TPHCM tạo điều kiện cho học sinh chuyển trường
Học sinh trong độ tuổi tiểu học ở nước ngoài về Việt Nam, con em người nước ngoài làm việc, sinh sống tại Việt Nam đều được học ở trường tiểu học tại nơi cư trú hoặc trường tiểu học ngoài nơi cư trú nếu trường tiểu học đó có khả năng tiếp nhận.
Đó là một trong những nội dung của văn bản hướng dẫn các trường phổ thông có nhiều cấp học về việc tiếp nhận học sinh (HS) và giới thiệu học sinh chuyển trường cấp tiểu học của Sở GD-ĐT TPHCM ra ngày 1/8/2012.
Đối với việc tiếp nhận HS chuyển đến, phải có cha mẹ hoặc người đỡ đầu HS có đơn đề nghị chuyển đến trường. Hiệu trưởng xem xét và nếu nhà trường còn tiếp nhận HS thì làm biên nhận đồng ý tiếp nhận để giới thiệu về trường của HS rút hồ sơ. Biên nhận này cần có đầy đủ các nội dung như các loại hồ sơ cần nộp cho nhà trường (học bạ, giấy khai sinh, bản sau hộ khẩu hoặc tạm trú, sổ liên lạc không yêu cầu phải xác nhận của Phòng GD-ĐT) cũng như thời gian cụ thể nộp hồ sơ.
Mọi HS đều được tạo điều kiện để chuyển trường.
Với HS từ nước ngoài về Việt Nam hay con em người nước ngoài làm việc, sinh sống tại Việt Nam muốn nhập học ở trường tiểu học đều phải có cha me hoặc người đỡ đầu có đơn đề nghị với nhà trường. Kèm theo đó là học bạ hoặc phiếu kết quả học tập của trường đang học bằng bản chính và bản dịch (do trung tâm dịch thuật xác nhận). Hiệu trưởng trường tiểu học tổ chức khảo sát trình độ học sinh 2 môn Tiếng Việt và Toán để xếp lớp phù hợp cho các em.
Với HS lang thang cơ nhỡ, HS có hoàn cảnh khó khăn, có điều kiện muốn chuyển sang lớp chính qu, hiệu trưởng trường tiểu học khảo sát để xếp lớp phù hợp cho các em.
Video đang HOT
Còn về phía giới thiệu chuyển đi trường khác, hiệu trưởng tạo mọi thuận lợi, dễ dàng khi cha mẹ HS xin rút hồ sơ.
Công văn này cũng lưu ý, HS tiểu học thường sống chung với cha mẹ. Do công việc làm ăn, cha mẹ phải chuyển nơi cư trú (trong thành phố hoặc từ các tỉnh, nước ngoài về thành phố) và không thể theo thời gian năm học. Hiệu trưởng trường tiểu học cần phải hướng dẫn tận tình, chu đáo, tạo các điều kiện thuận lợi nhất để tiếp nhận HS, giúp cha mẹ ổn định và yên tâm công tác, làm ăn sinh sống – tạo nét đẹp văn minh của trường tiểu học.
Hoài Nam
Theo dân trí
Lo 'níu chân' thí sinh trúng tuyển
Chưa có điểm thi, điểm sàn, nhưng theo dự báo của các trường đại học, công tác tuyển sinh năm nay sẽ có nhiều khó khăn. Nhiều trường tính đủ cách lo giữ chân thí sinh trúng tuyển nhập học.
Tăng trúng tuyển ảo
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, kỳ tuyển sinh năm 2012 có nhiều đổi mới, trong đó kéo dài thời gian xét tuyển đến ngày 30-11 và không hạn chế số lần tuyển của các trường đại học.
Các trường đại học được trao quyền tự chủ trong công tác tuyển sinh, như có thể hạ điểm chuẩn nhằm tạo thêm cơ hội học tập cho thí sinh tốp dưới và cơ hội tuyển sinh cho các trường khó tuyển.
