TPHCM phát triển đội ngũ nhân lực quốc tế giai đoạn 2020-2030
Ngày 15/8, UBND TPHCM tổ chức hội thảo đào tạo nhân lực trình độ quốc tế ở TP.HCM giai đoạn 2020 – 2030 do UBND TP.HCM tổ chức ngày 15/8.
Các cơ sở giáo dục cần chú trọng công tác đổi mới đào tạo, hợp tác quốc tế phát triển nguồn lực.
Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh, trên địa bàn TPHCM có 54 trường ĐH, 52 trường Cao đẳng, 64 trường trung cấp, 82 trung tâm giáo dục nghề nghiệp và 346 cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Ngoài ra, hệ thống giáo dục của thành phố còn có tổng cộng 2.283 trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên với hơn 2 triệu học sinh, sinh viên, trên 100.000 giáo viên, giảng viên, chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. Đây là nguồn lực rất lớn mà lãnh đạo thành phố đặc biệt quan tâm.
Vì vậy, việc phát huy sức mạnh của ngành giáo dục đào tạo nói chung và của giáo dục ĐH nói riêng để đào tạo nhân lực chất lượng cao và nhân lực trình độ quốc tế là nhiệm vụ hết sức quan trọng của thành phố.
TPHCM cũng đang tập trung triển khai các bước đi để tiến tới xây dựng đô thị thông minh với nòng cốt là những con người thông minh, sử dụng các tiện ích, thành tựu khoa học và công nghệ. Chính vì vậy, định hướng giáo dục đào tạo nói chung và định hướng trong đào tạo nhân lực trình độ quốc tế nói riêng là nhiệm vụ trọng tâm của thành phố trong thời gian tới.
Đặc biệt, cuộc cách mạng 4.0 cũng đề ra yêu cầu cải thiện nguồn vốn con người để có thể đáp ứng sự liên tục thay đổi trong môi trường lao động mới. Do đó, vai trò của giáo dục trong đào tạo nhân lực là rất quan trọng.
Video đang HOT
Trước hết, hệ thống giáo dục phải tập trung phẩm chất và năng lực cho người học thông qua việc định hướng các con đường phù hợp nhất. Điều này cần được áp dụng ở tất cả cấp học, bậc học, trình độ đào tạo.
Đặc biệt, thành công các trường đại học không chỉ là tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp, khả năng kiếm việc làm của sinh viên hay vị trí trên bảng xếp hạng mà còn là sự phát triển lâu dài của sinh viên, khả năng chấp nhận rủi ro năng lực đổi mới sáng tạo của sinh viên trong môi trường hội nhập và quốc tế hoá.
Theo các chuyên gia, quốc tế hóa đào tạo là phương pháp hữu hiệu nhất để nâng cao chất lượng đào tạo. TS Hà Thúc Viên, Phó hiệu trưởng ĐH Việt Đức cho rằng muốn hợp tác quốc tế và tạo ra nguồn lao động toàn cầu thì cần một chương trình đào tạo theo mô hình quốc tế, trong đó chất lượng đào tạo được đặt lên hàng đầu. Đồng thời để đảm bảo chất lượng đào tạo, đội ngũ giảng dạy cũng là yếu tố quan trọng, trước hết cần đào tạo những giảng viên đáp ứng chuẩn quốc tế, trong đó chú trọng kỹ năng tiếng Anh. Ngoài ra, cũng cần có chính sách thu hút đội ngũ giáo sư và sinh viên nước ngoài, nhất là những cá nhân có chất lượng, đến Việt Nam, giúp mở rộng không gian vật lý và không gian học thuật trong môi trường ĐH, từ đó tạo cho người học có cơ hội rèn luyện chuyên môn và kỹ năng.
Đồng quan điểm, PGS-TS Vũ Hải quân, Phó Giám đốc thường trực ĐH Quốc gia TPHCM cho rằng, hợp tác quốc tế trong giáo dục ĐH được xem là phương án tối ưu giúp giải quyết các khó khăn, thách thức đối với chất lượng nguồn nhân lực hiện nay. Hợp tác quốc tế tạo ra động lực nhưng cũng tạo ra sức ép đổi mới hệ thống giáo dục.
Theo đó, các cơ sở giáo dục cần xây dựng chính sách bồi dưỡng và thu hút nhân tài, có kế hoạch, chiến lược bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện và chú trọng trong việc phát triển chuyên môn, khuyến khích sáng kiến theo hướng quốc tế hóa cho đội ngũ cán bộ và giảng viên.
Ngoài ra, thay đổi phương thức giảng dạy, đẩy mạnh giáo dục STEAM với trọng tâm là các ngành học và cung cấp kỹ năng quan trọng trên nền tảng công nghệ thông tin và mối quan hệ kết nối chặt chẽ với doanh nghiệp…
Thu Dịu
Theo baohaiquan
Đức Thọ khai giảng hệ trung cấp vừa học vừa làm khóa 2019 2021
Sáng 11/8, Trường trung cấp nghề Hà Tĩnh phối hợp với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Đức Thọ tổ chức khai giảng lớp trung cấp vừa học vừa làm khóa học 2019 - 2021 cho 120 học sinh.
Các đại biểu và phụ huynh, học sinh dự lễ khai giảng khóa học 2019 - 2021
Những năm gần đây, nắm bắt xu thế phát triển của xã hội là rất cần lao động có tay nghề và đặc biệt là tay nghề cao, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Đức Thọ đã chuyển hướng tập trung sang đào tạo hệ vừa học THPT vừa học nghề gắn với giới thiệu việc làm, giúp cân bằng nhu cầu của xã hội, tránh tình trạng thừa thầy thiếu thợ.
Văn nghệ chào mừng Lễ khai giảng
Để giúp các em hiểu rõ hơn về chương trình học tập, cán bộ tuyển sinh của nhà trường đã có những buổi gặp mặt trao đổi riêng với học sinh của các trường THCS, đồng thời làm việc cụ thể để phụ huynh, học sinh hiểu rõ hơn về chương trình học văn hóa THPT kết hợp với học nghề, các chương trình ưu đãi sau khi tốt nghiệp...
Ông Nguyễn Trí Lạc - Giám đốc Sở LĐTB & XH phát biểu tại Lễ khai giảng
Để chuẩn bị tốt cho năm học mới, nhà trường đã đầu tư mua sắm nhiều thiết bị máy móc hiện đại, gia tăng mô hình học cụ, làm mới giáo trình, tài liệu học tập, thay đổi nội dung giảng dạy để phù hợp với các em học sinh vừa học văn hóa vừa học nghề.
Chương trình của khóa học mới nhằm giúp các em rút ngắn thời gian học tập một cách hợp lý nhất.
Kết thúc khóa học, ra trường các em sẽ có được tấm bằng THPT và bằng trung cấp nghề, có thể đi làm ngay hoặc nếu có nhu cầu thì tiếp tục học liên thông lên cao đẳng, đại học theo đúng chuyên ngành mà mình lựa chọn.
Theo baohatinh
Xây dựng cả nước thành một xã hội học tập: Bước đột phá Những nội dung về giáo dục thường xuyên (GDTX) được bổ sung trong Luật Giáo dục 2019 đã bám sát yêu cầu thực tiễn và sẽ tạo ra những đột phá cho GDTX phát triển. Đây là khẳng định của bà Vũ Thị Tú Anh - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ GDTX. Luật mới thúc đẩy xây dựng cả nước thành một...