TP.HCM thiếu giáo viên Tiếng Anh, Tin học vì giáo sinh chọn đi làm thay vì đi dạy
Theo Sở GD&ĐT TP.HCM, TP đang thiếu giáo viên Tiếng Anh và Tin học bởi sau khi đào tạo, thông thường giáo viên sẽ lựa chọn đi làm việc bên ngoài thay vì đi dạy.
Chiều 11-8, tại họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch và các vấn đề kinh tế – xã hội trên địa bàn TP.HCM, ông Hồ Tấn Minh, Chánh Văn phòng GD&ĐT TP, đã thông tin về tình hình chuẩn bị năm học mới 2022-2023.
Ông Hồ Tấn Minh, Chánh Văn phòng GD&ĐT TP.HCM. Ảnh: LÊ THOA
Theo ông Minh, năm học 2022-2023, dự kiến toàn TP tăng 21.800 học sinh (gồm hơn 15.000 học sinh công lập). Do đó, dẫn đến ảnh hưởng cho việc chuẩn bị cơ sở vật chất và nguồn nhân lực về thầy cô giáo phục vụ cho tổ chức dạy học.
Ông Minh cho biết việc tăng cơ học về số học sinh diễn ra nhiều ở TP Thủ Đức, quận 12, Bình Tân, huyện Hóc Môn và Bình Chánh bởi các địa phương này có tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều khu công nghiệp.
Năm 2021-2022, TP.HCM có hơn 343.800 học sinh không có hộ khẩu TP, cũng làm tăng áp lực sĩ số về số học sinh/lớp.
Video đang HOT
Liên quan đến việc tuyển dụng giáo viên cho năm 2022-2023, ông Hồ Tấn Minh cho biết nhu cầu của ngành mầm non là 892 người, tiểu học là 2.355 người, THCS là 1.698 người và THPT là 296 người.
Trong đó, về tuyển dụng cho cấp giáo dục phổ thông sẽ do Sở GD&ĐT TP thực hiện tuyển viên chức, còn các cấp học khác do Phòng GD&ĐT tuyển dụng và hiện đang trong giai đoạn thực hiện.
Tuy nhiên để triển khai cho chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, thì việc tuyển dụng giáo viên cho một số môn học tại TP.HCM gặp nhiều khó khăn. Theo Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP, TP hiện thiếu nhiều giáo viên Tiếng Anh và Tin học.
Ông Hồ Tấn Minh thông tin khi đào tạo nguồn giáo viên này, thông thường giáo viên sẽ lựa chọn đi làm việc bên ngoài nhiều hơn thay vì đi dạy học, dẫn đến thiếu giáo viên, nhất là ở các huyện vùng ven như Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ, Nhà Bè.
Về giải pháp đối với việc thiếu giáo viên Tiếng Anh và Tin học, ông Minh cho hay Sở GD&ĐT đã hướng dẫn các cơ sở giáo dục trong việc liên kết, chia sẻ giáo viên thỉnh giảng, ký hợp đồng ngắn hạn để thực hiện nhiệm vụ.
Sở cũng dành nhiều đợt tuyển dụng viên chức, trong đó nhấn mạnh hai môn học này. Đồng thời đặt hàng giáo viên theo khu vực, chẳng hạn huyện Bình Chánh thiếu giáo viên thì Sở sẽ phối hợp với các trường đào tạo, bồi dưỡng lực lượng này về phục vụ cho huyện Bình Chánh…
Cũng trong chương trình giáo dục phổ thông mới, ông Minh cho biết có nhóm môn nghệ thuật (Âm nhạc và Mỹ thuật). Tuy nhiên, trước đây ở các trường sư phạm lại không mặn mà đào tạo lĩnh vực này, do đó một số giáo viên có chuyên môn nghệ thuật thì lại vướng điều kiện về nghiệp vụ sư phạm.
Hiện Sở GD&ĐT đang phối hợp với Đại học Sư phạm TP, Đại học Sài Gòn và một số trường khác để “đặt hàng” nguồn giáo viên đảm bảo chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho nghệ sĩ, nghệ nhân.
Khắc phục tình trạng thiếu giáo viên ở Bắc Kạn
Năm học mới 2021 - 2022 bắt đầu với niềm vui dành cho các em học sinh và giáo viên ở Bắc Kạn khi được đến trường dạy và học trực tiếp nhờ kiểm soát tốt dịch Covid-19. Tuy nhiên, vấn đề thiếu giáo viên đứng lớp vẫn đang là nỗi lo với giáo dục Bắc Kạn.
Giờ học tại Trường tiểu học ức Xuân, TP Bắc Kạn.
Là trung tâm của tỉnh nhưng đến nay, TP Bắc Kạn vẫn chưa khắc phục được tình trạng thiếu giáo viên. Trưởng phòng Giáo dục và ào tạo TP Bắc Kạn, Cù Thị Huệ cho biết, thành phố đã tuyển 596 giáo viên theo biên chế được giao, nhưng nếu tính theo định mức giáo viên trên số lượng học sinh như quy định thì địa phương thiếu tới 71 giáo viên các bậc học.
iều này gây nhiều khó khăn cho việc bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. ể khắc phục tạm thời, Phòng Giáo dục và ào tạo TP Bắc Kạn đã chỉ đạo các trường rút toàn bộ giáo viên đang làm tổng phụ trách sang dạy học; phân công các giáo viên dạy liên trường.