Thay vì được cấp phiếu nguyện vọng để đăng ký xét tuyển như các kỳ tuyển sinh trước, năm nay, thí sinh được nhận 2 giấy chứng nhận kết quả thi có dấu đỏ. Đặc biệt, thí sinh có thể nộp bản sao giấy chứng nhận kết quả thi để dự tuyển vào bất kỳ trường nào, đến khi trúng tuyển mới phải nộp bản chính có dấu đỏ của các trường...
GS.TS Nguyễn Tấn Quý, Hiệu trưởng ĐH Kiến trúc Đà Nẵng, nhận định: Quy định này tạo điều kiện cho các trường mở rộng công tác tuyển sinh, tăng nguồn tuyển và thời gian xét tuyển cho cả phía trường và bên phía thí sinh.
Tuy nhiên, các trường khó xác định thí sinh trúng tuyển có nhập học hay không. Thí sinh có thể nộp cả chục bộ hồ sơ xét tuyển vào các trường, nhưng chắc chắn chỉ chọn 1 trường theo học. Do đó, số lượng thí sinh trúng tuyển ảo sẽ rất lớn.
Điều này kéo theo hệ lụy: các trường phải xét tuyển nhiều lần, thay đổi thời gian học tập trung, và có thể kéo dài khóa đào tạo sang các tháng hè của năm học.
PGS.TS Trần Văn Nam, Giám đốc ĐH Đà Nẵng, cho hay, số lượng thí sinh đăng ký dự thi trên 58.000, trong khi các trường ĐH thành viên chỉ xét tuyển 11.000 chỉ tiêu (bậc ĐH, CĐ), nên nguồn tuyển không đáng lo. Riêng một số ngành xã hội có thể phải xét tuyển thêm do thí sinh dự thi hạn che.
Cấp học bổng
Với 2.000 chỉ tiêu tuyển sinh năm 2012, ĐH Kiến trúc Đà Nẵng triển khai nhiều biện pháp thu hút thí sinh trúng tuyển. Theo GS.TS Nguyễn Tấn Quý, thay vì chỉ gọi tập trung 2 đợt vào đầu năm học như trước đây, năm nay, nhà trường dự kiến tổ chức 3 đợt xét tuyển vào tháng 9, 10 và 11, cùng với đó là 3 lần gọi thí sinh tập trung để nhập học.
"Mỗi lần gọi tập trung, chúng tôi sẽ lọc thí sinh trúng tuyển ảo. Nếu lần 1 thiếu chỉ tiêu sẽ gọi lần 2, và đến lần 3 sẽ đảm bảo tổng con số chỉ tiêu đào tạo này", ông Quý nói.
Tại các trường ĐH Duy Tân, ĐH Đông Á (Đà Nẵng)..., bên cạnh tăng số lần gọi thí sinh trúng tuyển, các trường dùng nhiều chính sách học bổng, hỗ trợ sinh viên để thu hút thí sinh trúng tuyển tham gia nhập học.
Theo Hội đồng tuyển sinh ĐH Duy Tân Đà Nẵng, năm nay, trường dành 800 suất học bổng với tổng giá trị hơn 2 tỷ đồng cho các thí sinh đăng ký vào trường, có điểm vào trường cao hơn điểm sàn của Bộ GD&ĐT, hoặc tham gia các chương trình tiên tiến và quốc tế.
Đặc biệt, với những ngành dự báo hiếm nguồn tuyển, ĐH Duy Tân Đà Nẵng cấp học bổng tương đương 50% học phí liên tục trong 4 năm, cho thí sinh theo học các chuyên ngành Văn - Báo chí, Quan hệ Quốc tế và Văn hóa Du lịch. Nhưng chỉ giới hạn cho 150 thí sinh đăng ký đầu tiên.
Một số trường ĐH tính cả chuyện thu tiền tạm ứng học phí trước để giữ chân thí sinh trúng tuyển.
Theo tiền phong
Tâm sự nhân tài bị cắt học bổng vì dừng đề án 322 Thủ khoa đạt 3 điểm 10 duy nhất năm 2010 đã đặt cọc tiền ở trường Clark University, nhận giấy mời nhập học, mọi thủ tục đã xong, chỉ đợi tiền học bổng từ nhà nước thì nhận được tin dừng đề án 322. Sau buổi làm việc ngày 21/5 giữa các học viên và Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài...