TP.HCM: Phát hiện 5 kho chứa và xưởng ‘xô chậu’ pha chế hàng chục nhãn hiệu dầu gội, sữa tắm giả
Cơ quan chức năng TP.HCM vừa bắt quả tang 5 kho chứa và xưởng sản xuất pha chế hàng chục nhãn hiệu dầu gội, sữa tắm giả các thương hiệu như X-men, Romano, Clear… Theo ước tính, số lượng hàng hóa có dấu hiệu vi phạm lên tới vài chục tấn.
Không gian nhếch nhác, “công nghệ xô chậu”… tại các điểm sản xuất, pha chế hàng chục nhãn hiệu dầu gội, sữa tắm giả các thương hiệu – Ảnh: QLTT
Thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường chiều 30-11, Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường phối hợp với Đội quản lý thị trường số 2, Cục Quản lý thị trường TP.HCM đột xuất kiểm tra và bắt quả tang 5 kho chứa và xưởng sản xuất pha chế hàng chục nhãn hiệu dầu gội, sữa tắm giả các thương hiệu tại TP.HCM.
Các xưởng và kho chứa này đều nằm trên địa bàn xã Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh, TP.HCM.Cụ thể, tại 4 kho chứa hàng hóa nằm rải rác quanh khu vực xã Vĩnh Lộc, lực lượng quản lý thị trường phát hiện hàng hóa trong kho phần lớn đã được đóng gói bao bì, đựng trong các thùng các tông đã đóng kín.
Bao bì, vỏ hộp, tem nhãn được dùng để phục vụ cho việc làm giả các nhãn hiệu – Ảnh: QLTT
Video đang HOT
Kiểm tra thực tế, lực lượng chức năng phát hiện phần lớn hàng hóa đều là các loại dầu gội mang các nhãn hiệu như X-men, Romano, Enchanteur, Clear, Pantene, Head & Shoulder… Đây đều là những nhãn hiệu quen thuộc trên thị trường. Tất cả mang bao bì nhãn mác do Thái Lan và một số nước khác sản xuất.
Ngoài hàng thành phẩm, còn có hàng tấn nguyên phụ liệu dùng để pha chế dầu gội mỹ phẩm… bị cơ quan chức năng bắt quả tang – Ảnh: QLTT
Cùng với dầu gội đầu và sữa tắm, tại các kho chứa, lực lượng chức năng còn phát hiện một lượng lớn các loại thuốc làm đẹp, giảm cân, kem dưỡng da các nhãn hiệu khác nhau.
Tại xưởng sản xuất nằm kế bên, lực lượng quản lý thị trường cũng ghi nhận hàng chục tấn các loại hóa chất đựng trong các thùng phuy màu xanh, có chất lỏng màu trắng dạng sệt cùng một lượng lớn tem, nhãn mác, vỏ chai nhựa các loại và các chồng thùng các tông vẫn nguyên đai, nguyên kiện.
Bước đầu, lực lượng chức năng xác định chủ sở hữu của các kho hàng và xưởng sản xuất trên là bà H.N.H., sinh năm 1982, tại Trà Vinh.
Tại thời điểm kiểm tra, bà H. cho biết cơ sở của bà chủ yếu làm theo đơn đặt hàng tại TP.HCM và các tỉnh, bỏ mối tại các chợ, và bán trên nền tảng thương mại điện tử Facebook, Zalo có tên “Phạm Huỳnh”. Bà H. chưa cung cấp thêm các thông tin về hàng hóa cũng như các giấy tờ hợp pháp khác.
Theo ước tính, số lượng hàng hóa có dấu hiệu vi phạm lên tới vài chục tấn. Đây là kho chứa và xưởng sản xuất mỹ phẩm vi phạm lớn nhất từ trước đến nay tại TP.HCM mà lực lượng quản lý thị trường phát hiện, xử lý.
Hiện Tổng cục Quản lý thị trường đã huy động phần lớn lực lượng quản lý thị trường TP.HCM để phục vụ quá trình kiểm đếm, xác minh, phân loại hàng hóa vi phạm. Dự kiến quá trình kiểm đếm sẽ mất từ 3 – 5 ngày.
