TPHCM sẽ có thêm 1.371 phòng học mới cho năm học 2020-2021
Ngành giáo dục và các địa phương ở TPHCM đang gấp rút triển khai 90 dự án với 1.371 phòng học mới trị giá hơn 4,5 tỷ đồng cho năm học 2020-2021.
Ảnh minh họa
Cụ thể, thành phố sẽ đưa vào sử dụng 73 dự án với 1.142 phòng học mới vào những ngày đầu tháng 9 khi khai giảng năm học mới và 17 dự án với 229 phòng học mới từ sau ngày 5/9 đến cuối năm 2020. Số phòng học mới chủ yếu dành cho các quận, huyện ngoại thành có người nhập cư đông, tập trung các khu công nghiệp như: Bình Chánh, Hóc Môn, Bình Tân…
Video đang HOT
Với sự đầu tư xây dựng trường lớp này, TPHCM đảm bảo năm học 2020- 2021, 100% con em sinh sống trên địa bàn (kể cả trường hợp không có hộ khẩu TP) đủ chỗ học và 100% học sinh lớp 1 được học 2 buổi/ngày.
Trong năm học mới tới đây, TPHCM dự kiến có hơn 1,74 triệu học sinh các cấp học, tăng khoảng 54.000 em so với năm học trước. Trong đó, tăng nhiều nhất là học sinh bậc trung học cơ sở (với gần 28.000 em), kế đó là bậc trung học phổ thông (với hơn 14.000 em), sau đó là bậc tiểu học và mầm non.
Một số quận, huyện tăng học sinh nhiều như: Bình Tân, Bình Chánh, Hóc Môn và Củ Chi, do đang trong giai đoạn đô thị hóa nhanh, tình trạng gia tăng dân số cơ học./.
Học sinh được giảm bớt 2 tuần thực học, chỉ còn học 35 tuần từ năm học 2020-2021
Bộ GDĐT đang xây dựng Dự thảo Quyết định ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, thay thế cho Quyết định số 2071/QĐ-BGDĐT đã áp dụng từ năm học 2017-2018.
Theo đó, tiếp tục quy định thống nhất trong cả nước thời gian khai giảng năm học 2020-2021 là ngày 05/9/2020; quy định không tổ chức dạy học trước ngày khai giảng, thời gian tập trung học sinh để chuẩn bị cho khai giảng năm học mới sớm nhất là ngày 01/9/2020.
Đối với trường tư thục, Bộ sẽ xem xét, sửa đổi Thông tư số 13/2011/TT-BGDĐT cho phù hợp hơn. Riêng năm học 2020-2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 kết thúc năm học muộn nên các trường tư thục có thể báo cáo với Sở GDĐT về thời gian tập trung học sinh đến trường, tuy nhiên, cần lưu ý dành thời gian cho học sinh được nghỉ hè trong bối cảnh kết thúc năm học muộn.
Các địa phương không được tựu trường trước ngày 1/9 (ảnh minh họa)
Những năm gần đây, các địa phương thường tổ chức tựu trường đầu tháng 8, điều này làm ảnh hưởng tới thời gian nghỉ hè của học sinh và giáo viên. Năm nay, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, học sinh phải học chính khóa trong thời gian hè, thời gian nghỉ hè chỉ còn 1,5 tháng, vì vậy, Bộ GDĐT yêu cầu các địa phương không được tựu trường trước ngày 1/9 để đảm bảo thời gian nghỉ hè cho học sinh và giáo viên.
Trong thời gian trước khai giảng, Bộ GDĐT yêu cầu các địa phương, cơ sở giáo dục tuân thủ nghiêm túc việc không dạy học trước chương trình. Đây là tinh thần chỉ đạo rất quyết liệt của lãnh đạo Bộ. Bộ sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm cơ sở giáo dục vi phạm quy định này. Các trường dành tuần đầu tiên của năm học mới để thực hiện các hoạt động đầu năm học theo hướng dẫn của Bộ.
Năm học 2020-2021, Bộ GDĐT sẽ tiếp tục rà soát để tinh giản nội dung dạy học, giảm tải chương trình, vì vậy, thời gian thực học cho cấp THCS, THPT sẽ được điều chỉnh còn 35 tuần (so với 37 tuần hiện nay) như với cấp Tiểu học, qua đó tăng thời gian tổ chức các hoạt động trải nghiệm và tăng thời gian nghỉ hè cho giáo viên và học sinh.
Sự linh hoạt thiết thực Bộ GD&ĐT đang xây dựng dự thảo quyết định về khung kế hoạch thời gian năm học áp dụng từ năm học 2020 - 2021. Ảnh minh họa/INT Dự thảo dự định ngày tựu trường năm học mới sớm nhất là 1/9. Theo đó, từ ngày 1 - 5/9, các cơ sở giáo dục chuẩn bị, sắp xếp kế hoạch cho năm học,...