TP.HCM sẽ thực hiện sách giáo khoa riêng
TP.HCM sẽ chính thức bắt tay vào thực hiện biên soạn bộ sách giáo khoa (SGK) ngay sau khi Bộ GD&ĐT công bố chương trình khung.
Ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết khi có nội dung chương trình môn học từ Bộ GD&ĐT, TP.HCM sẽ chính thức bắt tay vào thực hiện trên cơ sở kinh nghiệm của các nhà giáo, chuyên môn có được khi biên soạn tài liệu dạy và học.
Học sinh tại TP.HCM rạng rỡ trong ngày khai giảng năm học mới. ẢNH: THỦY TRÚC
Về lộ trình thực hiện, ông Hoàng cho biết từ Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình SGK giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông, vào khoảng năm 2016, Bộ GD&ĐT đã có văn bản đồng ý cho phép Sở GD&ĐT phối hợp NXB Giáo dục biên soạn bộ SGK. Theo đó, Sở đóng vai trò hỗ trợ, định hướng chuyên môn, mời và tập hợp các thành viên hội đồng biên soạn, còn nhà xuất bản thực hiện công đoạn biên tập, trình Bộ thẩm định.
Để thực hiện cho việc biên soạn bộ SGK của thành phố, theo ông Hoàng, hiện Sở GD&ĐT đã mời và tuyển chọn những chuyên gia, học giả hàng đầu của thành phố, những giáo viên giỏi, năng động, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy có nhiều kinh nghiệm. Bên cạnh đó, để có thể thực hiện bộ SGK, Sở đã tập huấn chuyên gia, các nhóm tác giả môn học về quan điểm viết sách theo định hướng phát triển tư duy của học sinh. Bên cạnh đó, từ nội dung SGK hiện hành, các nhóm tác giả viết một số bài mẫu để đưa ra cách tiếp cận, định lượng kiến thức sao cho phù hợp với mục tiêu.
Đề cập đến định hướng trong công tác biên soạn SGK, ông Hoàng chia sẻ, bộ SGK sẽ bảo đảm các quy chuẩn kiến thức, kỹ năng, bám sát khung chương trình của bộ.
Mặt khác, bộ SGK của chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ khắc phục các nhược điểm của bộ sách trước đó như kiến thức nặng tính hàn lâm, xa rời thực tiễn. Sách sẽ được biên soạn theo hướng tinh giản về mặt kiến thức nhưng hiện đại, có tính ứng dụng. Còn về hình thức, sách sẽ được xây dựng và thiết kế sinh động khiến học sinh thích thú.
Đại diện Sở cũng thông tin thêm sau khi Hội đồng thẩm định quốc gia phê duyệt bộ sách được giảng dạy trong trường phổ thông, Sở hoàn toàn không áp đặt các trường học phải sử dụng bộ sách của TP hay bất kỳ một bộ sách nào. Tùy mỗi trường và quan trọng nhất là các tổ chuyên môn sẽ đưa ra quyết định căn cứ vào mục tiêu giáo dục và điều kiện thực tế sử dụng bộ sách nào có lợi cho học sinh.
Video đang HOT
Theo plo.vn
Năm sau, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có sách giáo khoa riêng
Thành phố Hồ Chí Minh sẽ triển khai thí điểm sách giáo khoa riêng vào năm 2019, và sau đó sẽ có lộ trình để thay sách giáo khoa.
Thiếu nhi tiêu biểu phát biểu tại buổi gặp gỡ với lãnh đạo thành phố dịp đầu năm (ảnh: P.L)
Tại hội nghị gặp gỡ gần 200 trẻ em, thanh thiếu nhi tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh dịp đầu năm mới Mậu Tuất 2018 ngày 24/2, ông Lê Hồng Sơn - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố đã một lần nữa khẳng định thông tin nói trên.
Buổi gặp gỡ này đã ghi nhận được hơn 30 ý kiến phát biểu của các em thiếu nhi thành phố, đa phần xoay quanh các nội dung về học tập, vui chơi, giải trí của những mầm non tương lai của đất nước.
Số liệu sách giáo khoa không cập nhật
Mở đầu, em Đoàn Lê Sơn - Trường trung học cơ sở Hồng Bàng, quận 5 phản ánh: Các tiết sinh hoạt dưới cờ, trong đó các nội dung hướng dẫn về kỹ năng sống, các kỹ năng sinh hoạt xã hội còn quá ít.
Lượng học sinh của một trường quá đông, nên sẽ xảy ra tình trạng có học sinh hiểu, có học sinh không hiểu.
