TPHCM: Phụ huynh đề xuất nâng cấp cơ sở vật chất nhà trường trước thềm năm học mới

Theo dõi VGT trên

Sáng 19-8, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBMTTQVN) TPHCM tổ chức Hội nghị chuyên đề về công tác chuẩn bị năm học mới 2022-2023 trên địa bàn TPHCM.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn Thành Trung, Phó chủ tịch thường trực UBMTTQVN TPHCM cho biết, hiện nay trên địa bàn TPHCM vẫn còn tình trạng nơi thừa, nơi thiếu phòng học. Kết quả khảo sát ngẫu nhiên theo hình thức trực tuyến đối với 28.347 phụ huynh cho thấy, phần đông phụ huynh đánh giá tốt về mức đóng học phí, công tác triển khai thủ tục nhập học đầu năm, môi trường giáo dục, chương trình giảng dạy.

TPHCM: Phụ huynh đề xuất nâng cấp cơ sở vật chất nhà trường trước thềm năm học mới - Hình 1

Toàn cảnh hội nghị chuyên đề về công tác chuẩn bị năm học mới

Tuy nhiên, đánh giá về tình hình cơ sở vật chất và trang thiết bị, số đông phụ huynh cho rằng ở mức độ bình thường. Đặc biệt, có 14,4% ý kiến phụ huynh phản ảnh vẫn còn tình trạng nhà vệ sinh dơ bẩn, căn tin chưa đáp ứng nhu cầu của học sinh.

Ngoài ra, 6,6% ý kiến cho rằng các khoản đóng góp, mua sắm dụng cụ học tập đầu năm học ngoài học phí là quá lớn; 8,2% ý kiến cho rằng việc học vẫn còn áp lực trong thi cử, chương trình học còn nặng nề, chưa dành nhiều thời gian học ngoại khóa, kỹ năng sống, tình hình an ninh trật tự trước cổng trường còn nhiều bất cập; 14,4% phụ huynh đề nghị quan tâm nhiều hơn nữa đến việc nâng cấp cơ sở vật chất nhà trường nhất là nhà vệ sinh, căn tin, tăng cường thêm các phòng chức năng đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.

TPHCM: Phụ huynh đề xuất nâng cấp cơ sở vật chất nhà trường trước thềm năm học mới - Hình 2

Ông Nguyễn Thành Trung, Phó chủ tịch thường trực UBMTTQVN TPHCM thông tin về kết quả khảo sát ý kiến của phụ huynh

Ông Nguyễn Thành Trung cho biết, kết quả khảo sát ghi nhận nhiều địa phương do áp lực tăng dân số cơ học, học sinh tăng cao so với năm học 2021 – 2022 nên tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày chưa đảm bảo, việc xây dựng trường lớp chưa theo kịp số lượng học sinh; công tác tuyển dụng giáo viên chuyên ngành như tiếng Anh, Âm nhạc, Mỹ thuật khó khăn do không có người ứng tuyển…

Bên cạnh đó, các quận, huyện kiến nghị có phân cấp quản lý về cho quận, huyện trong việc triển khai thực hiện Nghị định 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Nguyên nhân là do hiện nay, việc sử dụng tài sản công như căn tin, bãi giữ xe, nhà trường phải xây dựng đề án, trình Thường trực HĐND TPHCM thông qua nên mất nhiều thời gian, gây quá tải cho thành phố.

Trước đó, Ban Thường trực UBMTTQVN TPHCM đã phối hợp với Sở GD-ĐT TPHCM tổ chức các đoàn khảo sát tại UBND các quận 11, 12, Bình Tân và huyện Nhà Bè về công tác chuẩn bị cho năm học mới.

Theo nhà giáo Trần Trung Mậu, Phó chủ tịch Hội Cựu giáo chức TPHCM, để chuẩn bị cho năm học mới, các địa phương đã triển khai nhiều dự án xây mới trường lớp. Các phòng GD-ĐT quận, huyện đã có nhiều chỉ đạo sát sao về hướng dẫn, tuyên truyền phụ huynh trong việc trang bị sách giáo khoa đầu năm học.

