TP.HCM ra mắt mô hình thí điểm Trung tâm điều hành giáo dục thông minh
Ngày 11.2, TP.HCM ra mắt mô hình thí điểm Trung tâm điều hành giáo dục thông minh.
Lãnh đạo thành phố bấm nút khởi động mô hình – B.THANH
Hệ thống này bao gồm: Xây dựng và quản lý hệ thống báo cáo thuộc phạm vi của Sở GD-ĐT bằng công nghệ thông minh, trực tuyến; Hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành bằng các công cụ thông minh; Quản lý lịch làm việc, tích hợp và triển khai hệ thống quản lý văn bản thông minh; Cập nhật thông tin mới nhất về ngành giáo dục trên cổng thông tin điện tử, giám sát thông tin trên môi trường mạng; Tạo hệ sinh thái trực tuyến phục vụ việc soạn giảng, nghiên cứu của thầy và hoạt động tự học của trò, tạo nền tảng xã hội học tập.
Đưa vào hoạt động trung tâm điều hành thông minh hỗ trợ ứng phó dịch nCoV
Theo kế hoạch, ở giai đoạn triển khai thí điểm, Sở sẽ thực hiện tại 2 đơn vị quận huyện là Q.1, Q.12 và 5 trường THPT gồm: Lê Hồng Phong, Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Du (Q.10), Nguyễn Hiền (Q.11), Lê Quý Đôn (Q.3).
Phát biểu tại lễ ra mắt, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân nói: Ngành giáo dục có trách nhiệm rất lớn, đảm bảo điều kiện học tập cơ bản, nâng cao trình độ, phải có một bộ phận đạt trình độ giáo dục quốc tế. Đó là điểm đặc thù trong chiến lược phát triển của TP, vì vậy việc thí điểm mô hình này thực chất là một giải pháp cụ thể thực hiện nhiệm vụ nói trên. Để đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo, ngành giáo dục cần thực hiện các giải pháp hiện đại hóa quản lý và đổi mới công nghệ giáo dục”.
Theo Thanh niên
Chỉ có bữa ăn, làm gì có "bữa học" mà hoàn trả học phí khi nghỉ vì nCoV
Việc học online sẽ chỉ được thực hiện ở những môn như Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh... còn những môn đặc thù như Mỹ thuật, Thể dục thì không.
Ngày 1/2, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 173/QĐ-TTg về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
Thực hiện Chỉ thị đạo của Chính phủ, Công văn hỏa tốc của Bộ Giáo dục và Đào tạo, toàn bộ học sinh, sinh viên các cấp ở nhiều tỉnh, thành cả nước được phép nghỉ học liên tiếp 2 tuần sau Tết Nguyên đán, cụ thể từ ngày 3 - 16/2/2020 để phòng, chống dịch.
Việc cho học sinh nghỉ học kéo dài để phòng chống dịch bệnh lây lan là rất kịp thời. Tuy nhiên, điều này cũng có những ảnh hưởng đến kế hoạch đào tạo, chế độ của giáo viên.
Đến nay, nhiều giáo viên gửi đến Báo điện tử Giáo dục Việt Nam băn khoăn rằng, việc nghỉ dài để phòng chống dịch nCoV như vậy thì giáo viên đang công tác tại các trường học có được trả lương trong thời gian nghỉ do dịch bệnh hay không? Nếu có thì lương được tính như thế nào?
Nghỉ phòng dịch Corona, nhiều giáo viên bộ môn bị cắt lương (Ảnh minh họa: Nguồn giaoduc.net.vn)
Chia sẻ với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, hiệu trưởng một trường tiểu học tư thục (đề nghị không nêu tên) tại Hà Nội cho hay, trong thời gian nghỉ phòng chống dịch nCoV để giúp học sinh củng cố kiến thức và luyện kỹ năng tự học, nhà trường đã triển khai hình thức học online cho học sinh.
Theo đó, tùy theo từng môn học, giáo viên bộ môn sẽ đăng bài giới thiệu nội dung kiến thức mới, video bài giảng điện tử, tài liệu tham khảo và giao bài tập cho học sinh. Đồng thời mọi thắc mắc của phụ huynh và học sinh liên quan đến môn học đều được giáo viên giải đáp thông qua những phương tiện hỗ trợ như điện thoại, mạng internet.
Tuy nhiên việc học online sẽ chỉ được thực hiện ở những môn như Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh... còn lại những môn đòi hỏi chuyên môn đặc thù như Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục là không thể dạy online được, tức là giáo viên được nghỉ công tác chuyên môn.
"Dù học sinh được nghỉ, không phải đến trường nhưng giáo viên các bộ môn như Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh... không hề nhàn mà vất vả hơn nhiều, bởi phải nhanh chóng phải thích ứng với bối cảnh mới trong khi vẫn nỗ lực bảo đảm thực hiện công tác giáo dục một cách tốt nhất mà việc xây dựng các bài giảng online cũng cần nhiều thời gian và công sức.
Do đó đội ngũ giáo viên này vẫn được nhận 100% lương (trong đó bao gồm cả phụ cấp đứng lớp) như bình thường.
Còn đối với giáo viên các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục thì nhà trường sẽ chi trả 70% lương", vị hiệu trưởng thông tin.
Đồng thời, hiệu trưởng này cũng cho hay, trong thời gian học sinh nghỉ vì dịch bệnh thì nhà trường hoàn trả lại tiền ăn, tiền xe cho phụ huynh.
Trong khi đó, một hiệu trưởng trường tư thục khác chia sẻ, trong thời gian nghỉ vì dịch nCoV toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đều được hưởng nguyên lương tháng 2/2020 như bình thường.
Lý giải thêm về điều này, vị này cho rằng: "Thời gian nghỉ này, có nhiều giáo viên vẫn làm việc, giảng dạy nhưng cũng có nhiều người không tuy nhiên nhà trường trả nguyên lương cho tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên để họ đảm bảo cuộc sống, yên tâm công tác.
Tuy nhiên, để đảm bảo chương trình năm học, khi phải dạy bù thì sẽ không được trả thêm lương".
Khi phóng viên thắc mắc về việc học sinh nghỉ thì có được hoàn trả học phí thì hiệu trưởng này chia sẻ rằng: "Thời gian nghỉ 1-2 tuần, thậm chí có thể kéo dài hơn nếu tình hình dịch bệnh chưa suy giảm tuy nhiên có một điều chắc chắn là trường nào cũng phải đảm bảo hoàn thành chương trình năm học.
Thiếu chương trình thì nhà trường sẽ dạy bù, học bù, chứ không để treo kiến thức sang năm học kế tiếp. Chúng ta chỉ tính bữa ăn chứ chẳng ai đi tính bữa học do đó học phí không được hoàn trả lại còn tiền ăn thì đương nhiên sẽ được gửi lại phụ huynh".
Thùy Linh
Theo giaoduc.net
Đào tạo online cho giáo viên dạy online giữa dịch virus corona Trong thời điểm học sinh nghỉ học vì virus corona, để giúp giáo viên làm quen với việc dạy học online, tiến sĩ Vũ Thế Dũng đã mở khóa đào tạo miễn phí về cách dạy này. Tiến sĩ Vũ Thế Dũng (bên phải) và cộng sự trong một buổi dạy trực tuyến - TS Khóa học có tên "khóa huấn luyện kỹ...