TP.HCM ra mắt app Help 114 – ba nút bấm, gọi ngay được cứu hỏa
Help 114 là ứng dụng có nhiệm vụ hỗ trợ cho công tác cứu hộ, phòng cháy chữa cháy trên địa bàn TP.HCM.
Nhằm phục vụ cho công tác cứu hộ, báo cháy nổ, tai nạn cũng như ứng cứu sự cố trên địa bàn, công an TP.HCM đã cho ra mắt ứng dụng Help 114. Người dùng có thể dễ dàng tải ứng dụng này qua các gian hàng ứng dụng và cài đặt trên smartphone.
Tại giao diện của Help 114, khi mở ứng dụng, bấm nút “114″ hiện trên màn hình, người dùng có thể báo tin sự cố cho lực lượng chức năng. Nhờ bản đồ số theo tọa độ GPS, đơn vị tiếp nhận thông tin sẽ xác định nhanh chóng vị trí của người gọi và đưa ra giải pháp cứu trợ.
Giao diện của Help 114 đơn giản giúp người dùng dễ sử dụng và làm quen.
Khi bấm nút “ Video call”, người dùng có thể ghi hình ảnh sự cố cháy, nổ… theo thời gian thực và gửi cho lực lượng 114.
Khi bấm nút “Chat”, người dùng có thể báo tin khẩn cấp cho lực lượng 114 để yêu cầu đơn vị hỗ trợ. Bên cạnh đó, ứng dụng Help 114 cho phép người dùng có thể chụp, gửi ảnh kèm theo thông tin phản ánh về các loại sự cố/các hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy chỉ bằng cách bấm nút “Report”.
Khi bấm nút “SOS người thân”, ứng dụng tự động gửi thông tin kêu cứu từ người gọi tới số điện thoại của 3 người thân thiết lập sẵn kèm theo vị trí của người dùng, đồng thời tự động quay số gọi điện cho số điện thoại người thân đầu tiên trong danh sách.
Ngoài ra, người dân khu vực TP.HCM sử dụng Help 114 sẽ được Phòng cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ ( PCCC&CNCH) gửi thông tin cảnh báo khi có cháy nổ, tai nạn hay sự cố xảy ra trên địa bàn thành phố.
Ứng dụng còn có chức năng cảnh báo vị trí, khu vực đang xảy ra thiên tai hoặc sự cố khẩn cấp diện rộng thông qua các hình ảnh, video được cập nhật liên tục và gửi tới điện thoại của người đang sử dụng. Help 114 hỗ trợ cho cả 2 hệ điều hành là iOS và Android, người dùng có thể tải về trên gian hàng App Store hoặc CH Play.
Nỗ lực chuyển đổi số của Công an quận Tân Phú
Công an quận Tân Phú là đơn vị đầu tiên ở TP.HCM thiết lập đồng loạt mô hình Zalo an ninh với khẩu hiệu "Kết nối Zalo, vì quận Tân Phú bình yên".
Chọn Zalo vì dân dùng Zalo
Vì sao Công an quận Tân Phú quyết định áp dụng mô hình Zalo An ninh trên toàn địa bàn quận thưa ông Nguyễn Duy Đông, Phó trưởng Công an quận Tân Phú?
Video đang HOT
Hiện nay, người dân trên cả nước đều sử dụng và quen thuộc với các ứng dụng như Zalo. Căn cứ vào khảo sát thực tế trên địa bàn quận, hiện nay có khoảng 472,896 người dân quận Tân Phú đang sử dụng Zalo. Chính vì thế, Công an quận Tân Phú đã chủ động liên hệ đăng ký và nhận hỗ trợ từ Zalo để áp dụng mô hình Zalo An ninh, góp phần gìn giữ bình yên cho người dân sinh sống trên địa bàn quận.
Nội dung chính của việc hợp tác với Zalo triển khai mô hình này là gì?
Được sự đồng ý của Ban Giám đốc Công an Thành phố, Công an quận Tân Phú đã ký kết hợp tác với Zalo theo 3 tính năng chính gồm: Kênh tương tác, kênh tuyền truyền và công cụ tra cứu.
- Kênh tương tác Công an quận Tân Phú đã thiết lập 18 kênh gồm: Trang Zalo Công an quận, Trang Zalo ĐỘI XDPT BVANTQ, Trang Zalo Đội QLHC VỀ TTXH, Trang Zalo ĐỘI CẢNH SÁT PCCC CNCH, Trang Zalo CƠ QUAN THI HÀNH ÁN HS HỖ TRỢ TƯ PHÁP, Trang Zalo ĐỘI CẢNH SÁT GIAO THÔNG TRẬT TỰ, Trang Zalo CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA và 11 trang Zalo Công an phường trên địa bàn quận Tân Phú giúp người dân tố giác tội phạm, phản ánh, kiến nghị liên quan đến lực lượng Công an.
- Với kênh tuyên truyền, người dân sẽ được phổ biến những thông tin chính xác và trực tiếp từ lực lượng công an, như: chính sách mới; văn bản luật mới; thông báo khẩn; tin an ninh trật tự trên địa bàn; thông tin về hoạt động của lực lượng công an toàn quận; tin về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc góp phần xây dựng xã hội an toàn.