TPHCM: Phụ huynh đề xuất nâng cấp cơ sở vật chất nhà trường trước thềm năm học mới - Hình 3

Video đang HOT

Nhà giáo Trần Trung Mậu kiến nghị biện pháp quản lý đối với tình trạng lạm thu đầu năm học

Riêng vấn đề giải quyết chỗ học cho người dân, đặc biệt là tuyển sinh đầu cấp, để giảm áp lực cho hệ thống trường công lập, một số địa phương như quận Bình Tân đã đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện cho hệ thống ngoài công lập phát triển để chia sẻ nhu cầu giải quyết chỗ học cho người dân.

Đặc biệt, nhà giáo Trần Trung Mậu kiến nghị ngành giáo dục quan tâm nhiều hơn nữa đến việc quản lý tình trạng lạm thu dưới hình thức xã hội hóa đầu năm học. Theo đó, xã hội hóa là một trong những chủ trương tốt của ngành giáo dục nhưng thu thế nào, thu của ai, thu bao nhiêu là vấn đề cần kiểm soát.

Song song đó, chế độ chính sách cho giáo viên cần được tiếp tục quan tâm để đảm bảo đời sống cho đội ngũ, giúp các thầy, cô yên tâm công tác.

Giấc mơ... học 2 buổi/ngày

Áp lực trường lớp năm học 2022 - 2023 là bài toán lớn với TPHCM và các địa phương lân cận khi sĩ số học sinh ngày một tăng, cơ sở vật chất không theo kịp.

Từ thực tế đó, chính quyền địa phương cùng với ngành Giáo dục đang nỗ lực đưa ra giải pháp để tất cả học sinh có đủ chỗ học.

Giấc mơ... học 2 buổi/ngày - Hình 1

Số lượng học sinh tại Trường Tiểu học Tân Tạo tăng theo từng năm, nhà trường đang nỗ lực tìm các giải pháp bảo đảm đủ chỗ học trong năm học mới.

Thầy cô "toát mồ hôi"

"Không chỉ phụ huynh vất vả trong việc đưa đón và chăm sóc con cái khi học một buổi mà chính các giáo viên trong trường cũng khó khăn. Năm học 2021 - 2022 vừa qua, Trường Tiểu học Tân Tạo có 6 giáo viên trong trường có con học lớp 1. Khối 1 mỗi tuần chỉ có 2 ngày học bán trú. Vì vậy, những ngày lớp các con học 1 buổi, giáo viên buộc phải gửi con vào những lớp học bán trú khác", cô Phạm Thị Đoan Trang cho hay.

Năm học 2022 - 2023, Trường Tiểu học Tân Tạo (quận Bình Tân, TPHCM) dự kiến có 75 lớp. Vì thiếu chỗ học nên ban giám hiệu nhà trường đã tận dụng hết các phòng chức năng chuyển đổi thành lớp học. Tuy vậy, toàn trường cũng chỉ có 55 phòng học. Theo chia sẻ của cô Phạm Thị Đoan Trang, Hiệu trưởng nhà trường, với số lượng học sinh ngày một đông nên ban giám hiệu dự kiến phương án sẽ dồn các lớp khối lớn lại. Tuy nhiên, theo tính toán sĩ số học sinh các lớp đã rất cao, bình quân 46 - 47 em/lớp nên việc này cũng phải cân nhắc, nhằm bảo đảm sĩ số lớp không vượt quá 50 em.

