lộ trình phát triển giáo dục mầm non của thành phố, đáp ứng 40% chỗ học nhà trẻ và 60% chỗ học mẫu giáo.
Xây dựng trường mới cần quan tâm quy mô và chuẩn chất lượng đảm bảo quy định, tránh trường hợp khó khăn về đất mà xây trường nhỏ, dẫn đến trường nhiều nhưng số lớp ít, thiếu chỗ học.
Theo bà Nhung, TP.HCM cần tăng cường thông tin các tổ chức, cá nhân chủ trường xã hội hóa của giáo dục mầm non, giới thiệu quỹ đất trong quy hoạch ngành giáo dục hướng dẫn thủ tục vay vốn kích cầu, thủ tục đầu tư và thành lập trường.
Bà Nguyễn Thị Thu, Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng không phải mong muốn nào cũng thực hiện được. "Tôi mong sau cuộc họp này, các ban ngành sẽ tham mưu đặc thù cho ngành mầm non. Chỉ có cách đó mới có thể đầu tư tốt cho ngành mầm non thành phố", bà Thu nói.
Theo Zing
Sơn La bầu chức danh chủ chốt nhiệm kỳ 2016-2021 Tại kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Sơn La nhiệm kỳ 2016-2021, ông Hoàng Văn Chất, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016 đã tái đắc cử chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh Sơn La với số phiếu tín nhiệm đạt 98,61%. Ảnh: Truyền hình Sơn La Ngày 23/6, tại kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Sơn La khóa...