- Công cụ tra cứu thủ tục hành chính, giúp người dân biết đầy đủ các thủ tục hành chính cần chuẩn bị như: đăng ký tạm trú, khai báo tạm vắng, đăng ký thường trú, lưu trú, điều chỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu, cấp chứng minh nhân dân (căn cước công dân), các thủ tục của lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, lĩnh vực đăng ký xe và các thủ tục hành chính khác liên quan đến lĩnh vực công tác công an như đăng ký con dấu... Chatbot tích hợp trên Zalo sẽ tự động trả lời về thành phần hồ sơ và cung cấp mẫu đơn. Người dân có thể chat với quản trị viên là công an để được tư vấn chi tiết.
Ông có thể chia sẻ mục đích cụ thể khi áp dụng mô hình Zalo An ninh?
Khi triển khai mô hình này, chúng tôi đặt ra mục tiêu đến gần hơn với người dân, sẵn sàng lắng nghe ý kiến người dân, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn quận, gồm các nội dung cụ thể:
Thứ nhất, các trang Zalo của Công an quận cũng như của mỗi phường đóng vai trò truyền tải kịp thời đến người dân những thông tin về an ninh trật tự mới nhất.
Thứ hai, đây sẽ là các kênh để lực lượng công an có thể tương tác với người dân, tiếp nhận thông tin trình báo, tố giác tội phạm của quần chúng nhân dân gửi về. Từ đó, lực lượng công an sẽ xử lý và nhanh chóng giải quyết các vấn đề an ninh trật tự để đảm bảo tốt nhất cuộc sống bình yên cho người dân trên địa bàn quận.
Thứ ba, chúng tôi sẽ đăng tải toàn bộ thông tin về các thủ tục hành chính liên quan đến công tác của lực lượng công an, để người dân có thể truy cập và thực hiện các thủ tục này trực tuyến. Ví dụ như việc đăng ký cấp thẻ căn cước công dân, đăng ký biển số xe, thủ tục xuất nhập hộ khẩu, phòng cháy chữa cháy...
Thứ tư, kênh Zalo còn là cổng kết nối với các trang khác của các đơn vị, ví dụ như trang thông tin của Công an Thành phố, trang thông tin của UBND quận... Người dân có thể truy cập các trang này từ Zalo của Công an quận Tân Phú, từ đó nắm bắt đầy đủ các thông tin liên quan đến tình hình an ninh trật tự trên toàn địa bàn thành phố.
Người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức được hưởng lợi ích gì khi ứng dụng mô hình này thưa ông?
Về việc tiếp nhận và xử lý tin báo từ người dân, người dân sẽ không cần phải tố giác tội phạm bằng cách gọi điện thoại, gửi thư hoặc đến trực tiếp công an phường. Việc báo tin sẽ dễ dàng, nhanh chóng thông qua Zalo. Chỉ cần điện thoại thông minh có Zalo là người dân có thể dễ dàng liên hệ với lực lượng công an để gửi tin báo, tố giác tội phạm thuận tiện và bảo mật hơn. Thông tin sẽ được ghi nhận, xử lý và phản hồi thông qua tin nhắn tương tác 1-1 với người dân.
Về công tác cải cách thủ tục hành chính, công an quận đã tích hợp nhiều chatbot trả lời tự động để tư vấn cho người dân; hướng dẫn điền thông tin vào hồ sơ, mẫu đơn; tra cứu địa chỉ thực hiện thủ tục; đăng ký thường trú; cấp hộ khẩu; cấp căn cước... Sử dụng chatbot giúp người dân biết được quy trình thực hiện thủ tục, những giấy tờ cần chuẩn bị trước khi đến trụ sở để làm việc. Người dân sẽ nhanh chóng nắm bắt thông tin chỉ với thao tác bấm trên Zalo, từ đó hạn chế việc đi đến các cơ quan hành chính nhiều lần.
Về công tác tuyên truyền, thay vì tổ chức truyền miệng trực tiếp, các nội dung sẽ được đăng tải trên Zalo, trong nhóm chat để người dân tìm hiểu. Các thông tin được cập nhật kịp thời và chính xác, vì đây là trang chính thống của công an Quận. Đặc biệt, đối với các tài khoản của công an phường, lực lượng cảnh sát khu vực cũng thường xuyên tương tác với người dân, tạo sự gần gũi, thân thiện.
Ngoài ra, tính năng "SOS" cũng được thiết lập, khi người dân cần hỗ trợ chỉ cần nhắn tin những từ khóa mặc định như "cứu", "giúp", "giúp đỡ"... thì sẽ tự động hiển thị số điện thoại của trực ban địa phương. Trong trường hợp không thể gọi điện, người dân có thể gửi định vị và lực lượng công an sẽ đến hỗ trợ.
Trong năm 2021, sẽ cố gắng nhân rộng mô hình "Zalo an ninh, vì quận Tân Phú bình yên"
Hiện tại quận Tân Phú đang có 18 tài khoản Zalo, quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin là như thế nào?