"Các năm trước, nhà trường nhận học sinh vào lớp 1 bằng với số học sinh lớp 5 ra trường. Thế nhưng, kết thúc năm học 2021 - 2022 trường có 11 lớp 5 với 495 học sinh, nhưng số học sinh lớp 1 được phân tuyến về trường năm nay đã lên hơn 700 em. Khi sĩ số cao từ 48 - 50 học sinh/lớp, cô giáo giảng dạy vất vả vô cùng, đặc biệt là học sinh lớp 1. Bên cạnh đó, học sinh lên lớp 2 và 3 số tiết học cũng tăng hơn nên nhà trường đang tính toán các phương án cho phù hợp nhất để bảo đảm công tác giảng dạy theo Chương trình GDPT 2018", cô Trang nói thêm.

Tại Trường Tiểu học Bình Long (quận Bình Tân, TPHCM), năm học 2021 - 2022 có 36 lớp với 1.522 học sinh. Tuy nhiên, trường chỉ có 24 phòng học nên không bảo đảm học 2 buổi/ngày ở các khối. Giải pháp tình thế, nhà trường đã dùng phòng đọc sách và phòng giáo viên để làm 2 phòng học. Nhờ đó mà khối 1 và 2 có 16 lớp được học 2 buổi/ngày, còn 20 lớp khối 3, 4 và 5 chỉ học 6 đến 7 buổi/tuần.

Giấc mơ... học 2 buổi/ngày - Hình 2

Tiết hoạt động trải nghiệm ở lớp 2 của Trường Tiểu học Bình Long.

Cô Phan Thị Tiên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bình Long, cho biết: "Do khu vực phường Bình Hưng Hòa A (quận Bình Tân) dân nhập cư rất đông, phần lớn phụ huynh tạm trú, ở nhà trọ nên điều kiện chăm lo cho học sinh hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em. Năm học vừa qua, chỉ tiêu về việc học sinh tham gia bơi lội không thực hiện được vì nhiều phụ huynh không có điều kiện để đóng học phí. Nhà trường mong muốn chính quyền địa phương xây thêm trường để có phòng học tổ chức cho học sinh học 2 buổi/ngày".

Tại tỉnh Đồng Nai, từ năm học 2017 - 2018 đến nay, học sinh ở thành phố Biên Hòa không còn phải học lớp ca 3, tuy nhiên áp lực trường lớp vẫn rất lớn. Nguyên nhân chính là dân số cơ học tăng quá nhanh, còn cơ sở vật chất cho giáo dục lại vẫn chưa theo kịp.

"Vì phòng học không có, nhà trường không tổ chức học bán trú, mặc dù nhu cầu của phụ huynh rất lớn. Bởi khi con học 1 buổi cha mẹ phải gửi đến các trung tâm giữ hộ hay thuê người trông, rất tốn kém. Cũng do không đủ phòng học nên đối với các khối học theo Chương trình GDPT 2018, nhà trường tổ chức dạy từ thứ 2 đến thứ 7 để bảo đảm các em học 6 buổi/tuần. Nếu không dạy vào thứ 7 sẽ không đáp ứng yêu cầu chương trình", thầy Thuấn chia sẻ.

Thầy Nguyễn Văn Thuấn, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hà Huy Giáp (thành phố Biên Hòa), một trong những đơn vị có số học sinh tăng nhiều hàng năm, cho hay: Dự kiến năm học 2022 - 2023 tổng số học sinh của trường là hơn 4.100 em. Như vậy, bình quân mỗi lớp có sĩ số khoảng 50 học sinh. Mặc dù, bước vào năm học mới, nhà trường được đầu tư xây mới thêm 12 phòng học, nâng tổng số lên 50 phòng, thế nhưng vẫn chỉ đáp ứng đủ cho mỗi lớp học 1 buổi/ngày.

Loay hoay tìm chỗ gửi con

Năm học 2021 - 2022 con chị Trần Thị Mai Hoa (quận Bình Tân, TPHCM) vào lớp 1, Trường Tiểu học Tân Tạo. Tuy nhiên, mỗi tuần chỉ có 2 ngày học bán trú, vì vậy, gia đình gặp không ít khó khăn trong việc đưa đón, trông nom vào những ngày trẻ học 1 buổi.

