TPHCM: Siêu dự án chống ngập 10.000 tỷ lỗi hẹn đến bao giờ?
Sau nhiều lần lỗi hẹn, lãnh đạo UBND TPHCM cho biết, dự án chống ngập 10.000 tỷ của địa phương tiếp tục đình trệ do vấn đề liên quan hợp đồng.
Nhà đầu tư cùng chính quyền cần ngồi lại để tháo gỡ.
Khởi công từ năm 2016, siêu dự án chống ngập với tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ của TPHCM dự kiến hoàn thành năm 2018. Tuy nhiên, đến nay, tiến độ của dự án vẫn là câu hỏi của người dân đặt ra cho các lãnh đạo thành phố mỗi lần gặp gỡ, đối thoại.
Sau nhiều lần lỗi hẹn, dự án được người dân TPHCM mong đợi nhất gần như “đứng hình” nhiều năm qua khi đã đạt hơn 90% khối lượng công việc. Mùa mưa năm 2022, kỳ vọng về việc xóa ngập cho đô thị sôi động nhất cả nước vẫn chưa thành hiện thực.
Những lần lỗi hẹn của siêu dự án
Giữa năm 2018, chủ đầu tư dự án giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM, có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) thông báo tạm ngừng thi công khi đã hoàn thành được khoảng 70% tiến độ công việc. Đơn vị này đưa ra nguyên nhân là chính quyền thành phố chưa ký xác nhận báo cáo thanh toán giải ngân để thực hiện tái cấp vốn.
Đến tháng 8/2018, các xác nhận báo cáo còn vướng mắc đã được UBND TPHCM ký ban hành. Tuy nhiên, dự án tiếp tục phải tạm dừng để thành phố giải quyết dứt điểm các vấn đề phát sinh trong quá trình tạm dừng thi công và những vướng mắc liên quan đến đơn vị tư vấn giám sát hợp đồng.
Các cống ngăn triều của dự án chống ngập 10.000 tỷ vẫn bất động (Ảnh: H.Q.).
Sau những bất đồng giữa nhà đầu tư và đơn vị tư vấn giám sát, Kiểm toán Nhà nước đã vào cuộc chỉ rõ việc tính sai, chênh lệch về vốn, chi phí đầu tư hàng trăm tỷ đồng trong quá trình triển khai dự án. Ngoài ra, một số phần đất dùng để thanh toán cho nhà đầu tư chưa được UBND thành phố trình HĐND phê duyệt, thu hồi…
Video đang HOT
Ngày 26/2/2019, dự án được tái khởi động sau quá trình vào cuộc quyết liệt của UBND TPHCM nhằm giải quyết các vướng mắc còn tồn tại. Thời điểm đó, nhà đầu tư đưa ra mốc thời gian hoàn thành dự án vào quý I/2020.
Sau một năm triển khai, dự án tiếp tục phải dừng thi công vào tháng 11/2020, khi hoàn thành 90% khối lượng công việc. Nhà đầu tư cho biết, hợp đồng cũ đã hết hạn từ tháng 6/2020, tuy nhiên UBND TPHCM chưa ký phụ lục mới về thời gian hoàn thành nên dự án phải tạm dừng.
Nửa năm sau, tháng 4/2021, Thủ tướng đã ký Nghị quyết 40 nhằm gỡ vướng cho siêu dự án chống ngập của TPHCM. Theo đó, UBND thành phố chịu trách nhiệm toàn diện trong quá trình hoàn thành dự án, đồng thời thanh toán cho nhà đầu tư, loại bỏ các chi phí bất hợp lý.
Dù đã được Chính phủ gỡ vướng nhưng từ thời điểm đó đến nay, siêu dự án chống ngập gần như “dậm chân tại chỗ”. Trên công trường, vật liệu xây dựng nằm yên tại nơi tập kết, khung cảnh vắng lặng vẫn bao trùm…
Dự án chống ngập 10.000 tỷ còn vướng gì?
Trao đổi với phóng viên, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TPHCM, cho biết, theo tiến độ thể hiện trong các báo cáo mới nhất, dự án chống ngập 10.000 tỷ đã hoàn thành khoảng 91-93% khối lượng công việc. Tuy nhiên, công trình đang gặp tình trạng “nhà đã xây nhưng chưa hoàn công nên chưa thể ở”, dự án vẫn chưa thể đi vào hoạt động.
Vướng mắc lớn nhất hiện tại của dự án nằm ở vấn đề phụ lục hợp đồng do phía nhà đầu tư đề xuất. Cụ thể, ngoài việc gia hạn thêm thời gian thi công, nhà đầu tư đã đề xuất thêm một số nội dung mới.
Người dân TPHCM kỳ vọng dự án 10.000 tỷ có thể xóa cảnh ngập nước cho địa phương (Ảnh: Hoàng Giám).
“UBND thành phố sẵn sàng ký lại phụ lục mới để gia hạn thời gian. Tuy nhiên, nhà đầu tư đã đưa thêm một số nội dung mới, thường trực UBND TPHCM đã đề nghị đàm phán lại vì phát sinh các vấn đề phải xin ý kiến cấp trên, nếu không sẽ làm thay đổi bản chất của hợp đồng”, Chủ tịch UBND TPHCM thông tin.