Khi tiếp nhận thông tin, chúng tôi sẽ xem xét khu vực địa bàn người dân đang phản ánh là ở phường nào. Sau đó chuyển về trực ban của công an phường đó, cán bộ tại phường sẽ trực tiếp xử lý. Trong trường hợp vượt thẩm quyền của công an phường, thông tin phản ánh sẽ được chuyển lên quận. Chúng tôi sẽ tiếp nhận, xử lý và phản hồi cho người dân.
Về khâu thẩm định thông tin, chúng tôi có ban chỉ đạo và ban biên tập tin, các đồng chí trưởng ban sẽ trực tiếp thẩm định các thông tin này và sau đó trả lời cho người dân.
Được biết để hoàn thành được mục tiêu xây dựng mô hình Zalo An ninh thành công trong năm tới, Công an quận Tân Phú đã thành lập riêng tổ Thông tin Zalo, tạm gọi là phân tích viên. Vậy tổ phân tích viên này hoạt động như thế nào?
Khi tiếp nhận tin hoặc khi viết các thông tin tuyên truyền, trực tiếp các cán bộ công an sẽ tiếp nhận hoặc biên soạn. Sau đó chuyển lên cho chỉ huy các đơn vị, chỉ huy đơn vị sẽ thẩm định thông tin. Tin tức thuộc thẩm quyền của đơn vị nào thì đơn vị đó sẽ ký phê duyệt để trả lời cho người dân, hoặc ký để cán bộ chiến sĩ được phép đăng tin trên Zalo, từ cấp phường, đội đến quận.
Vậy khi có tin báo của người dân qua Zalo về các trường hợp gây mất an ninh trật tự, an toàn giao thông... thì cần bao nhiêu thời gian để Công an quận tiếp nhận tin và xử lý?
Tất cả điện thoại của các đồng chí trong ban chỉ đạo trong tổ chuyên trách Zalo đều sẽ luôn mở, tức trực, vì vậy quy trình nhận tin và xử lý tin vi phạm qua Zalo chỉ trong vòng 15 - 20 phút.
Bên cạnh đó, Công an quận cũng đã chỉ đạo là phải thường xuyên xử lý thông tin do người dân phản ánh, không loại trừ bất kỳ thời gian nào nên 24/24 sẽ luôn có lực lượng xử lý thông tin do người dân phản ánh.
Hiện tại các phường triển khai hướng dẫn người dân tham gia vào mô hình này như thế nào thưa ông?
Người dân chỉ cần mở điện thoại và quét mã QR, trang Zalo "CÔNG ANH QUẬN TÂN PHÚ - TPHCM" sẽ hiện lên. Từ trang đó, người dân có thể nhấn "Quan tâm" và nhận thông tin.
Với các thủ tục hành chính, người dân có thể truy cập menu thủ tục hành chính và vào các đơn vị phụ trách trực thuộc các đội, các phường, từ đó truy cập được trang của phường.
Hiện nay công an quận đã chỉ đạo tất cả, từ chỉ huy công an quận đến toàn thể cán bộ chiến sĩ đều tham gia "Quan tâm" trang Zalo này.
Sau bao lâu sẽ có kế hoạch sơ kết và nâng cấp ứng dụng Zalo định kỳ?
Theo nội dung hợp tác, cứ mỗi 03 tháng chúng tôi sẽ phối hợp cùng phía Zalo tiến hành rà soát một lần và sơ kết mỗi 6 tháng. Trong mỗi lần tổng kết, chúng tôi sẽ có báo cáo về Công an Thành phố, nếu hoạt động hiệu quả thì sẽ nhân rộng hơn nữa.
Thưa ông, thay mặt Công an quận Tân Phú, ông có kỳ vọng gì về mô hình Zalo Anh ninh?
Thứ nhất, chúng tôi mong muốn sẽ truyền tải được nhiều thông tin về an ninh trật tự cũng như thông tin về quản lý thủ tục hành chính đến với người dân. Từ trang Zalo, người dân có thể cùng hợp tác trong việc cải cách thủ tục hành chính, bằng cách tải các biểu mẫu liên quan của các thủ tục và tự điền tại nhà, dựa vào hướng dẫn đã có sẵn để tự điền thông tin, hạn chế việc đi lại nhiều lần đến các cơ quan.
Thứ hai, thông tin tuyên truyền sẽ đến với người dân một cách nhanh chóng nhất. Thực tế thông tin truyền miệng hoặc văn bản hiện có rất ít người nghe hoặc đọc, nhưng chỉ cần điện thoại "ting ting" là người dân đã có thể đọc được thông tin. Đây cũng là một bước tiến tốt hơn trong việc tuyên truyền.
Thời gian, địa điểm người dân Hà Nội và TP.HCM được sử dụng 5G Cả 3 nhà mạng lớn tại Việt Nam đều đã công bố thử nghiệm thương mại 5G vào cuối năm 2020, với kế hoạch thương mại hóa công nghệ mạng mới trong năm 2021. Từ cuối tháng 11, các nhà mạng lớn tại Việt Nam gồm Viettel, Vinaphone và MobiFone đều công bố kế hoạch thử nghiệm thương mại 5G tại Việt Nam....