Giấc mơ... học 2 buổi/ngày - Hình 3

Tại thành phố Biên Hòa, tỷ lệ học bán trú chỉ đạt 21%.

Chị Hoa cho biết: "Bản thân làm Nhà nước nếu từ chỗ làm đến đón được cũng phải 12 giờ hơn. Trong khi đó, chồng làm nghề điện lạnh nên rất bận rộn. Mỗi lần đến đón thấy con đứng ngoài cổng chờ, rất thương, nhưng không còn cách nào khác. Vả lại khi đón được con rồi lại phải vất vả đi nhờ người trông. Không ít lần tôi buộc phải đưa cháu đến chỗ làm vì không nhờ được ai. Bản thân mong muốn cháu sang lớp 2 sẽ được học bán trú và cháu út năm nay vào lớp 1 cũng được học 2 buổi/ngày".

Tương tự, chị Nguyễn Hoàng Thu Phương (quận Bình Tân, TPHCM), cũng có con năm nay lên lớp 2. Chị chia sẻ, năm học qua do một tuần chỉ được học 2 buổi bán trú, trong khi gia đình ít người, nên chị và chồng buộc phải đi tìm chỗ gửi con trong 3 ngày còn lại. Trước đây, chị Thu Phương cũng là giáo viên nhưng đã quyết định nghỉ để chuyển sang công việc kinh doanh, nhằm tiện đưa đón, trông nom khi con lớn vào tiểu học và chăm lo cho đứa con út. Nhưng cũng có những ngày chị phải đi nhận hàng hóa, trong khi người chồng công việc rất bận rộn, chị buộc phải thuê người trông và đưa đón.

"Tôi chỉ mong con lên lớp 2 được học bán trú. Không phải một mình tôi mà phụ huynh cả lớp đều ý kiến với cô chủ nhiệm về việc này. Tôi mong các cấp chính quyền, ngành Giáo dục đưa ra những giải pháp để tổ chức cho học sinh học 2 buổi/ngày. Trẻ học 1 buổi, phụ huynh chúng tôi rất cực", chị Thu Phương bộc bạch.

Chị Nguyễn Thị Thanh Phương (thành phố Biên Hòa, Đồng Nai), có con năm nay lên lớp 4 Trường Tiểu học Hà Huy Giáp cho biết, cả 2 vợ chồng đều làm công nhân nên không thể đưa đón con khi tan học. Thời gian qua, việc đưa đón trông nom con chị đều phải nhờ bố mẹ chồng.

"Con tôi học một buổi, nhưng may mắn còn có bố mẹ chồng hỗ trợ đưa đón, trông nom. Trong khi nhiều phụ huynh buổi còn lại phải gửi vào các trung tâm giữ trẻ gần trường nên rất vất vả và tốn kém. Tôi và rất nhiều ba mẹ vẫn mong muốn trường học có tổ chức bán trú. Tuy nhiên tìm hiểu thực tế tại Trường Tiểu học Hà Huy Giáp rất khó thực hiện, vì do số lượng học sinh ngày một tăng, cơ sở vật chất thiếu, nên phòng học chỉ đáp ứng đủ mỗi lớp học một ngày 1 buổi", chị Phương chia sẻ.

Giấc mơ... học 2 buổi/ngày - Hình 4

12 phòng học được xây thêm tại Trường Tiểu học Hà Huy Giáp góp phần giảm áp lực trước việc học sinh đầu cấp tăng hàng năm.

Linh hoạt các giải pháp

Giải bài toán quá tải về sĩ số học sinh đã và đang được các địa phương và ngành Giáo dục tích cực quan tâm triển khai. Cùng với việc xây dựng thêm trường, lớp hay tận dụng phòng chức năng làm phòng học, nhiều địa phương cũng linh hoạt giải pháp để đảm bảo chỗ học và nâng cao chất lượng dạy học.

Theo ông Ngô Văn Tuyên, Trưởng phòng GD&ĐT quận Bình Tân (TPHCM), năm học 2022 - 2023, địa phương dự kiến có khoảng 122 nghìn học sinh mầm non, tiểu học và THCS, tăng hơn 4.000 em so với năm trước. Trước áp lực học sinh tăng cao, phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các trường xây dựng thời khóa biểu giảng dạy phù hợp điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, sĩ số học sinh. Theo thống kê của phòng GD&ĐT quận, hiện có 48% trẻ khối 1, 2, 3 và 28% học sinh cấp THCS học 2 buổi/ngày, còn lại học 6, 7, 8 buổi/tuần.

"Đối với học sinh đủ tuổi vào lớp 1, quận luôn bảo đảm 100% vào học nếu có đăng ký tạm trú trước tháng 3/2022. Những em tạm trú sau thời điểm trên, tùy điều kiện từng phường có đủ chỗ sẽ tiếp nhận. Nếu học sinh phường này đông, không đủ chỗ học sẽ được phân qua phường khác, sao cho khoảng cách từ nhà đến trường gần nhất. Khó khăn hiện nay là sĩ số học sinh/lớp ở nhiều trường, khối lớp vượt chuẩn. Thực tế này đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của các trường trên địa bàn quận", ông Tuyên nhìn nhận.

Còn ông Võ Văn Minh, Trưởng phòng GD&ĐT thành phố Biên Hòa, cho biết, do đặc thù là thành phố trung tâm của tỉnh, có nhiều khu công nghiệp, dân cư tập trung đông, nhất là con em công nhân lao động số lượng lớn, việc giải quyết quá tải về trường lớp rất khó khăn. Tại thành phố Biên Hòa, trừ một số trường chuẩn quốc gia bảo đảm số lượng 35 học sinh/lớp, phần lớn các trường công lập bậc tiểu học trên địa bàn có sĩ số bình quân 42 học sinh/lớp, tập trung tại các phường: Trảng Dài, Tân Hiệp, Tam Phước, Long Bình.

"Năm học 2022 - 2023, tổng số học sinh trên địa bàn thành phố Biên Hòa là hơn 242.000 em, tăng khoảng 11.000 học sinh so với năm học trước. Số lượng học sinh tăng chủ yếu tập trung ở bậc tiểu học và THCS. Trong khi đó, học sinh học bán trú chỉ chiếm khoảng 21%, còn lại học theo chương trình 6 buổi/tuần. Các trường đảm bảo đủ chỗ học cho học sinh, không phải tổ chức học ca 3", ông Minh cho hay.

Cũng theo chia sẻ của ông Minh, năm 2022 thành phố Biên Hòa đang triển khai thực hiện 55 dự án trường học, trong đó 17 trường đã và đang thi công. Năm học mới này, có 8 công trình trường tiểu học hoàn thiện với 149 phòng học và 16 phòng bộ môn đưa vào sử dụng. Qua đó đã góp phần giảm thiểu được áp lực về số lượng học sinh tăng theo từng năm.

"Với số lượng học sinh tăng hàng năm như hiện nay, giải pháp trước mắt và lâu dài cho vấn đề quá tải trường lớp của thành phố là phải xây dựng thêm nhiều trường học mới. Trong đó những trường xây dựng mới phải linh hoạt trong thiết kế xây dựng, nâng số tầng. Những tầng cao hơn có thể phục vụ cho giáo viên và ban giám hiệu. Với những trường còn đất trống sẽ xây thêm phòng học. Cùng với đó là việc huy động nguồn lực xã hội để phát triển thêm mạng lưới các trường tư thục trên địa bàn, ưu tiên kêu gọi đầu tư ở những phường đông dân cư, công nhân lao động", ông Minh cho biết.

