TPHCM: Số điểm coi thi là trường tiểu học tăng trong đợt 2
Hôm nay 8/7, hơn 214.000 thí sinh dự thi ĐH tại TPHCM đến các điểm thi để làm thủ tục nhận phòng thi, chỉnh sửa những sai sót liên quan đến giấy báo dự thi. Đợt 2 này, số điểm thi thuê từ trường tiểu học tăng 11 điểm so với đợt 1.
Đợt 2 này, khu vực TPHCM có 214.099 hồ sơ đăng ký dự thi tại 38 trường ĐH, ít hơn đợt 1 hơn 3.700 hồ sơ. Mặc dù đợt này, số trường ĐH tổ chức dự thi tăng 1 trường so với đợt 1 vừa rồi nhưng số điểm thi lại ít hơn với 186 điểm do hồ sơ đăng ký thi giảm hơn.
Trường có đông thí sinh đăng ký dự thi nhất đợt này là trường ĐH Nông Lâm TPHCM với 26.640 hồ sơ đăng ký dự thi. Đông thứ 2 là trường ĐH Y dược TPHCM với 20.100 hồ sơ đăng ký kế đến là ĐH Sài Gòn với 19.808 hồ sơ đăng ký.
Cũng như ở đợt 1, nhiều trường có đông lượng thí sinh đăng ký dự thi, phải huy động cả trường tiểu học để làm địa điểm thi. Cụ thể như trường ĐH Y dược TPHCM đợt thi này có 21 điểm thi thì có đên 12 điểm là thuê trường tiểu học. Số điểm thi tận dụng từ các trường tiểu học lên đến 27 điểm, tăng hơn 11 điểm so với đợt 1. Với điều kiện bàn ghế không phù hợp thì thí sinh dự thi cũng bị ảnh hưởng ít nhiều trong quá trình ngồi làm bài.
Tại TPHCM, mọi công tác chuẩn bị cho đợt thi ĐH thứ 2 cũng đã được hoàn tất ở nhiều khâu. Các đơn vị như lực lượng công an, điện lực, y tế, viễn thông… tiếp tục phối hợp chặt chẽ đảm bảo cho các điểm thi an toàn, trật tự trong đợt thi này. Đặc biệt, ngày thi đầu của đợt 2 rơi đúng vào ngày đầu tuần nên lực lượng đảm bảo, điều phối tình hình giao thông ở TPHCM được tăng cường để tránh xảy ra ùn tắt, tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh đi thi.
Video đang HOT
Lê Phương
Theo dân trí
Phía sau những sĩ tử "mất tích" khỏi phòng thi
Cũng hành trang từ quê lên thành phố ứng thí, cũng có bố mẹ đi cùng chăm sóc cho những ngày thi... Vậy nhưng, có những sĩ tử lại thản nhiên "biến mất" khỏi phòng thi vì rất nhiều lý do.
"Mẹ xin con, vào phòng thi đi!"
Tại hội đồng thi trường ĐH Công nghiệp TPHCM, trong môn thi đầu tiên của khối A, chứng kiến cảnh một bà mẹ khóc lóc, van xin cô con gái của mình vào phòng thi ai cũng phải xót xa. Bà kéo tay con năn nỉ: "Vào phòng đi con, mẹ xin con đấy!", cô con gái vẫn vùng vằng.
Thấy vậy, nhiều phụ huynh và sinh viên tình nguyện cùng "góp sức" với bà mẹ khuyên nữ sinh vào phòng thi. Sự tình họ được biết, cô gái thờ ơ đến mức ngày làm thủ tục không vào phòng, giấy báo dự thi gửi cho một người bạn, giờ người bạn ấy đã vào phòng thi, không liên lạc được. Sự cố dễ dàng được giải quyết, chỉ cần em đưa chứng minh nhân dân ra nhưng sĩ tử này không chịu.
Mặc cho mọi lời động viên, cô gái quay lưng bỏ đi. Người mẹ khụy xuống, tay chới với hướng về phía con: "Thảo ơi, vào thi đi con!". Khi bóng đứa con đã khuất, người mẹ bật khóc tức tưởi, mắt đau đáu hướng về cánh cổng trường đi đang khép lại.
"Lực học của cháu trung bình, bố mẹ không ép phải thi cử, chính nó tự đăng ký ngành học rồi lên đây thi, mình chỉ chờ đến ngày đi theo để cháu đỡ tủi thân. Cháu có thi cũng chẳng nhiều hy vọng nhưng mẹ con đã lên đây rồi, sao nó còn bỏ thi vậy chớ? Thà không thích thì nó ở nhà ngay từ đầu", bà băn khoăn không hiểu nổi sự tình rồi đứng dậy lầm lũi đi khỏi đám đông.
