TPHCM tăng thời gian cấm xe tải nhẹ vào nội đô nhằm giảm kẹt xe
Từ 1.8, TPHCM sẽ tăng thời gian cấm xe tải lưu thông vào nội đô giờ cao điểm nhằm giảm kẹt xe.
TPHCM tăng thời gian cấm xe tải nhẹ vào nội đô vào giờ cao điểm nhằm giảm kẹt xe. Ảnh: M.Q
UBND TPHCM vừa ban hành quy định mới về hạn chế và cấp phép cho ôtô chở hàng, ôtô tải lưu thông trong khu vực nội đô thành phố, áp dụng từ 1.8.2018.
Theo đó, giới hạn khu vực nội đô TPHCM được xác định cụ thể là hướng bắc và hướng tây: QL1 (đoạn từ nút giao QL1 – xa lộ Hà Nội đến nút giao QL1 – đường Nguyễn Văn Linh); hướng đông: xa lộ Hà Nội (đoạn từ nút giao QL1 – xa lộ Hà Nội đến nút giao thông Cát Lái) – đường Mai Chí Thọ – Đồng Văn Cống (đến đường Võ Chí Công); hướng nam: đường Võ Chí Công (từ đường Đồng Văn Cống đến cầu Phú Mỹ) – cầu Phú Mỹ – đường trên cao (đoạn từ cầu Phú Mỹ đến nút giao khu A Nam Sài Gòn) – đường Nguyễn Văn Linh (đoạn từ nút giao khu A Nam Sài Gòn đến QL1).
Bản đồ khu vực nội đô và các đường hành lang TP.HCM. Ảnh: Sở GTVT TP.HCM.
Video đang HOT
Trên các tuyến vành đai giới hạn trên, xe tải được lưu thông không hạn chế thời gian. Khu vực nội đô, xe tải nhẹ (dưới 2,5 tấn) thời gian cấm bị nới rộng ra từ 6h – 9h và từ 16h – 20h hằng ngày (trước đây cấm từ 6h – 8h và 16h-20h).
Đối với xe tải nặng (trên 2,5 tấn), khung giờ cấm được rút ngắn từ 6h – 22h hằng ngày (trước đây từ 6h – 24h).
Ngoài ra, từ 1.8, cũng bãi bỏ hàng loạt giấy tờ khi làm hồ sơ cấp phép cho các loại xe đi vào giờ cấm (do Sở GTVT TPHCM cấp). Cụ thể, sẽ bỏ giấy CMND, giấy ủy quyền, giấy chứng nhận đăng kiểm, giấy đăng ký kinh doanh. Riêng với xe quá tải, quá khổ, siêu trường, siêu trọng, xe đi vào đường cấm… thì không bỏ các loại giấy tờ này.
Đồng thời, để tăng hiệu quả về mặt quản lý, các phương tiện được cấp phép phải gắn hộp đen giám sát hành trình. Theo đó, các xe được cấp phép phải truyền dữ liệu liên tục, ổn định về Sở GTVT TPHCM nhằm kiểm soát sự tuân thủ giấy phép (về thời gian, lộ trình lưu thông…) của phương tiện được cấp phép.
Theo Laodong
TP.HCM: Cả năm xóa được... 4 điểm nóng kẹt xe
Mặc dù các cơ quan chức năng nỗ lực kéo giảm ùn tắc giao thông tại các điểm nóng nhưng đến thời điểm gần Tết nhu cầu buôn bán, đi lại của người dân tăng cao khiến nguy cơ kẹt xe càng xảy ra nặng hơn.
Ngay từ đầu năm 2017, Sở GTVT TP.HCM phối hợp công an thành phố và các đơn vị có liên quan đã lên kế hoạch xử lý, kiểm soát đối với 37 điểm có nguy cơ kẹt xe trên địa bàn thành phố. Trong đó, có 3 khu vực chính là Cát Lái, sân bay Tân Sơn Nhất và khu vực trung tâm. Thống kê mới nhất từ Sở GTVT TP.HCM cho thấy, sau gần 1 năm thực hiện các điểm nóng về ùn tắc giao thông, tình trạng này đã được cải thiện nhiều. Các cơ quan chức năng thống nhất xóa 4 điểm khỏi danh sách (xa lộ Hà Nội - Thảo Điền - Quốc Hương; đường Lã Xuân Oai; đường Quang Trung; khu vực chợ Hóc Môn; khu vực cầu Ông Thìn). Trong số 33 điểm còn lại có 21 điểm có tình hình chuyển biến tốt.
Nhiều tuyến đường ùn tắc giao thông dịp cuối năm.
Tuy nhiên theo ghi nhận của PV, trên thực tế, tình hình ùn tắc giao thông tại thành phố vẫn thường xuyên diễn ra ở nhiều nơi. Nhất là thời điểm gần Tết Nguyên đán khi nhu cầu đi lại, buôn bán của người dân tăng càng khiến tình hình kẹt xe phức tạp hơn.
Điển hình, tại xa lộ Hà Nội (đoạn từ Cát Lái đến trạm thu phí xa lộ Hà Nội), những ngày cuối tháng 12 này, đã xảy ra nhiều vụ ùn tắc kéo dài. Riêng ngày 28.12, các phương tiện ùn tắc kéo dài đến 4 tiếng đồng hồ.
"Gần đây, đường này hay kẹt xe lắm, nhất là vào giờ cao điểm buổi sáng. Có tuần xảy ra kẹt xe đến 3-4 lần nên tôi rất ngại đi vào giờ cao điểm", anh Nguyễn Văn Cường (ngụ phường Tăng Nhơn Phú, quận 9) cho biết.
Còn tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, dù các dự án giải cứu gần như sắp hoàn thiện nhưng tình trạng kẹt xe vẫn chưa giảm. Người dân trong khu vực cho biết, thời gian gần đây, đường Phạm Văn Đồng không chỉ ở khu vực nút giao Nguyễn Thái Sơn mà còn lan ra khu vực nút giao với đường Lê Quang Định, Phan Văn Trị. Mới đây, dù các cơ quan chức năng đã phá dải phân cách giữa đường, thay bằng hàng rào sắt để tăng thêm diện tích mặt đường nhưng tình hình ùn tắc tại các điểm trên vẫn chưa cải thiện, nhất là vào giờ cao điểm.
Kẹt xe tại giao lộ Phạm Văn Đồng - Phan Văn Trị.
Tương tự, tình trạng kẹt xe cũng thường xuyên xảy ra trên các tuyến đường có hoạt động buôn bán, kinh doanh nhộn nhịp như Quang Trung, Xô Viết Nghệ Tĩnh, 3 tháng 2, Cách Mạng Tháng 8, Cộng Hòa,... Trong những ngày gần Tết Nguyên đán, hoạt động kinh doanh buôn bán trên các tuyến đường nhộn nhịp hơn nhưng tình hình ùn tắc cũng ảnh hưởng không nhỏ đến làm ăn của người dân.
Anh Tú (bán giày dép trên đường Quang Trung, quận Gò Vấp) cho biết, xe cộ lưu thông trên đường này đông, vào chiều tối hay ùn tắc nên buôn bán khó. "Có nhiều lúc, xe máy còn leo cả lên vỉa hè để đi, xe cộ trên đường nối đuôi nhau nhúc nhích. Như vậy còn chỗ đâu buôn bán nữa...", anh này nói.
Liên quan đến điều này, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM Bùi Xuân Cường nhìn nhận, tình hình ùn tắc giao thông tại thành phố diễn biến phức tạp, tình trạng kẹt xe xảy ra vào giờ cao điểm trên nhiều tuyến đường hướng tâm của thành phố. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: ảnh hưởng của các công trình cải tạo hạ tầng giao thông, thoát nước đang thi công; mật độ người, phương tiện lưu thông tập trung đông vào giờ cao điểm; diện tích mặt đường hẹp...
Để đảm bảo giao thông dịp cuối năm, sở đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc kiểm tra, duy tu sửa chữa hệ thống cầu đường bộ, vệ sinh môi trường lòng lề đường, vỉa hè và khu vực quanh công trình. Các đơn vị sẽ điều tiết, phân luồng giao thông tại các khu vực như: sân bay Tân Sơn Nhất, đường sắt Sài Gòn, các bến xe liên tỉnh,... Riêng các tuyến đường BOT, sở yêu cầu chủ đầu tư tuần tra nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phải xả trạm thu phí để đảm bảo giao thông thông suốt khi xảy ra kẹt xe.
Mới đây, Sở GTVT thành phố đã có văn bản cho biết không đồng ý sử dụng lòng đường, vỉa hè để tổ chức sự kiện văn hóa nghệ thuật tại khu vực Công trường Quốc tế - Hồ Con Rùa, quận 3 (theo đề xuất của UBND quận 3). Ngoài ra, Sở GTVT kiến nghị, UBND TP.HCM chỉ đạo 24 quận huyện không được cho phép sử dụng lòng đường, vỉa hè để tổ chức các hoạt động ngoài mục đích phục vụ giao thông trong thời điểm cuối năm.
Theo Danviet
TP HCM lập tổ phản ứng nhanh giải cứu kẹt xe tại Tân Sơn Nhất Tổ xử lý va chạm giao thông, giải tỏa hiện trường trong vòng 5 phút để tránh gây ùn tắc quanh sân bay Tân Sơn Nhất và cảng Cát Lái. Chiều 15/8, làm việc với các sở ngành, Phó chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến đã đồng ý cho lập hai tổ phản ứng nhanh để xử lý các vụ tai...