TPHCM: Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế trong năm học mới
Sáng 25/8, UBND TPHCM tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2021 – 2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022 – 2023. Trong năm học mới, TPHCM sẽ tăng cường hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo.
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên (bìa phải) trao bằng khen cho đại diện tập thể đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc năm học 2021-2022.
Đến dự hội nghị có Ủy viên Bộ chính trị – Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên; Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi; Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Lệ cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành TPHCM. Phía Bộ GD&ĐT có Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc.
Tại buổi lễ, UBND TPHCM đã tuyên dương 125 đơn vị được công nhận đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc năm học 2021-2022.
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để phát triển giáo dục
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên cho biết, hiện nay cả nước nói chung và TPHCM nói riêng đang trong tiến trình thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, trong đó tính trung thực cần được đề cao.Đổi mới trước hết cần đổi mới về tư duy, phương pháp tiếp cận, dũng cảm thay đổi chính mình từ đội ngũ cán bộ quản lý đến thầy cô giáo. Ngành giáo dục cần quan tâm một số vấn đề như đổi mới bắt đầu từ đâu, theo hướng nào để thực hiện một cách trung thực…Đồng thời, Bí thư Thành ủy TPHCM đề nghị Sở GD&ĐT cần đặc biệt chăm lo cho đội ngũ giáo viên, đảm bảo sự văn minh trong môi trường học tập.
Báo cáo tổng kết tại hội nghị, Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM Nguyễn Văn Hiếu cho rằng, ngành GD&ĐT TPHCM đã vượt qua năm học 2021-2022 rất đặc biệt, nhiều khó khăn, thử thách để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học.
Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM Nguyễn Văn Hiếu báo cáo tại Hội nghị.
Đồng thời, TPHCM đã triển khai và kiên trì thực hiện Kế hoạch cùng các văn bản hướng dẫn nhằm đảm bảo học sinh toàn thành phố được trở lại học tập trực tiếp tại trường học, đồng thời đảm bảo an toàn về phòng chống dịch tại cơ sở giáo dục.
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi và Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM Lê Hoài Nam trao bằng khen cho đại diện tập thể đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc năm học 2021-2022.
Các cơ sở giáo dục thực hiện tốt công tác xã hội hóa trong dạy học Tiếng Anh, Tin học… từng bước được chuẩn hóa để tổ chức dạy học môn Tin học, Tiếng Anh theo chương trình GDPT 2018 là môn học bắt buộc, trong đó thực hiện các giải pháp phù hợp đảm bảo học sinh ở tất cả các trường đều được học môn Tin học và Tiếng Anh.
Video đang HOT
Đại biểu tham dự hội nghị.
Về thực hiện phương hướng, nhiệm vụ năm học 2022-2023, Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM Nguyễn Văn Hiếu thông tin, ngành GD&ĐT TPHCM tập trung thực hiện 14 nhiệm vụ. Trong đó, tiếp tục nâng cao hiệu quả cải cách hành chính, công tác quản lý nhà nước, đẩy mạnh phân cấp phân quyền, tăng cường tự chủ gắn với tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục; Tiếp tục thực hiện kế hoạch tổng thể của ngành giáo dục thích ứng với tình hình dịch COVID-19 bảo đảm dạy học an toàn, chất lượng; Nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non; Triển khai chương trình GDPT 2018 đối với lớp 3,lớp 7, lớp 10.
Đồng thời, tiếp tục tăng cường xã hội hóa, thu hút các nguồn lực đầu tư giáo dục. Rà soát hệ thống các văn bản, chính sách về xã hội hóa đã ban hành của UBND TP, hệ thống hóa các quy định về huy động các nguồn lực xã hội cho giáo dục theo từng lĩnh vực và nhóm vấn đề cụ thể, phát hiện những quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn và còn thiếu; tham mưu đề xuất hướng chỉnh sửa, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ cho phù hợp; kịp thời cập nhật những chủ trương, định hướng mới về xã hội hóa và có liên quan.
“TP sẽ tăng cường và mở rộng hợp tác với các đối tác quốc tế, đồng thời, tiếp tục củng cố, duy trì hợp tác quốc tế với các tổ chức ngoại giao, đơn vị giáo dục quốc tế có uy tín trên cơ sở phát huy tối đa năng lực của ngành GD&ĐT. Bên cạnh đó, ngành GD&ĐT sẽ chủ động tìm kiếm các đối tác tiềm năng, có khả năng hỗ trợ về tiềm lực, tư vấn hướng phát triển hợp tác trong xây dựng các chương trình giáo dục, hợp tác quốc tế, đặc biệt là xây dựng thành công đề án phát triển GD&ĐT thành phố đến năm 2030 tầm nhìn 2045…” – Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM Nguyễn Văn Hiếu nêu.