Canh me vì trợ con trốn thi đi chơi game
Cũng tại địa điểm thi của trường ĐH Công nghiệp TPHCM, cô N.Th.Ng quê ở An Giang, phụ huynh của một thí sinh trước mỗi buổi thi lại theo con lên tận phòng. Phải nhìn con vào phòng, đến khi nghe tiếng thông báo phụ huynh ra khỏi trường thi cô Ng mới vội vàng ra ngoài cổng trường đứng chờ.
Hết giờ thi, cô Ng cũng sốt sắng lên tận phòng tìm con trai, nhìn thấy con, về cùng con cô mới yên lòng. Biết rằng, theo con lên thành phố ứng thí, bố mẹ cũng nóng lòng, sốt ruột nhưng kiểu lo lắng cho con như cô Ng làm nhiều người khó chịu cậu con trai lớn tồng ngồng, cao hơn mẹ cả cái đầu, đâu còn là đứa con nít không biết lối từ phòng thi ra ngoài cổng trường.
Nhiều phụ huynh theo con lên tận phòng thi mới an lòng (Ảnh minh họa).
Chỉ ai biết được sự tình, mới thương cảm cho cô. Con cô Ng thi năm thứ 2. Năm ngoái, cô Ng cũng đưa con lên thành phố đi thi. Thuê được chỗ trọ gần trường, đứa con không cho mẹ đi theo nên cô đành ở chỗ trọ ngồi chờ. Cô không hề biết "quý tử" nhà mình chẳng hề có mặt trong phòng thi như các thí sinh khác mà trốn đi chơi game.
"Cho đến buổi thi cuối cùng, tôi chờ hoài không thấy nó về, gọi điện cũng không liên lạc được. Tôi ở chỗ trọ lòng như lửa đốt, cho đến tận giữa đêm nó gọi mẹ ra đầu ngõ trả tiền chơi game mình mới biết sự tình con mình bỏ thi. Thế mà sau mỗi môn thi nó dám nói làm bài được", cô Ng nhớ lại.
Vậy nên năm nay, khi con thi lại, cô phải "canh me" tận cùng để chắc con không bỏ thi. "Con đã đi thi ai cũng mong con đỗ đạt hết. Tôi đã khuyên con, nếu không thi được thì tìm một nghề gì đó mà nó không chịu, vẫn đòi thi lại bằng được. Nên tôi mới phải canh như vầy chứ không nó lại tranh thủ lên thành phố trốn đi chơi", người mẹ nói.
Trong kỳ thi đại học, cao đẳng, tỷ lệ thí sinh đến dự thi luôn "rơi rụng" dần sau các môn. Ngoài các yếu tố khách quan như các em gặp tai nạn, kẹt đường, trễ giờ... thì có trường hợp "mất tích" bởi những lý do rất khó tin mà chỉ những người trong cuộc mới biết. Có những thí sinh thi xong môn đầu tiên, hẹn gặp bạn bè quen trên mạng, ham vui nên bỏ luôn các môn sau, quên luôn bố mẹ lóc cóc theo mình từ quê lên, mang theo hy vọng con đỗ đạt thành tài. Thậm chí có sĩ tử lấy cớ đi thi như là dịp lên thành phố chơi, tranh thủ vi vu với người yêu hay "tự thưởng" cho bản thân bằng cách tiêu tiền như bố mẹ.
Tuy nhiên, cũng có sĩ tử cân nhắc, suy nghĩ rất kỹ trước khi "dừng cuộc chơi" dù điều đó có thể làm bố mẹ đau lòng. Ngay trong đợt thi vừa rồi, tại điểm thi nằm ở Q. Thủ Đức (TPHCM), một thí sinh quê ở Tiền Giang, đã trải qua môn thi đầu tiên với kết quả tốt nhưng quyết định bỏ hai môn còn lại.
Nam sinh này cho chia sẻ: "Đây là ngành học bố mẹ em chọn, không phải ngành em thích. Nếu may mà đỗ phải theo học em sẽ càng dang dở hơn vì phải học ngành nghề mình không thích. Em cũng cố đi thi nhưng giờ em quyết định dừng lại, tập trung cho đợt thi cao đẳng sắp tới đúng ngành học đam mê của mình. Chỉ mong bố mẹ đừng giận...".
Hoài Nam
Theo dân trí
Thi xong 2 môn mới biết mình nhầm khối Thí sinh T.T.S dự thi vào trường ĐH Kinh tế - Luật (thuộc ĐHQG TP.HCM) là trường hợp hi hữu, đăng ký khối A1 nhưng lại phải thi khối A. Kết thúc bài làm môn Lý em này mới bàng hoàng nhận ra bị nhầm. Dù đã có một ngày để điều chỉnh sai sót nhưng nhiều thí sinh vẫn gặp trục trặc...