"Dạy học ở lớp có sĩ số quá đông rất vất vả, nhất là các em học sinh mới vào lớp 1. Vì đây là giai đoạn đầu các em đến trường, bắt đầu làm quen với con chữ, nét viết, phát âm, đánh vần... nên giáo viên phải sâu sát từng học sinh. Sau mỗi nội dung, giáo viên lại phải đến chỗ ngồi từng em để kịp thời uốn nắn từng nét chữ, luyện phát âm cho thật chuẩn. Nhiều buổi dạy vì phải nói quá nhiều nên giáo viên khàn cả tiếng...", cô Lê Thị Hoa, giáo viên Trường Tiểu học Bình Long, chia sẻ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Camera ghi cảnh đôi vợ chồng làm ngân hàng ngã ra sàn nhà sau khi nhận thưởng Tết, biết con số mà thèmCamera ghi cảnh đôi vợ chồng làm ngân hàng ngã ra sàn nhà sau khi nhận thưởng Tết, biết con số mà thèm
06:44:12 23/01/2025
Chuyến bay delay 3 tiếng khiến người phụ nữ tình cờ chứng kiến cảnh tượng kì lạ: Đây là ông bố bà mẹ hiếm có!Chuyến bay delay 3 tiếng khiến người phụ nữ tình cờ chứng kiến cảnh tượng kì lạ: Đây là ông bố bà mẹ hiếm có!
08:37:32 23/01/2025
Hà Nội: Đường dây mua bán bộ phận cơ thể người bị triệt phá như thế nào?Hà Nội: Đường dây mua bán bộ phận cơ thể người bị triệt phá như thế nào?
05:58:55 23/01/2025
Giáp Tết Lý Hùng vào thăm Trung tâm Dưỡng lão, lặng đi trước những mất mátGiáp Tết Lý Hùng vào thăm Trung tâm Dưỡng lão, lặng đi trước những mất mát
07:27:24 23/01/2025
Uyên Linh: Tôi và Quốc Thiên chưa một lần cãi vãUyên Linh: Tôi và Quốc Thiên chưa một lần cãi vã
05:59:52 23/01/2025
Vừa nhận lương Tết, bức ảnh màn hình của chàng trai đi làm 3 năm khiến nhiều người đau xótVừa nhận lương Tết, bức ảnh màn hình của chàng trai đi làm 3 năm khiến nhiều người đau xót
08:28:30 23/01/2025
Lý do hoa hậu Ngô Mỹ Uyên bất ngờ bán villa 1.000m2 trước TếtLý do hoa hậu Ngô Mỹ Uyên bất ngờ bán villa 1.000m2 trước Tết
07:32:26 23/01/2025
HIEUTHUHAI làm dậy sóng MXH nhờ món quà của Trường GiangHIEUTHUHAI làm dậy sóng MXH nhờ món quà của Trường Giang
07:02:20 23/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Joker 2, Madame Web nhận đề cử Phim tệ nhất tại Mâm xôi vàng 2025

Joker 2, Madame Web nhận đề cử Phim tệ nhất tại Mâm xôi vàng 2025

Hậu trường phim

10:13:13 23/01/2025
Từng được dự đoán là những bom tấn trong năm 2024 nhưng phần 2 của Joker và Madame Web lại khiến khán giả và giới phê bình thất vọng.
Đi ăn Tất niên nhà bạn gái, tôi không ngờ gặp lại người yêu cũ, càng rối bời với câu tuyên bố lạnh lùng của cô ấy

Đi ăn Tất niên nhà bạn gái, tôi không ngờ gặp lại người yêu cũ, càng rối bời với câu tuyên bố lạnh lùng của cô ấy

Góc tâm tình

10:12:06 23/01/2025
Trước đây, người yêu cũ thông báo với tôi chuyện bị chứng khó sinh con. Bây giờ cô ấy lại mang thai. Cách đây 4 năm, tôi và Quyên từng là người yêu của nhau.
Phản ứng của Hoa hậu Thanh Thủy trước câu hỏi về chuyện tình cảm

