TPHCM quyết tâm không để học sinh nào bỏ học vì không có tiền đóng học phí
UBND TPHCM chấp thuận phương án không tăng học phí đối với giáo dục mầm non, phổ thông và các cơ sở giáo dục trên địa bàn TPHCM sau khi xét đề nghị của Sở GD-ĐT và ý kiến của Sở Tài chính.
UBND TPHCM đã có công văn khẩn gửi Sở GD-ĐT, Sở Tài chính, Sở LĐTB-XH và UBND 24 quận, huyện về thực hiện cơ chế thu, sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2019-2020 đến năm học 2020-2021 trên địa bàn TP.
Theo đó, UBND TPHCM chấp thuận đề nghị của Sở GD-ĐT về việc giữ nguyên mức thu học phí đã thực hiện trong năm học 2018-2019. Riêng học phí đối với học sinh bậc nhà trẻ và bậc THCS tại các trường công lập tiếp tục thực hiện điều chỉnh theo Nghị quyết số 25/2018/NQ-HĐND của HĐND TP.
TPHCM quyết tâm không để học sinh nào bỏ học vì tiền học phí (Ảnh minh họa)
Với nghị quyết này, điều chỉnh giảm mức thu học phí đối với cấp THCS bằng mức tối thiểu hiện nay ( 60.000 đồng/tháng cho học sinh THCS nội thành và 30.000 đồng/tháng cho học sinh ngoại thành). Nhà trẻ thuộc nhóm 1 ở nội thành học phí 200.000 đồng/tháng và ngoại thành mức học phí là 120.000 đồng/thán
UBND TP giao Sở GD-ĐT phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn quy định nội dung thu và sử dụng mức thu của các trường tiên tiến, tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, tổ chức các lớp học ngoại ngữ, tin học, năng khiếu, môn tự chọn, học nghề, tổ chức phục vụ bán trú, vệ sinh các lớp bán trú và các khoản thu hộ, chi hộ của ngành giáo dục và đào tạo trước khi vào năm học mới.
Tại Hội nghị trực tuyến Tổng kết năm học 2018-2019 của Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 6/8, ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM cho biết, với quyết tâm không để một học sinh nào bỏ học vì lý do không có tiền đóng học phí, TPHCM đã triển khai các quy định về chính sách miễn giảm và hỗ trợ chi phí học tập, tập trung hỗ trợ cho con em hộ nghèo đi học.
Chính sách miễn giảm của thành phố, ngoài học phí, còn được áp dụng cho cả chi phí tổ chức học buổi 2 và áp dụng chuẩn nghèo của thành phố. Thành phố cũng áp dụng chuẩn nghèo của thành phố giai đoạn 3 để chi hỗ trợ ăn trưa cho trẻ 3, 4 và 5 tuổi có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo.
Video đang HOT
Mức thu học phí các bậc học ở TPHCM năm học 2019-2020:
Đối với các quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Thủ Đức và Bình Tân, mức thu học phí đối với các lớp nhà trẻ là 200.000 đồng/học sinh/tháng, mẫu giáo là 160.000 đồng/học sinh/tháng, THCS và bổ túc THCS là 60.000 đồng/học sinh/tháng, THPT và bổ túc THPT là 120.000 đồng/học sinh/tháng.
Đối với học sinh tại 5 huyện ngoại thành gồm Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi, Cần Giờ và Nhà Bè, mức thu học phí của nhà trẻ là 120.000 đồng/học sinh/tháng, mẫu giáo là 100.000 đồng/học sinh/tháng, THCS và bổ túc THCS là 30.000 đồng/học sinh/tháng, THPT và bổ túc THPT là 100.000 đồng/học sinh/tháng.
Riêng bậc tiểu học, không thu học phí. Thời gian thực hiện mức thu học phí nói trên bắt đầu từ tháng 9-2019, áp dụng cho 9 tháng/năm học.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Tại sao Hưng Yên vẫn cho phép thu tiền trông xe, tiền vệ sinh trường học?
Đã có quy định cấm huy động phụ huynh tiền để chi trả tiền bảo vệ, tiền vệ sinh nhưng tỉnh Hưng Yên vẫn cho triển khai.
Văn bản Số: 38/2018/QĐ-UBND, ngày 16/10/2018, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành đã quy định mức thu học phí, các khoản thu khác và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập trong các cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân tỉnh Hưng yên từ năm học 2018 - 2019 đến năm học 2020 - 2021(xem văn bản tại đây).
Trong đó, Ủy ban nhân dân tỉnh này đã quy định cụ thế mức thu học phí đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập, quy định về miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập và các khoản thu dịch vụ không kinh doanh.
Lạm thu đang là vấn nạn khiến môi trường giáo dục đánh mất niềm tin từ phụ huynh (ảnh minh họa - nguồn giaoduc.net).
Nhìn vào các khoản thu dịch vụ không kinh doanh nhiều người băn khoăn vì có tiền trông xe, tiền thu dọn vệ sinh.
Cụ thể:
Sở dĩ nhiều ý kiến băn khoăn bởi theo Khoản 2, Điều 3, Thông tư 16 quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đã yêu cầu: "Không vận động tài trợ để chi trả: thù lao giảng dạy;
Các khoản chi liên quan trực tiếp cho cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên và nhân viên, các hoạt động an ninh, bảo vệ; thù lao trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh;
Thù lao duy trì vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; các chi phí hỗ trợ công tác quản lý của cơ sở giáo dục".
"Các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh: Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường;Thông tư Số: 55/2011/TT-BGDĐT, ban hành điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh cũng yêu cầu Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học:
Trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường;khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường;
mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường".
Khi hai thông tư này được ban hành thì đã có nhiều tỉnh thành không cho phép trường học thu tiền trông xe, tiền vệ sinh môi trường, đơn cử như Hà Nội đã cấm thu 7 khoản.
Cụ thể, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã yêu cầu Ban đại diện cha mẹ học sinh chỉ được thu các khoản phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban, không được thu 7 khoản, gồm: "Bảo vệ cơ sở vật chất, bảo đảm an ninh nhà trường; trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường;
Khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên;
Hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường".
Do đó, thiết nghĩ tỉnh Hưng Yên nên dừng lại việc cho phép thu tiền trông xe, tiền vệ sinh lớp học.
Trinh Phúc
Theo giaoduc.net
Không tăng học phí năm học mới cùng một thời điểm Bộ GD-ĐT vừa lưu ý các địa phương một số vấn đề về các khoản thu trong năm học 2019-2020. Căn cứ vào trần học phí năm học 2019-2020, Bộ GD-ĐT đề nghị các địa phương khi quyết định điều chỉnh học phí cần lưu ý tính toán và có phương án về thời điểm điều chỉnh thu học phí cho phù hợp...