TP.HCM thí điểm tuyển sinh cao đẳng từ HS lớp 9
UBND TP.HCM đã có công văn gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất thí điểm mô hình đào tạo bậc cao đẳng nhưng tuyển sinh từ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, tức học sinh học xong lớp 9, với thời gian đào tạo 5 năm, nên gọi tắt là mô hình “9 5″, từ năm học 2014 – 2015 tại thành phố.
Theo UBND thành phố, mỗi năm TP.HCM có khoảng trên 70.000 học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở. Một bộ phận học sinh trong số này không đủ khả năng tiếp tục học trung học phổ thông (học lên cấp 3). Tuy nhiên, khuynh hướng gia đình, phụ huynh vẫn muốn con em mình tiếp tục học trung học phổ thông để sau đó tiếp tục học lên cao đẳng, đại học.
Tâm lý đó khiến phụ huynh ít quan tâm cho con em vào học các trường chuyên nghiệp, dạy nghề sau khi học xong lớp 9, gây sự lãng phí rất lớn cho xã hội.
Trong khi đó, chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo là phân luồng học sinh từ trung học cơ sở để hướng nghiệp và thực hiện đào tạo liên thông giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.
Với các lý do đã nêu, UBND TP.HCM sẽ triển khai mô hình đào tạo “9 5″ với 3 giai đoạn. Thời gian đào tạo giai đoạn 1 là 2 năm. Học sinh vừa học văn hóa theo chương trình dành cho học sinh Trung cấp chuyên nghiệp (hệ tốt nghiệp trung học cơ sở) vừa học một số kỹ năng nghề nghiệp trình độ sơ cấp nghề.
Video đang HOT
Thời gian đào tạo của giai đoạn 2 là 1 năm. Học sinh tiếp tục học văn hóa để hoàn tất theo chương trình quy định và học các môn học, kỹ năng trình độ Trung cấp chuyên nghiệp. Những học sinh có nguyện vọng muốn thi lấy bằng Trung học phổ thông hoặc Bổ túc trung học có thể học bổ túc thêm các môn văn hóa để tham gia kỳ thi tốt nghiệp theo quy định.
Giai đoạn 3 có thời gian đào tạo 2 năm. Học sinh hoàn chỉnh kiến thức và kỹ năng bậc cao đẳng.
Theo thông báo của UBND thành phố, đã có các trường tham gia đào tạo thí điểm theo mô hình này như Trường Đại học Nguyễn Tất Thành với ngành Công nghệ May thời trang và Kế toán, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM với ngành Công nghệ thực phẩm và Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử, Trường Cao đẳng Viễn Đông với ngành Tin học ứng dụng, Kế toán và Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí.
Theo TTVN
ĐHQGHN sẽ có thêm gần 50 ngành đào tạo thí điểm
Theo công bố quy hoạch ngành, chuyên ngành đào tạo của ĐHQGHN, đến năm 2020 danh mục các ngành, chuyên ngành đào tạo thí điểm của trường này sẽ có thêm 9 ngành đào tạo đại học, 32 chuyên ngành thạc sỹ và 16 chuyên ngành đào tạo tiến sỹ.
Theo GS.TSKH Nguyễn Đình Đức - Trưởng ban Đào tạo của ĐHQGHN - từ năm 1993 đến nay, ĐHQGHN đã mở đào tạo 25 ngành, chuyên ngành đào tạo thí điểm, trong đó có 4 chương trình đại học, 18 chương trình thạc sỹ và 3 chương trình tiến sỹ.
Trong số đó có 3 chương trình bậc đại học là Hóa dược, Kinh tế phát triển, Luật Kinh doanh; 2 chương trình thạc sỹ (Ngôn ngữ Nhật bản, Đo lường và đánh giá trong giáo dục) và 1 chương trình tiến sỹ (Đo lường và đánh giá trong giáo dục) đã được đưa bổ dung vào danh mục các ngành, chuyên ngành đào tạo của Nhà nước.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức khẳng định: Một số ngành, chuyên ngành đào tạo thí điểm đã có kết quả và chất lượng đào tạo tốt, ổn định.
ĐHQGHN đã có văn bản đề nghị và chắc chắn Bộ GD&ĐT sẽ xem xét đưa một số ngành, chuyên ngành thí điểm của ĐHQGHN vào danh mục đào tạo của Nhà nước.
Các chương trình đào tạo thí điểm là các chương trình đào tạo chưa có trong danh mục đào tạo của Nhà nước.
Theo Nghị định và Quy chế tổ chức hoạt động của ĐHQG, Giám đốc 2 ĐHQG được quyền mở ngành (bậc đào tạo đại học) và chuyên ngành (bậc đào tạo sau đại học) thí điểm.
Hiện nay giám đốc các đại học vùng và hiệu trưởng một số đại học trọng điểm cũng đã được Bộ GD&ĐT cho phép quyết định mở các chuyên ngành thí điểm ở bậc sau đại học.
Theo GDTĐ
công nghệ thực phẩm, công an, Marketing, dự thi Trường ĐH Giao thông Vận tải TP HCM vừa công bố quy định về tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển vào trường. Theo đó, đối tượng tuyển thẳng là Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến, Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sỹ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp trung học. Người...