Lưu ý phát triển mạng lưới trường mầm non ở khu công nghiệp, khu chế xuất
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc chúc mừng những thành quả tốt đẹp mà ngành GD&ĐT TPHCM đã đạt được để hoàn thành nhiệm vụ năm học trong bối cảnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại hội nghị.
“Một trong các điểm nổi bật là TP đã tích cực chủ động trong đổi mới dạy học ngoại ngữ, chủ động trong việc phát triển loại hình tăng cường tiếng Anh và đưa việc dạy học Toán và khoa học bằng tiếng Anh vào thực hiện từ nhiều năm qua. Thành tích 6 năm liền dẫn đầu cả nước về môn tiếng Anh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT với số điểm bình quân khá cao so với bình quân chung của cả nước đã phần nào minh chứng hiệu quả việc dạy tiếng Anh của Thành phố, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng được đẩy mạnh…” – Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc chia sẻ.
Đồng thời, trong năm học 2022-2023, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc lưu ý ngành GD&ĐT TPHCM cần quán triệt thực hiện tốt Chỉ thị của ngành, trong đó cần tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm: Kiên trì đảm bảo các mục tiêu chất lượng đã đề ra. Tiếp tục kiên trì thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và triển khai thí điểm Chương trình Giáo dục mầm non mới.
Bên cạnh đó, TP cần chú trọng việc phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non, đảm bảo đủ trường lớp, nhất là ở nơi có khu công nghiệp, khu chế xuất. Củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, đẩy mạnh thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo. Tăng cường quản lý, hỗ trợ nâng cao chất lượng nhóm, lớp độc lập tư thục.
Triển khai Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 3, lớp 7, lớp 10. Cùng với đó, TP tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước về GD&ĐT theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền có hiệu quả. Đổi mới quản trị nhà trường theo hướng tinh gọn, hiện đại, minh bạch; tăng cường thực hiện dân chủ cơ sở, phát huy vai trò và tiếng nói của đội ngũ nhà giáo trong các nhà trường.
“Tăng cường chuyển đổi số và ứng dụng CNTT trong GD&ĐT. Đồng thời, chủ động thông tin, truyền thông về các chủ trương, chính sách mới của ngành và việc triển khai thực hiện; tăng cường phối hợp, xử lý hiệu quả các vấn đề về truyền thông, nhất là các vấn đề xã hội quan tâm, bức xúc…” – Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc lưu ý.
UBND TPHCM tặng bằng khen 'Tập thể lao động xuất sắc' cho 125 đơn vị trường học
Sáng 25-8, Sở GD-ĐT TPHCM đã tổ chức Hội nghị Tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023.
Đến tham dự có các đồng chí: PGS.TS Nguyễn Văn Phúc, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT; Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Thành ủy TPHCM, Chủ tịch UBND TPHCM; Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TPHCM và Dương Anh Đức, Thành ủy viên, Phó chủ tịch UBND TPHCM.
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VIỆT DŨNG
Hội nghị có sự tham gia của 22 điểm cầu trực tuyến tại TP Thủ Đức và 21 quận, huyện với sự tham dự của lãnh đạo UBND quận, huyện, phòng GD-ĐT, hiệu trưởng các trường mầm non, tiểu học, THCS, trung tâm giáo dục thường xuyên - giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố.
Tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM Lê Hoài Nam cho biết, về tình hình cơ sở vật chất trường lớp, nhiều địa phương đang gặp khó khăn về áp lực tăng dân số cơ học, mật độ dân số cao, số trường và số phòng học chưa đủ đáp ứng triển khai dạy học 2 buổi/ngày cho tất cả học sinh, việc xây dựng trường chuẩn quốc gia gặp nhiều khó khăn, nhất là khi triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018.
Trao tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc cho các trường. Ảnh: VIỆT DŨNG
Bên cạnh đó, nhiều đơn vị gặp khó khăn về trang thiết bị, đồ dùng dạy học đáp ứng yêu cầu CT GDPT 2018, ảnh hưởng việc nâng cao chất lượng giáo dục. Quá trình xây dựng các trường ngoài công lập nhằm thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục gặp nhiều khó khăn do các địa phương thiếu quỹ đất, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất còn nhiều vướng mắc.
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên trao tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc cho các trường. Ảnh: VIỆT DŨNG
Về đội ngũ, công tác tuyển dụng giáo viên đã có nhiều đổi mới theo hướng phân cấp mạnh mẽ cho cơ sở. Hiện nay, thành phố đã có nhiều chính sách đặc thù nhằm hỗ trợ, chăm lo đời sống cho giáo viên, nhân viên ngành giáo dục.