Từ thực tế học tập của mình, em Sơn đã nêu ra một ví dụ: Hiện có học sinh đã 14, 15 tuổi rồi mà vẫn chưa biết lau nhà, quét nhà, nấu cơm. Chính vì vậy, học sinh này đã đề xuất đưa nội dung học về kỹ năng sống vào tiết học chính khóa ở mỗi lớp, học sinh sẽ được truyền đạt kiến thức tốt hơn.
Em Minh Thư, một học sinh của Trường trung học cơ sở Lê Văn Tám thì nói rằng, hiện học sinh đang phải học dựa vào sách giáo khoa, với số liệu và thông tin cũ kỹ, không thực tế và cũng không được cập nhật kịp thời.
Em Phan Minh Hiếu, học sinh của Trường trung học cơ sở Nguyễn Du, quận Gò Vấp kể lại rằng: Nhiều bạn bè em nói hiện đi học nghề chỉ để dành cho việc cộng điểm khuyến khích khi tuyển sinh lớp 10, nên cần phải thay đổi chính sách về học nghề cho học sinh cấp này.
Hiếu đề xuất, cần cho học sinh học trên thực tế, đưa học sinh đi tham quan về ngành nghề mình đang học để hiểu rõ hơn, thay đổi chương trình học nghề của học sinh.
Hiện đang có ý kiến nên bỏ điểm khuyến khích nghề của học sinh lớp 9, khi tham gia vào kỳ thi tuyển sinh lên lớp 10, nhưng em Quốc Thịnh - học sinh của Trường trung học cơ sở Nguyễn Gia Thiều, quận 3 thì nghĩ nên giữ lại việc cộng điểm này.
Thịnh muốn được giải thích rõ ràng về việc cộng điểm khuyến khích cho người Hoa có ý nghĩa như thế nào?
Các ý kiến khác phát biểu về việc sách tiếng Anh tham khảo, chương trình tiếng Anh tăng cường và giáo viên bản ngữ, bạo lực học đường, xe buýt và tiếp viên với lái xe chưa thân thiện, ý thức người dân tham gia lưu thông ở phố đi bộ Nguyễn Huệ, chế độ dinh dưỡng và bữa ăn học đường, thùng rác 2 ngăn, môn học chính và phụ...
Năm 2019, thành phố sẽ thí điểm dạy sách giáo khoa riêng
Được mời trả lời ý kiến phát biểu của thiếu nhi đầu tiên, ông Lê Hồng Sơn - Giám đốc Sở giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh một lần nữa nhấn mạnh lại rằng, năm 2019, thành phố sẽ triển khai thí điểm dạy sách giáo khoa riêng.
Theo ông Sơn, việc thay đổi này sẽ có một lộ trình nhất định. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép thành phố thực hiện việc này, dựa trên chương trình khung mà Bộ ban hành.
Các kiến thức, số liệu trong sách giáo khoa mới của thành phố chắc chắn sẽ được cập nhật kịp thời hơn.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Lê Hồng Sơn phát biểu tại buổi gặp gỡ (ảnh: P.L)
Đối với ý kiến học nghề của học sinh, ông Lê Hồng Sơn giải thích, việc học nghề chỉ ở trường cấp trung học cơ sở trở lên.
Việc học nghề ở trung học không phải đào tạo nghề nghiệp, học nghề ở phổ thông chính là các nghề cần thiết cho cuộc sống của chính các em.
Khuyến khích các em học thì mới tham mưu cộng điểm khi thi tuyển sinh, còn nói học nghề để được cộng điểm thi, ông Lê Hồng Sơn nhấn mạnh là không đúng.
Học sinh người Hoa được cộng điểm khuyến khích là điều hoàn toàn bình thường, chính sách chung của Nhà nước để nhằm động viên, khuyến khích học sinh học tập.
Những ý kiến liên quan đến giao thông, xe buýt, quảng cáo rao vặt, hồ bơi trường học...đã lần lượt được Giám đốc các Sở Giao thông Vận tải, Văn hóa và Thể thao, Tài nguyên và Môi trường trả lời rõ ràng cho các em học sinh biết.
Theo Giaoduc.net
Vì sao TPHCM dừng triển khai chương trình Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại? Trước thông tin dư luận về chương trình Công nghệ Giáo dục, đặc biệt trước những băn khoăn không biết TPHCM có đưa tài liệu "Tiếng Việt 1- Công nghệ Giáo dục" vào giảng dạy trong nhà trường hay không, Sở Giáo dục Đào tạo TPHCM vừa có thông tin chính thức về vấn đề này. Một trang trong cuốn sách "Tiếng Việt...