Phản ứng của Hoa hậu Thanh Thủy trước câu hỏi về chuyện tình cảm

Sao việt

09:12:51 23/01/2025
Tạm gác lại sự bận rộn của lịch trình những ngày cuối năm, Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy đầy thư thái khi trò chuyện về một năm 2024 đáng nhớ vừa qua.
6 món đồ nhà bếp tôi khuyên bạn nên mua trước Tết: 100% không hối hận, tiết kiệm cả sức lẫn tiền

6 món đồ nhà bếp tôi khuyên bạn nên mua trước Tết: 100% không hối hận, tiết kiệm cả sức lẫn tiền

Sáng tạo

09:09:01 23/01/2025
Tôi cảm thấy quá đúng đắn khi rước 6 thứ này về nhà. Thực sự, tôi thấy thiết kế này vô cùng tiện lợi, không chỉ vào dịp Tết mà còn có thể sử dụng hàng ngày.
Steam tung khuyến mại lớn đầu năm, game thủ chán nản, ít ai mua gì vì một lý do

Steam tung khuyến mại lớn đầu năm, game thủ chán nản, ít ai mua gì vì một lý do

Mọt game

09:06:24 23/01/2025
Chương trình khuyến mại này của Steam dường như không mang tới quá nhiều niềm vui cho các game thủ. Steam luôn được biết tới với những chương trình khuyến mại giảm giá đặc biệt dành cho các game thủ.
Huyền thoại Scholes khuyên MU 'tống cổ' 8 cầu thủ, giữ lại Onana

Huyền thoại Scholes khuyên MU 'tống cổ' 8 cầu thủ, giữ lại Onana

Sao thể thao

09:05:33 23/01/2025
Paul Scholes, huyền thoại của MU đã thẳng thắn yêu cầu đội bóng cũ phải bán 8 cầu thủ, bao gồm Marcus Rashford, Matthijs de Ligt và Lisandro Martinez.
Trung Quốc khẳng định bảo vệ lợi ích quốc gia trong vấn đề thuế quan với Mỹ

Trung Quốc khẳng định bảo vệ lợi ích quốc gia trong vấn đề thuế quan với Mỹ

Thế giới

09:04:53 23/01/2025
Cũng theo người phát ngôn này, Trung Quốc sẵn sàng duy trì liên lạc với Mỹ nhằm giải quyết các khác biệt, mở rộng hợp tác cùng có lợi, cũng như thúc đẩy sự phát triển ổn định và bền vững trong mối quan hệ giữa hai nước.
Bổ sung vitamin và khoáng chất giúp ngăn ngừa tóc bạc sớm

Bổ sung vitamin và khoáng chất giúp ngăn ngừa tóc bạc sớm

Sức khỏe

09:03:12 23/01/2025
Tuy nhiên, cần lưu ý tình trạng thiếu hoặc thừa vitamin D đều có thể gây rụng tóc, thậm chí ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó, cần bổ sung theo chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Có nên nhịn đói để giảm cân?

Có nên nhịn đói để giảm cân?

Làm đẹp

09:00:57 23/01/2025
Giảm lượng calo hấp thụ mỗi ngày có thể giúp giảm cân, tuy nhiên điều này không có nghĩa bạn nên ép cân thông qua các kỹ thuật nhịn đói. Việc giảm cân quá nhanh gây hại cho sức khỏe nhiều hơn là lợi.
Chiêm ngưỡng linh vật rắn ở Quảng Bình

Chiêm ngưỡng linh vật rắn ở Quảng Bình

Du lịch

08:54:15 23/01/2025
Linh vật rắn ở Phong Nha-Kẻ Bàng được thiết kế nhằm tạo điểm nhấn cho du khách đến tham quan, check-in đến hết năm 2025.
Cô gái suýt bị bạn thân "cạch mặt" vì không mời cưới

Cô gái suýt bị bạn thân "cạch mặt" vì không mời cưới

Lạ vui

08:42:21 23/01/2025
Trong lá thư ẩn danh có tiêu đề Đốt cháy tiệc độc thân , người bạn thể hiện sự thất vọng và buồn rầu khi không được bạn thân mời đám cưới.