Đại diện Công ty Đông A: Có thể quá trình xuất kho có nhầm lẫn về nguồn gốc
Đại diện Công ty Đông A cho biết chủ trương của đơn vị là không tráo đổi bao bì. Tuy nhiên, có thể trong quá trình xuất hàng, đóng gói có sự nhầm lẫn.
Đây là đơn vị được Tuổi Trẻ nêu ra trong bài "Hàng Trung Quốc 'VietGAP' vào Bách Hóa Xanh".
Cơ quan chức năng làm việc với đại diện của Công ty Đông A chiều tối 21-9 - Ảnh: NGUYỄN TRÍ
Chiều tối 21-9, đoàn kiểm tra liên ngành của TP.HCM gồm Cục Quản lý thị trường, Ban Quản lý an toàn thực phẩm, công an... đã tiến hành thanh kiểm tra tại cơ sở sơ chế, đóng gói của Công ty Đông A (số 44, đường số 37, phường Linh Đông, TP Thủ Đức).
Tại đây, cơ quan chức năng đã đọc quyết định "Kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ" trước sự chứng kiến của đại diện doanh nghiệp và sở ngành.
Theo đó, nội dung kiểm tra tập trung vào việc chấp hành pháp luật về đăng ký kinh doanh, nguồn gốc sản phẩm, an toàn thực phẩm, giá niêm yết... Thời gian kiểm tra là 3 ngày làm việc, kể từ ngày 21-9.
Trao đổi tại buổi làm việc, ông Trần Thanh Long - giám đốc Công ty Đông A - cho biết đơn vị chỉ bán vào siêu thị Bách Hóa Xanh khoảng hai tháng nay, và chủ trương của công ty là tuân thủ đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, có thể trong quá trình sơ chế, đóng gói hai nhóm hàng nấm Việt Nam và nhập khẩu (cho kênh nhà hàng và siêu thị) cùng lúc, công nhân có sơ suất, nhầm lẫn nguồn gốc.
"Đơn vị có bán nấm Trung Quốc nhưng chỉ bán vào nhà hàng và tuân thủ theo đúng quy định pháp luật. Đến cuối tháng 8-2022 đơn vị đã ngưng nhập nấm Trung Quốc. Đây là bài học để đơn vị rút kinh nghiệm trong việc rà soát quy trình, kiểm soát chặt hơn", ông Long nói.
Đến tối 21-9, cơ quan chức năng vẫn đang kiểm tra các thông tin, đặc biệt về tem nhãn đối với sản phẩm nấm của Công ty Đông A - Ảnh: NGUYỄN TRÍ
Theo ghi nhận, đến tối muộn ngày 21-9, cơ quan chức năng vẫn đang xem xét, kiểm tra nhiều hóa đơn, chứng từ xuất nhập hàng hóa, tem nhãn hàng hóa của Công ty Đông A. Tuy nhiên, theo đại diện đoàn kiểm tra, hiện bước đầu chỉ xem xét, xác minh các tài liệu liên quan nên chưa đưa ra được kết luận cụ thể.
Ngày 21-9, báo Tuổi Trẻ đã đăng tải bài viết "Hàng Trung Quốc 'VietGAP' vào Bách Hóa Xanh", nêu việc công nhân tại xưởng của Công ty Đông A có hành vi xé bao bì nấm Trung Quốc để "hô biến" thành hàng Việt Nam trước khi đưa vào Bách Hóa Xanh.
Sau khi đăng tải, trong văn bản gửi đến báo Tuổi Trẻ trưa 21-9, Bách Hóa Xanh cho biết đã thu hồi và ngưng bán các mặt hàng của Đông A và yêu cầu đơn vị này giải trình.
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp là điều kiện cho hàng lậu, hàng giả gia tăng Dự báo hoạt động gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, hàng nhái diễn biến phức tạp trở lại trong năm 2022. Sáng 31.12, báo cáo tổng kết năm 2021 từ Cục Quản lý thị trường TP.HCM cho thấy trong cả năm đã xử lý 1.325 vụ trong tổng số 1.977 vụ kiểm tra hàng hóa. Tổng số tiền xử phạt vi...