Chủ tịch UBNDTPHCM Phan Văn Mãi trao tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc cho các trường. Ảnh: VIỆT DŨNG
Tuy nhiên, công tác tuyển dụng giáo viên trong năm học 2021-2022 thực hiện chậm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên, nhất là giáo viên các bộ môn tiếng Anh, tin học, công nghệ, âm nhạc, mỹ thuật, tỷ lệ giáo viên/lớp chưa đủ đáp ứng theo quy định, nhất là đối với loại hình học tập 2 buổi/ngày.
Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Lệ trao tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc cho các trường. Ảnh: VIỆT DŨNG
Nhìn chung, trong năm học 2021-2022, ngành giáo dục đã thực hiện hiệu quả nhiều chủ trương đổi mới của ngành, thể hiện rõ qua những chuyên đề tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ từ cán bộ quản lý đến giáo viên, nhân viên. Bên cạnh đó, toàn ngành đã chủ động đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà trường và triển khai dạy học.
Đánh giá về tình hình triển khai năm học 2021-2022, lãnh đạo Sở GD-ĐT TPHCM nhìn nhận, giai đoạn dạy học trực tuyến khá dài, một số học sinh không có thiết bị học tập, thời gian tương tác giữa giáo viên và học sinh ít làm ảnh hưởng phần nào đến kết quả học tập của học sinh, nhất là học sinh lớp 1. Ngoài ra, việc học trực tuyến một thời gian dài cũng ảnh hưởng đến tâm lý và kỹ năng sống của học sinh.
Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM Nguyễn Văn Hiếu phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VIỆT DŨNG
Đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học, tinh thần tự giác và ý thức chấp hành quy định pháp luật ở một số trung tâm chưa tốt. Một số trung tâm chưa quan tâm đến nâng cấp cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, sử dụng lao động người nước ngoài, công tác phòng cháy chữa cháy, nội dung quảng cáo chưa đúng theo giấy phép được cấp.
Các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: VIỆT DŨNG
Theo lý giải của Sở GD-ĐT TPHCM, nguyên nhân là do các biện pháp chế tài chưa kịp thời và đủ mạnh để chấn chỉnh những sai phạm của các trung tâm ngoại ngữ, tin học khi vi phạm, địa bàn rộng nên chưa kịp thời nắm bắt các sai phạm của các trung tâm.
Ngoài ra, công tác giảng dạy kiến thức văn hóa trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn nhiều lúng túng vì đang chờ Bộ GD-ĐT ban hành thông tư quy định cụ thể các nội dung liên quan.
Từ những thực tế đó, Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM Nguyễn Văn Hiếu cho biết, năm học 2022-2023, ngành giáo dục đặt ra các nhiệm vụ trọng tâm như: Nâng cao hiệu quả cải cách hành chính, công tác quản lí nhà nước, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường tự chủ gắn với tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục; Nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non, đẩy mạnh công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; Phát triển mạng lưới triển khai CT GDPT 2018 đối với lớp 3, 7 và 10, nâng cao chất lượng biên soạn, thẩm định và lựa chọn sách giáo khoa đối với lớp 4, 8 và 11; Chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên trong việc thực hiện CT GDPT 2018.
Song song đó, ngành giáo dục tiếp tục vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh, tiếp tục mở rộng mô hình "Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế", tăng cường chuyển đổi số, đẩy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo.
Trong năm học 2022-2023, ngành giáo dục tiếp tục phát triển các kho học liệu số dùng chung toàn ngành gồm bài giảng điện tử, bài giảng trên truyền hình, học liệu số đa phương tiện, sách giáo khoa điện tử, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác, phát triển hệ thống ngân hàng câu hỏi trực tuyến cho tất cả các môn học của giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Đặc biệt, công tác xã hội hóa, thu hút các nguồn lực đầu tư giáo dục tiếp tục được đẩy mạnh, rà soát các điều kiện đầu tư, chính sách thuế, đất đai trong lĩnh vực giáo dục nhằm cắt giảm các thủ tục không cần thiết, đơn giản hóa quy trình thủ tục cho nhà đầu tư, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm bảo đảm thông tin thông suốt, minh bạch, giải quyết kịp thời những thắc mắc của nhà đầu tư trong quá trình thành lập và hoạt động của các cơ sở giáo dục ngoài công lập.
Dịp này, UBND TPHCM đã trao tặng bằng khen "Tập thể lao động xuất sắc năm học 2021-2022" cho 125 tập thể đã có nhiều thành tích xuất sắc, đóng góp cho sự phát triển của giáo dục thành phố.
Năm học 2021-2022: Ngành GD&ĐT TP.HCM đạt những thành tựu ấn tượng Dù bị ảnh hưởng dịch bệnh nhưng ngành GD&ĐT TP đã đảm bảo hoạt động dạy học và đạt được những thành tựu ấn tượng. Sáng 25-8, Sở GD&ĐT TP.HCM tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp năm học 2022-2023. Hội nghị có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn...