TPHCM: Tập huấn giáo viên triển khai SGK mới trong tháng 7-2021
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM Nguyễn Văn Hiếu vừa đề nghị các phòng GD-ĐT ở 21 quận, huyện và TP Thủ Đức, các cơ sở giáo dục tiểu học phân tích kết quả khảo sát lớp 3 hai môn Toán và tiếng Việt cũng như kết quả kiểm tra giữa học kỳ II lớp 4, 5 ở các trường tiểu học.
Đại diện Sở GD-ĐT TPHCM chỉ đạo các cơ sở giáo dục tuyệt đối không để xảy ra trường hợp học sinh không nắm vững kiến thức, đồng thời có giải pháp cụ thể đối với từng nhóm đối tượng.
Theo Sở GD-ĐT TPHCM, kết quả khảo sát là cơ sở quan trọng để hoạch định kế hoạch về chuyên môn của giáo dục tiểu học với nhiệm vụ trọng tâm là đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
Một giờ lên lớp của giáo viên Trường Tiểu học Phong Phú 2 (huyện Bình Chánh)
Sở GD-ĐT TPHCM yêu cầu các nhà trường không dựa vào kết quả học tập của học sinh để đánh giá giáo viên mà cần có các biện pháp cụ thể để khuyến khích giáo viên đổi mới và sáng tạo trong hoạt động dạy và học.
Đến nay, công tác lựa chọn SGK tại TPHCM đã được triển khai minh bạch, khách quan, đúng quy trình, quy định. Các đơn vị tham gia một cách dân chủ theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ GD-ĐT.
Video đang HOT
Căn cứ quyết định danh mục SGK do UBND TPHCM phê duyệt, Phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD-ĐT TPHCM) sẽ phối hợp với các nhà xuất bản có SGK được lựa chọn xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn trong tháng 7-2021 đúng và đủ đối tượng theo quy định.
Mỗi cơ sở giáo dục tiểu học thực hiện việc trang bị tất cả các bộ SGK đã được Bộ GD-ĐT phê duyệt (tối thiểu 10 quyển/mỗi đầu sách) để giáo viên và học sinh tham khảo trong quá trình dạy và học.
Các đơn vị rà soát nội dung trong kế hoạch giáo dục, kế hoạch nhà trường năm học 2020-2021, rà soát các điều kiện, phương án để đảm bảo tuyệt đối an toàn trường học.
Cha mẹ chú ý trau dồi 2 khả năng này, cuộc đời trẻ sẽ khác rất nhiều
Đây là 2 khả năng rất cần thiết đối với mỗi người và cần được cha mẹ trau dồi cho con mình ngay từ nhỏ.
Có một thực tế mà nhiều người phải công nhận rằng, điểm số cao không quyết định tất cả. Nhiều học sinh, sinh viên tuy có thành tích tốt ở trường, nhưng khi đi xin việc lại thất bại liên tục. Một trong những lý do phổ biến nhất là khả năng thích ứng với xã hội không cao và tư duy của họ cũng khác biệt.
Để tránh trường hợp như thế này xảy ra với con mình, cha mẹ cần giáo dục trẻ ngay từ đó một số tính cách và khả năng.
Chuyên gia giáo dục Trung Quốc, bà Lý Mỹ Kim từng nói: "Trẻ em khi còn nhỏ nên được đào tạo kỹ năng suy nghĩ và tư duy, thay vì trở thành những cỗ máy chỉ biết học thuộc mọi thứ".
Ngay từ nhỏ trẻ cần được cha mẹ rèn luyện khả năng suy nghĩ. (Ảnh minh hoạ)
Chìa khóa cho sự thành công trong tương lai của một người không phải là điểm số tốt, mà là phẩm chất và năng lực tổng thể. Sau này khi bước vào xã hội, những đứa trẻ dễ dàng bị đào thải nhất là người không sở hữu 2 khả năng sau:
Khả năng suy nghĩ
Khả năng tư duy có nghĩa là một người cần phải xem xét một hoặc nhiều vấn đề từ những khía cạnh và sử dụng các cách khác nhau để xử lý. Nếu có sự cố, sự việc sẽ được xử lý theo cách khác với cách thông thường. Về cơ bản, những đứa trẻ có khả năng suy nghĩ sẽ rất tích cực trong tư duy và suy nghĩ những câu hỏi đa dạng hơn.
Ngược lại, trẻ không có năng lực tư duy chỉ biết học thuộc lòng mọi thứ mà không biết vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Một đứa trẻ như vậy sẽ không giỏi phán đoán sự việc, điều này không tốt cho sự phát triển của chúng trong tương lai.
Vì vậy, trong thực tế cuộc sống, khi cha mẹ giáo dục con cái, không chỉ quan tâm đến kết quả học tập của trẻ mà còn cả khả năng tư duy của chúng và tìm ra phương pháp rèn luyện tương ứng.
Ví dụ, cha mẹ có thể mua một cuốn sách tranh để rèn luyện cho trẻ từ 3 đến 7 tuổi tư duy logic. Giai đoạn này là giai đoạn phát triển trí não quan trọng của trẻ, việc rèn luyện tư duy logic cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ có thể giúp não bộ của trẻ phát triển tốt hơn.
Khả năng đương đầu với khó khăn
Những đứa trẻ có khả năng đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống sau cùng sẽ có một cuộc sống rất tốt đẹp.
Drew Gilpin, nữ hiệu trưởng duy nhất trong lịch sử Harvard, đã nói trong bài phát biểu của mình: "Tìm hiểu thế giới là môn học bắt buộc đối với tất cả trẻ em".
Vì vậy, trẻ đang trong giai đoạn phát triển nhanh cần phải biết nhìn nhận mọi thứ nhiều hơn. Cha mẹ đừng lúc nào cũng muốn con mình trong nhà, việc tiếp xúc với thiên nhiên, trải nghiệm những lối sống khác nhau và ngắm nhìn khung cảnh ở nhiều nơi rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Bằng cách này, khả năng đương đầu với nghịch cảnh của trẻ sẽ cải thiện đáng kể, chúng sẽ dễ dàng thích nghi và hòa nhập với xã hội sau này.
Trí thông minh của mỗi đứa trẻ khác nhau nên khả năng tiếp nhận cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, có một số phương pháp giáo dục đúng đắn nên được áp dụng cho trẻ ngay từ nhỏ. Với 2 khả năng trên, nó sẽ giúp trẻ thích nghi tốt với xã hội và có lợi cho trẻ trong suốt cuộc đời.
Quy chế đào tạo trình độ đại học: Vẹn cả đôi đường Quy chế đào tạo trình độ đại học không chỉ tạo điều kiện cho các trường phát huy quyền tự chủ, mà còn hướng đến quyền lợi của sinh viên, tháo gỡ nhiều "nút thắt" cho các cơ sở đào tạo cũng như người học. Quy chế đào tạo quy định về dạy - học trực tuyến. Ảnh: TG Gỡ vướng cho các...