Người đứng đầu chính quyền thành phố cho biết thêm, phía nhà đầu tư có đặt điều kiện, khi thanh toán đủ giá trị của dự án, đơn vị này sẽ đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành siêu dự án chống ngập vào cuối năm nay, chậm nhất là đầu năm sau. Tuy nhiên, việc này vẫn phụ thuộc chính vào kết quả ký phụ lục hợp đồng.
Cuối tháng 6 vừa qua, lãnh đạo UBND TPHCM đã yêu cầu chủ đầu tư dự án giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) hoàn thành dự án, đưa vào sử dụng năm 2023.
Chủ tịch UBND TPHCM phân tích, đây là mốc thời gian để các bên ngồi lại với nhau nhằm phấn đấu. Trước mắt, để hoàn thành đúng tiến độ, dự án còn rất nhiều vướng mắc cần phải tháo gỡ.
“Đặt ra mốc thời gian đó nhưng chúng ta không làm bất chấp, không để xảy ra những sai phạm mới. Nếu để nảy sinh những vấn đề pháp lý, dự án lại tiếp tục mất thêm nhiều thời gian”, ông Phan Văn Mãi lý giải.
Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu, giai đoạn 1, là dự án trọng điểm của thành phố, góp phần hoàn thành chương trình đột phá “Giảm ngập nước, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng”.
Dự án được triển khai với các mục tiêu ngăn triều cường và ứng phó tác động của biến đổi khí hậu cho khu vực có diện tích 570km2 với khoảng 6,5 triệu dân thuộc bờ hữu sông Sài Gòn cùng trung tâm TPHCM.
Dự án được khởi công từ giữa năm 2016, dự kiến hoàn thành trong tháng 4/2018. Tuy nhiên, những khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng và nguồn vốn khiến tiến độ hoàn thành dự án lùi lại nhiều lần.
Dự án chống ngập 10.000 tỉ, chậm nhất đầu năm 2023 phải vận hành
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan chỉ đạo như vậy đối với dự án ngăn triều, chống ngập 10.000 tỉ.
Trước đó dự án đã phải dời thời gian vận hành nhiều lần vì vướng các thủ tục.
Cống ngăn triều Tân Thuận thuộc Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1 - dự án 10.000 tỉ) - Ảnh: LÊ PHAN
Văn phòng UBND TP.HCM vừa có kết luận chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan trong việc tổng kết phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng năm 2021 và triển khai kế hoạch năm 2022.
Theo nội dung kết luận, UBND TP.HCM yêu cầu các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ các dự án chống ngập của TP, sớm đưa vào sử dụng.
Nhất là dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1, thuộc dự án chống ngập theo quy hoạch thủy lợi TP đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2008). Theo đó, dự án này chậm nhất vào đầu năm 2023 phải đưa vào vận hành.
Đồng thời các cơ quan sở ngành liên quan cần xây dựng quy chế phối hợp, vận hành của hệ thống chống ngập đô thị phải đồng bộ, thống nhất với việc vận hành của Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa và Công ty Thủy điện Trị An (hai nơi đầu nguồn của hệ thống sông Sài Gòn và Đồng Nai).
Ngoài ra một số nội dung quan trọng cũng được chỉ đạo thực hiện nhanh như rà soát duy tu, bảo dưỡng hệ thống trang thiết bị dự báo thời tiết để có dự báo sớm, chuẩn xác.
Văn bản yêu cầu các đơn vị hoàn thành các kết luận của UBND TP.HCM về triển khai dự án công trình thủy lợi bờ hữu ven sông Sài Gòn (nam và bắc rạch Tra), nhất là công tác nghiệm thu, bàn giao, quyết toán... đảm bảo an toàn công trình trong mùa mưa bão, không xảy ra sự cố ảnh hưởng người dân.
Trong đó có dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM (giai đoạn 1, hay còn gọi là dự án chống ngập 10.000 tỉ) gồm 7 hạng mục với 6 cống ngăn triều và 7,8km đê kè ven sông Sài Gòn. Đây là dự án trọng điểm của thành phố, góp phần hoàn thành chương trình đột phá "giảm ngập nước, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng".
Công trình này được triển khai với các mục tiêu ngăn triều cường và ứng phó tác động của biến đổi khí hậu cho khu vực có diện tích 570km2 với khoảng 6,5 triệu dân thuộc bờ hữu sông Sài Gòn cùng trung tâm TP.HCM.
Dự án khởi công từ giữa năm 2016, dự kiến hoàn thành trong tháng 4-2018. Tuy nhiên, những khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng và nguồn vốn khiến tiến độ hoàn thành dự án lùi lại nhiều lần.
Metro số 2 Bến Thành Tham Lương có thể lùi thời gian khởi công đến cuối 2025 UBND TP Hồ Chí Minh vừa có báo cáo gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình thực hiện dự án tuyến metro số 2 TP Hồ Chí Minh (Bến Thành - Tham Lương); trong đó, dự án có thể phải lùi thời gian khởi công đến cuối năm 2025, đầu năm 2026 do những vướng mắc trong hợp đồng tư...