Tuy bước đầu đáp ứng được việc dạy theo chương trình giáo dục phổ thông mới nhưng lại gây ra những xáo trộn nhất định. "Sang năm, số giáo viên thiếu sẽ còn nhiều hơn vì theo chương trình mới, học sinh lớp 3 đã bắt đầu học môn Tin học mà chúng tôi vẫn chưa biết sẽ khắc phục thế nào", bà Cù Thị Huệ cho biết thêm.
Từ năm 2015 đến nay, số lượng giáo viên, cán bộ quản lý ngành giáo dục tại Bắc Kạn đã tinh giản hơn 460 người. Từ năm 2019 các địa phương của tỉnh Bắc Kạn cũng đã chấm dứt hợp đồng với nhiều giáo viên làm công tác chuyên môn. Việc giao biên chế giáo viên được tính toán theo định mức học sinh mỗi lớp khiến Bắc Kạn "thiệt thòi" vì tỉnh có nhiều trường ở vùng cao, số học sinh mỗi lớp không theo định mức.
Số lớp tăng lên nhưng chỉ tiêu biên chế giáo viên lại không đáp ứng yêu cầu. Năm học 2021 - 2022, toàn tỉnh còn thiếu 405 giáo viên ở các cấp học so với định mức. Trong đó, mầm non thiếu 68, tiểu học thiếu 179, THCS thiếu 134, THPT thiếu 20...
Khắc phục tình trạng nêu trên, Sở Giáo dục và ào tạo tỉnh Bắc Kạn chỉ đạo rà soát, sắp xếp, bố trí, dự kiến giáo viên dạy lớp 2, lớp 6 năm học 2021 - 2022 theo hướng ưu tiên biên chế, tuyển dụng giáo viên cho những môn học mới ở các cấp học; linh hoạt bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên hiện có. Những khối lớp triển khai thực hiện trước thì ưu tiên bảo đảm đủ số lượng giáo viên theo quy định đối với mỗi cấp học. Xây dựng các phương án bố trí giáo viên dạy liên trường, liên cấp; điều chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu. Tỉnh rà soát nhu cầu tuyển dụng giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm học 2021 - 2022 đến năm học 2024 - 2025 của các cấp học để tiếp tục bố trí, bổ sung biên chế, chỉ tiêu tuyển dụng giáo viên; xây dựng phương án đối với giáo viên Tin học, Tiếng Anh, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật). ến nay, các trường tiểu học và THCS trong tỉnh đã lựa chọn được hơn 2.000 giáo viên, chuẩn bị cho việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới trong năm học 2021 - 2022. Trong đó, đội ngũ giáo viên dạy lớp 2 là 852 người; đội ngũ giáo viên dự kiến dạy lớp 6 là 1.187 người.
Tại hội nghị trực tuyến với Bộ Giáo dục và ào tạo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn, Phạm Duy Hưng cho rằng, việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới tại tỉnh Bắc Kạn thực hiện theo đúng lộ trình. Tuy nhiên, khoảng cách giữa các trường và điểm trường xa nhau cho nên phải bố trí nhiều điểm trường để bảo đảm tất cả học sinh được đến lớp. Trường, lớp học còn thiếu; nhiều lớp học được xây dựng từ lâu có diện tích hẹp chỉ bố trí được khoảng từ 20 đến 25 học sinh/lớp...
Số người làm việc trong các cơ sở giáo dục được giao hằng năm không đủ theo định mức quy định; việc thực hiện tinh giản 10% biên chế đã ảnh hưởng đến số lượng biên chế. Vì vậy, tỉnh Bắc Kạn kiến nghị không thực hiện cắt giảm biên chế các đơn vị sự nghiệp giáo dục và giao đủ số biên chế viên chức theo định mức được quy định.
Bộ Giáo dục và ào tạo cũng cần hướng dẫn cụ thể việc thực hiện đặt hàng đào tạo giáo viên theo Nghị định số 116/2020/N-CP, trong đó, nên có sự ràng buộc của sinh viên đã được các địa phương cử đi học, tránh tình trạng thực hiện "đặt hàng" nhưng sinh viên sau khi tốt nghiệp lại tham gia giảng dạy tại địa phương khác.
Sơn La: Cần bổ sung biên chế giáo viên dạy Tiếng Anh và Tin học cho miền núi Hiện nay, một số môn đặc thù ở miền núi vẫn gặp khó bởi tình trạng thiếu giáo viên. Cử tri tỉnh Sơn La luôn mong muốn có đủ biên chế để con em đồng bào dân tộc thiểu số được theo học. Nhiều trường vùng cao ở Sơn La đang trong tình trạng thiếu giáo viên ở các môn đặc thù Trường...